Bài viết này từ kinh nghiệm người đi tuyển dụng và vị trí senior, chứ không phải người thường xuyên nhảy việc. Bài viết mang tính chủ quan, hãy đọc, cân nhắc và tiếp thu có chọn lọc. Người viết không nhận trách nhiệm nếu bạn đi phỏng vấn thất bại.Đi làm việc là bán sức lao động. Thuận mua vừa bán. Nên hãy nhớ đừng bán lỗ, hoặc bán giá cao quá không ai mua.
Mẹo 1: Rất nhiều người lao động chưa hiểu rõ về quyền lợi của bảo hiểm xã hội. Và ở VN, cũng rất nhiều công ty có các hành vi lách luật để không đóng, hoặc đóng ít hơn bằng cách chỉ đóng trên mức lương cơ bản, không đóng cho các phần "hỗ trợ" hoặc các bonus quý, năm. **Công ty tốt sẽ cho bạn mức lương cơ bản = tổng số lương của bạn. Công ty xấu sẽ cơ cấu lương bạn thành: lương cơ bản vùng + hỗ trợ (ăn uống, đi lại,...).
** Nếu gặp trúng công ty tốt, bạn sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội trên toàn bộ số lương của bạn. Tuy trước mắt bạn sẽ mất tiền vào túi, nhưng về đường dài, bạn sẽ tích lũy nhiều tiền hơn trong mã số bảo hiểm xã hội của bạn. Vì thực tế quỹ bảo hiểm người lao động đóng 10,5% trên mức lương, nhưng doanh nghiệp lên tới 21.5%. Tổng số tiền bạn có thể nhận được sau này sẽ lớn hơn phần của bạn đóng.
Mẹo 2: Lương bổng thương lượng sau, có gì từ từ chia sẻ về năng lực, kinh nghiệm xong thì hãy đề cập vào vấn đề lương bổng. Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ đưa phần đó vào sau cùng. Nhưng cũng không loại trừ một vài người quá nôn nóng.
Mẹo 3: Hãy suy nghĩ và tính toán về mức lương theo Gross, thay vì NET. Khi bạn đề xuất mức lương Gross thì sẽ đỡ cực hơn cho nhà tuyển dụng. Hãy làm họ đỡ tốn sức nhất có thể. Ngoài ra, khi suy nghĩ về mức lương gross thì tức là bạn đã cũng tính toán về các vấn đề thu nhập của bản thân như thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhớ xem kĩ các benefits của cty. Đó cũng chính là một phần của lương.
Mẹo 4: Nếu bạn đã lên những vị trí senior và apply vào những cty lớn thì hãy bắt đầu quan tâm và tính toán ra mức lương theo năm mà bạn mong muốn (lương tháng + các khoản thưởng). Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp lớn thường sẽ quan tâm theo mức lương theo năm của bạn. Nghĩ lương tháng = cơm áo gạo tiền. Nghĩ lương năm = chuẩn bị cho tương lai xa hơn.
Mẹo 5: Tìm hiểu kĩ mức lương trung bình của vị trí này và so sánh JD so với mặt bằng chung trên thị trường để đưa ra mức lương phù hợp với năng lực của bản thân. Chọn lọc nội dung cẩn thận, kẻo trúng mấy nguồn tào lao hét giá, tiêm nhiễm mơ tưởng viển vông ?
Mẹo 6: Không nên mức lương quá thấp để dễ đậu phỏng vấn hoặc vì muốn vào làm việc tại cty yêu thích và suy nghĩ rằng sau này cố gắng thì sẽ được tăng lương -> Việc này sẽ làm khó nhà tuyển dụng sau này khi bạn có yêu cầu tăng lương 1 khoản lớn (>14%). Tăng lương thường đồng nghĩa tăng thêm việc. Hằng năm, các công ty thường chỉ "điều chỉnh lương" để phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, GDP chung của đất nước. Đây là một thực tế khá phổ biến thường xảy ra với nhiều bạn trẻ khi có cơ hội vào một cty lớn.
Mẹo 7: **Chốt một mức lương cụ thể, đừng có khoảng này đến khoảng nọ. Đừng hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trả được bao nhiêu. Nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng một người lao động có khả năng đánh giá được năng lực bản thân và công việc tương ứng.
Mẹo 8: **Khi bạn nhảy việc vì năng lực của bạn đã vượt qua và không có khả năng phát triển tại vị trí cũ, thì hãy nhớ phải tăng mức lương bạn mong muốn. Trung bình 15-25% khi nhảy việc, hoặc có thể cao hoặc thấp hơn tùy năng lực mỗi người, độ cần người của nhà tuyển dụng, vị trí và công việc mang tính chất đặc thù khó kiếm người.
Mẹo 9: Không nên tiết lộ lương cũ hoặc lương của cty hiện tại. Bạn có thể vin vào lý do là điều khoản hợp đồng lao động để bảo vệ việc bạn không được phép tiết lộ thông tin. Việc nói lương cũ của bạn có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn vì thường các cty sẽ có điều khoản bảo mật về lương thưởng. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng nếu bạn tiết lộ cty cũ, thì một ngày nào đó cty của họ cũng sẽ bị bạn tiết lộ.
Mẹo 10: Không liên quan chuyện lương lắm. Nhưng hãy nhớ in 3 bản CV ra đem theo khi phỏng vấn và gửi cho người phỏng vấn (đừng thắc mắc là đã gửi CV qua mail mà tại sao vẫn cần in ra). Nhớ không bullshit về achievement, weakness. Toy ghét nhất là mấy bạn nói điểm yếu của bạn là "quá cẩn thận, cầu toàn". Đó là điểm mạnh chứ điểm yếu cm gì =))
Tổng kết lại: Làm việc có trách nhiệm để xứng đáng với số tiền cty trả cho mình. Đã đi làm thì trước phải cống hiến cho công ty, sau đó thì nâng cấp bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi vẫn còn yêu quý cty và muốn gắn bó thì sau một thời gian làm việc 1-1.5 năm có thể đề xuất tăng lương. Nhưng tăng lương đồng nghĩa nhiều việc hơn. Hãy thẳng thắn chia sẻ với sếp của bạn về: định hướng tương lai, lương bổng cần thiết cho cuộc sống cũng như những đóng góp ý kiến cho sự phát triển của cty. Good luck, have fun!
Nguồn: Phạm Văn Luận
Mẹo 1: Rất nhiều người lao động chưa hiểu rõ về quyền lợi của bảo hiểm xã hội. Và ở VN, cũng rất nhiều công ty có các hành vi lách luật để không đóng, hoặc đóng ít hơn bằng cách chỉ đóng trên mức lương cơ bản, không đóng cho các phần "hỗ trợ" hoặc các bonus quý, năm. **Công ty tốt sẽ cho bạn mức lương cơ bản = tổng số lương của bạn. Công ty xấu sẽ cơ cấu lương bạn thành: lương cơ bản vùng + hỗ trợ (ăn uống, đi lại,...).
** Nếu gặp trúng công ty tốt, bạn sẽ đóng thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội trên toàn bộ số lương của bạn. Tuy trước mắt bạn sẽ mất tiền vào túi, nhưng về đường dài, bạn sẽ tích lũy nhiều tiền hơn trong mã số bảo hiểm xã hội của bạn. Vì thực tế quỹ bảo hiểm người lao động đóng 10,5% trên mức lương, nhưng doanh nghiệp lên tới 21.5%. Tổng số tiền bạn có thể nhận được sau này sẽ lớn hơn phần của bạn đóng.
Mẹo 2: Lương bổng thương lượng sau, có gì từ từ chia sẻ về năng lực, kinh nghiệm xong thì hãy đề cập vào vấn đề lương bổng. Thường thì các nhà tuyển dụng sẽ đưa phần đó vào sau cùng. Nhưng cũng không loại trừ một vài người quá nôn nóng.
Mẹo 3: Hãy suy nghĩ và tính toán về mức lương theo Gross, thay vì NET. Khi bạn đề xuất mức lương Gross thì sẽ đỡ cực hơn cho nhà tuyển dụng. Hãy làm họ đỡ tốn sức nhất có thể. Ngoài ra, khi suy nghĩ về mức lương gross thì tức là bạn đã cũng tính toán về các vấn đề thu nhập của bản thân như thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, nhớ xem kĩ các benefits của cty. Đó cũng chính là một phần của lương.
Mẹo 4: Nếu bạn đã lên những vị trí senior và apply vào những cty lớn thì hãy bắt đầu quan tâm và tính toán ra mức lương theo năm mà bạn mong muốn (lương tháng + các khoản thưởng). Các doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp lớn thường sẽ quan tâm theo mức lương theo năm của bạn. Nghĩ lương tháng = cơm áo gạo tiền. Nghĩ lương năm = chuẩn bị cho tương lai xa hơn.
Mẹo 5: Tìm hiểu kĩ mức lương trung bình của vị trí này và so sánh JD so với mặt bằng chung trên thị trường để đưa ra mức lương phù hợp với năng lực của bản thân. Chọn lọc nội dung cẩn thận, kẻo trúng mấy nguồn tào lao hét giá, tiêm nhiễm mơ tưởng viển vông ?
Mẹo 6: Không nên mức lương quá thấp để dễ đậu phỏng vấn hoặc vì muốn vào làm việc tại cty yêu thích và suy nghĩ rằng sau này cố gắng thì sẽ được tăng lương -> Việc này sẽ làm khó nhà tuyển dụng sau này khi bạn có yêu cầu tăng lương 1 khoản lớn (>14%). Tăng lương thường đồng nghĩa tăng thêm việc. Hằng năm, các công ty thường chỉ "điều chỉnh lương" để phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế, GDP chung của đất nước. Đây là một thực tế khá phổ biến thường xảy ra với nhiều bạn trẻ khi có cơ hội vào một cty lớn.
Mẹo 7: **Chốt một mức lương cụ thể, đừng có khoảng này đến khoảng nọ. Đừng hỏi ngược lại nhà tuyển dụng trả được bao nhiêu. Nhà tuyển dụng sẽ tin tưởng một người lao động có khả năng đánh giá được năng lực bản thân và công việc tương ứng.
Mẹo 8: **Khi bạn nhảy việc vì năng lực của bạn đã vượt qua và không có khả năng phát triển tại vị trí cũ, thì hãy nhớ phải tăng mức lương bạn mong muốn. Trung bình 15-25% khi nhảy việc, hoặc có thể cao hoặc thấp hơn tùy năng lực mỗi người, độ cần người của nhà tuyển dụng, vị trí và công việc mang tính chất đặc thù khó kiếm người.
Mẹo 9: Không nên tiết lộ lương cũ hoặc lương của cty hiện tại. Bạn có thể vin vào lý do là điều khoản hợp đồng lao động để bảo vệ việc bạn không được phép tiết lộ thông tin. Việc nói lương cũ của bạn có thể ảnh hưởng đến uy tín của bạn vì thường các cty sẽ có điều khoản bảo mật về lương thưởng. Nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng nếu bạn tiết lộ cty cũ, thì một ngày nào đó cty của họ cũng sẽ bị bạn tiết lộ.
Mẹo 10: Không liên quan chuyện lương lắm. Nhưng hãy nhớ in 3 bản CV ra đem theo khi phỏng vấn và gửi cho người phỏng vấn (đừng thắc mắc là đã gửi CV qua mail mà tại sao vẫn cần in ra). Nhớ không bullshit về achievement, weakness. Toy ghét nhất là mấy bạn nói điểm yếu của bạn là "quá cẩn thận, cầu toàn". Đó là điểm mạnh chứ điểm yếu cm gì =))
Tổng kết lại: Làm việc có trách nhiệm để xứng đáng với số tiền cty trả cho mình. Đã đi làm thì trước phải cống hiến cho công ty, sau đó thì nâng cấp bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân. Khi vẫn còn yêu quý cty và muốn gắn bó thì sau một thời gian làm việc 1-1.5 năm có thể đề xuất tăng lương. Nhưng tăng lương đồng nghĩa nhiều việc hơn. Hãy thẳng thắn chia sẻ với sếp của bạn về: định hướng tương lai, lương bổng cần thiết cho cuộc sống cũng như những đóng góp ý kiến cho sự phát triển của cty. Good luck, have fun!
Nguồn: Phạm Văn Luận