5 cách tạo Content Marketing hiệu quả khi đã hết ý tưởng

ThanhReview

Tài xế Đồng
Một ngày đẹp trời, chủ shop chuẩn bị lên nội dung cho fanpage mới sực nhận ra ôi thôi, ý tưởng đã đi đâu hết cả, chỉ còn 1 trời câu hỏi: Viết cái gì, viết thế nào để hút khách mà không bội thực vì quảng cáo, bắt đầu từ đâu… Bắt đầu từ 5 gợi ý dưới đây, cộng thêm chút đầu tư ý tứ của các chủ shop, fanpage và website của shop sẽ có những nội dung vừa thu hút vừa truyền tải được dụng ý của chính mình.

#1. Câu chuyện truyền cảm hứng từ người sáng lập

Nuôi dưỡng cảm xúc cho thương hiệu không phải chỉ dành cho các thương hiệu lớn mà nên bắt đầu ngay khi sản phẩm của shop đã có một lượng khách ủng hộ nhất định. Theo 1 nghiên cứu 61% khách hàng cảm thấy có cảm tình và có xu hướng mua các sản phẩm ẩn chứa những nội dung hấp dẫn (*). Vì thế, những câu chuyện thực tế về người sáng lập sẽ giúp tạo độ tin cậy và thiện cảm nhất định với thương hiệu.
Nh%E1%BB%AFng%20c%C3%A2u%20chuy%E1%BB%87n%20th%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%BF%20v%E1%BB%81%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20s%C3%A1ng%20l%E1%BA%ADp%20%C4%91%C3%B3ng%20m%E1%BB%99t%20ph%E1%BA%A7n%20quan%20tr%E1%BB%8Dng%20trong%20vi%E1%BB%87c%20t%E1%BA%A1o%20%C4%91%E1%BB%99%20tin%20c%E1%BA%ADy%20v%C3%A0%20thi%E1%BB%87n%20c%E1%BA%A3m%20v%E1%BB%9Bi%20th%C6%B0%C6%A1ng%20hi%E1%BB%87u.jpg

Hình: Những câu chuyện thực tế về người sáng lập đóng một phần quan trọng trong việc tạo độ tin cậy và thiện cảm với thương hiệu.
Khi cảm xúc của khách đã được chinh phục, họ sẽ thêm lý do để mua sản phẩm. Một khi chiếm được cả lý tính và cảm tính của khách hàng thì việc tăng tương tác, doanh số sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ người mua sản phẩm của Shimmer Silver vì yêu thích câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của cô chủ ngoài những lý do lý tính như chất lượng, dịch vụ tốt, mẫu mã thời trang.

Tuy nhiên, nói về chính mình không phải là điều dễ dàng. Biết được điều đó nên GrabExpress đã soạn sẵn 5 câu hỏi sau để “gỡ rối" cho chủ shop:
  1. Khoảnh khắc đầu tiên chủ shop bén duyên với ngành này như thế nào?
  2. Điều gì khiến chủ shop đam mê ý tưởng này?
  3. Tại sao chủ shop quyết định khởi nghiệp?
  4. Khó khăn đầu tiên, khó khăn lớn nhất, khó khăn gần đây của chủ shop?
  5. Chủ shop đã chuẩn bị những vì và nó khác với thực tế ra sao?
1. Độ dài phù hợp vào khoảng 300-500 chữ.
2. Đừng quên kết hợp với 19 bí quyết tăng like trong bài 1 để tối đa hiệu quả.
3. Điều quan trọng nhất là phải truyền được cảm hứng cho người đọc, câu chuyện về đam mê của chủ shop đầy sức thuyết phục nghĩa là sản phẩm sẽ luôn được chăm chút, vì chủ shop đam mê mà.

#2. Tên thương hiệu là một ẩn số

Hầu hết các thương hiệu đều nhận được câu hỏi: “Tại sao shop có tên như vậy?". Cái tên là mật mã chất chứa toàn bộ mong mỏi, ước mơ, đam mê thầm kín nhất của chủ shop, nên thường sẽ gây tò mò cho người đọc và khách hàng.
Trợ lý ảo của Apple tên Siri có nghĩa là “một người phụ nữ sinh đẹp có thể đưa bạn đến chiến thắng” trong tiếng Nauy. Trong khi Starbucks lấy cảm hứng từ người thuyền phó trong tiểu thuyết Moby Dick của Herman Melville.
Nhiều cái tên còn ra đời từ một câu chuyện, kỷ niệm thú vị nào đó của chủ shop. Và câu chuyện thường được ghi nhớ gấp 22 lần so với những dòng tin tức hay những bài phân tích bình thường, nên câu chuyện về xuất xứ của cái tên là một nội dung đắt giá shop nên khai thác.

  • 1. Một số câu hỏi để bắt đầu: (1) Tên thương hiệu có những ý nghĩa gì? (2) Tên thương hiệu ra đời trong tình huống như thế nào? (3) Đó là lựa chọn duy nhất hay có nhiều lựa chọn khác? Và lý do shop quyết định chọn tên này?
  • 2. Dùng ngôn ngữ đơn giản để tạo sự gần gũi. Tham khảo cách thương hiệu ĐẬM giới thiệu về mình tại ĐÂY.

#3. Điều đáng nghe về sản phẩm và về shop

Hầu hết các shop đều quen thuộc với dạng bài giới thiệu về sản phẩm. Nhưng liệu điều chúng ta viết đó phải là điều khán giả muốn nghe? “Viết những gì khiến khán giả thích thú chứ không phải những gì khiến bạn yêu thích” là một trong 22 nguyên tắc kể chuyện của Pixar sẽ giúp giữ chân khách hàng, khiến họ yêu quý và chọn mua sản phẩm.
Người đọc ngày nay dễ nhận diện và tránh né các các nội dung quảng cáo, nên các post về sản phẩm nên thỏa mãn cả 2 yếu tố: thông tin về sản phẩm và yếu tố giải trí, để lọt vào mắt xanh của người đọc.

H%C3%A0nh%20tr%C3%ACnh%202%20n%C4%83m%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20c%E1%BB%A7a%20shop%20C%C3%BA%20H%E1%BB%93ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20ph%E1%BA%A3n%20h%E1%BB%93i%20t%E1%BB%91t%20v%C3%AC%20g%E1%BA%AFn%20k%E1%BA%BFt%20v%E1%BB%9Bi%20kh%C3%A1ch%20h%C3%A0ng%2C%20khi%E1%BA%BFn%20h%E1%BB%8D%20c%E1%BA%A3m%20th%E1%BA%A5y%20l%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20ph%E1%BA%A7n%20c%E1%BB%A7a%20c%E1%BA%A3%20ch%E1%BA%B7ng%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng.png

Hình: Hành trình 2 năm phát triển của shop Cú Hồng được phản hồi tốt vì gắn kết với khách hàng, khiến họ cảm thấy là một phần của cả chặng đường (xem đầy đủ tại ĐÂY)

Một số ý tưởng nội dung cho sản phẩm mà shop có thể ứng dụng:
  • Nói về thành phần của sản phẩm/những đặc điểm của sản phẩm/như một chuyên gia. Lưu ý: lựa những thành phần/đặc điểm khác biệt nhất, nổi bật nhất của sản phẩm
  • Kể về những thành tựu/giải thưởng/chứng nhận mà sản phẩm hoặc shop có được và những cột mốc quan trọng như 1k likes, 10k likes…
  • Những câu chuyện liên quan đến xuất xứ, lịch sử, cách sản phẩm ra đời
  • Câu chuyện về sản phẩm đầu tiên của shop, sản phẩm được khách hàng yêu thích nhất, sản phẩm nhập về bao nhiêu “cháy” hàng bấy nhiêu

#4. Nói về cảm xúc của người trải nghiệm

Cảm xúc là yếu tố dễ tác động đến các quyết định mua hàng, đặc biệt là với những dòng sản phẩm dành riêng cho phụ nữ vốn là những người dễ đồng cảm. Chính những chia sẻ đầy cảm xúc đến từ người đã từng sử dụng sản phẩm sẽ là công cụ chinh phục cảm xúc đầy tin cậy.
3 bí quyết nho nhỏ sau đây sẽ giúp chủ shop làm được điều đó:
  1. Nhắm vào đối tượng cụ thể (specific): Một bài viết với tiêu đề “7 cung bậc cảm xúc thực tế khi sử dụng serum X" sẽ ít có khả năng được chia sẻ hơn so với bài “10 cung bậc cảm xúc thực tế khi sử dụng serum X của phụ nữ công sở”. Sự liên quan sẽ khiến khách không thể bỏ qua bài viết, vì vậy hãy đảm bảo nội dung của mình có liên quan mật thiết đến đối tượng nhắm đến. Việc này vừa giúp tiết kiệm ngân sách chạy ads vừa nâng cao hiệu quả. (Xem lại bài Tìm kiếm thêm khách hàng mục tiêu bằng Facebook Ads)

    C%C3%A1ch%20h%E1%BB%AFu%20hi%E1%BB%87u%20%C4%91%E1%BB%83%20chi%E1%BA%BFn%20th%E1%BA%AFng%20%E2%80%9Cn%C3%A3o%20ph%E1%BA%A3i_%20c%E1%BB%A7a%20kh%C3%A1ch%20h%C3%A0ng%20l%C3%A0%20n%C3%B3i%20v%E1%BB%81%20c%E1%BA%A3m%20x%C3%BAc%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20tr%E1%BA%A3i%20nghi%E1%BB%87m_%20Tham%20kh%E1%BA%A3o%20c%C3%A2u%20chuy%E1%BB%87n%20gi%E1%BA%A3n%20d%E1%BB%8B%20v%E1%BB%81%20tr%E1%BA%A3i%20nghi%E1%BB%87m%20%E1%BA%A9m%20th%E1%BB%B1c%20c%E1%BB%A7a%20Pasta%20Paradise.png
    Hình: Những câu chuyện thực tế về người sáng lập đóng một phần quan trọng trong việc tạo độ tin cậy và thiện cảm với thương hiệu.
  2. Có sự dẫn dắt: Hãy dẫn dắt câu chuyện với mục tiêu khơi dậy cảm xúc như sau: (1) từ những vấn đề của phần đông mọi người trước khi sử dụng sản phẩm, (2) những thiệt hại về mặt tinh thần và vật chất khi chưa sử dụng (3) Sự biến chuyển về mặt tâm lý khi dùng sản phẩm và thấy hiệu quả.
  3. Đánh trúng tâm lý: Khi shop khai thác được những cảm xúc thực tế và thầm kín, khách hàng sẽ thấy shop rất am hiểu về vấn đề của họ và về chính sản phẩm của shop, vì thế tất nhiên là đáng tin cậy hơn nhiều shop khác.

#5. Nhân cách hoá thương hiệu

Biến shop thành một con người với đầy đủ hành trình ra đời, câu chuyện trưởng thành, cá tính riêng biệt...được gọi là nhân cách hóa thương hiệu. Cách thức này sẽ giúp thương hiệu trở thành một “người bạn” thực sự của khách hàng nếu cá tính của thương hiệu “hợp gu" với nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng trung thành.
Điện Máy Xanh là một ví dụ điển hình và thành công sử dụng chiêu thức này. Họ không chỉ tạo được nhân vật có nhận diện độc đáo và cá tính rõ ràng thông qua các TVC mà còn có phong cách tương tác với người dùng thông qua fanpage rất khác biệt.

Nh%C3%A2n%20c%C3%A1ch%20h%C3%B3a%20th%C6%B0%C6%A1ng%20hi%E1%BB%87u%20s%E1%BA%BD%20gi%C3%BAp%20shop%20tr%E1%BB%9F%20th%C3%A0nh%20m%E1%BB%99t%20%E2%80%9Cng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BA%A1n%E2%80%9D%20th%E1%BB%B1c%20s%E1%BB%B1%20c%E1%BB%A7a%20kh%C3%A1ch%20h%C3%A0ng%20n%E1%BA%BFu%20c%C3%A1%20t%C3%ADnh%20c%E1%BB%A7a%20th%C6%B0%C6%A1ng%20hi%E1%BB%87u%20%E2%80%9Ch%E1%BB%A3p%20gu_%20v%E1%BB%9Bi%20nh%C3%B3m%20kh%C3%A1ch%20h%C3%A0ng%20m%E1%BB%A5c%20ti%C3%AAu%20v%C3%A0%20kh%C3%A1ch%20h%C3%A0ng%20trung%20th%C3%A0nh.jpg

Hình: Nhân cách hóa thương hiệu sẽ giúp shop trở thành một “người bạn” thực sự của khách hàng nếu cá tính của thương hiệu “hợp gu" với nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng trung thành.
Các shop online có thể học cách các thương hiệu lớn nhân cách hoá thương hiệu từ những bước nhỏ nhất. Bắt đầu từ xây dựng hình ảnh và cá tính được nhiều người yêu quý như dễ thương, hài hước, khéo léo...Sau đó thể hiện rõ những cá tính đó vào các chiến dịch quảng cáo, marketing, trả lời comment, chatbox…
Nếu làm được điều này, shop sẽ tạo ra được một “đại dương” nội dung để khai thác, làm được việc mà chỉ thương hiệu lớn làm được để nâng tầm việc kinh doanh của mình lên một tầm vóc mới.

 
Top