nguyenlieuduoc
Tài xế Đồng
Đất nước Việt Nam với lợi thế là ¾ diện tích là đồi núi nên có hệ thống thảm thực vật đa dạng. Từ xa xưa ông cha ta đã biết tận dụng những lợi thế từ nguồn thảo dược thiên nhiên để làm thuốc chữa bệnh và hỗ trợ sức khỏe cho con người. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 5 cây thuốc chữa bệnh gan thường dùng làm nguyên liệu thực phẩm chức năng bạn nên biết.
1. Linh chi
Linh chi là một loại nấm thể quả có dạng mũ có phần thân đính lệch về một bên có tên gọi khác là nấm lim, xích chi, một năm hoặc nhiều năm. Nấm linh chi mọc sống trên gốc cây sống và cây đã chết đặc biệt là các cây thuộc họ đậu như lim, phượng vĩ ở vùng rừng núi ẩm như: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Nghệ An… Theo Đông y nấm linh chi có vị hơi đắng, tính ấm, hơi nhạt có tác dụng bồi bổ, tăng cường sinh lực, ích vị, giải độc cơ thể. Người ta thường dùng nấm linh chi để trị suy nhược cơ thể, chữa các bệnh về gan, viêm phế quản, chóng mặt, mất ngủ, bồi bổ tăng cường chức năng gan. Có thể kết hợp nấm linh chi với các dược liệu khác như nhân trần để làm các thực phẩm bổ sung hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
2. Dành dành
Dành dành là cây mọc hoang ở các vùng đồng bằng. Quả dành dành thường được gọi với tên gọi quả chi tử, có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết giải độc, lợi thấp, tiêu thũng. Quả dành dành được dùng để trị viêm gan nhiễm trùng vàng da, ngoại cảm phát sốt mất ngủ, viêm kết mạc, loét miệng, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết. Dành dành có thể kết hợp với các dược liệu như nhân trần, trạch tả, nghệ vàng để làm bài thuốc chữa các bệnh gan.
3. Huyền sâm
Huyền sâm là cây thảo, ưa đất thịt, đất nhiều bùn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, sinh tân dịch, chống khô khát, giải độc, lương huyết, nhuận táp, hoạt trường. Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước và chống viêm. Có thể dùng dành dành dạng cốm hoặc dạng cao bột để trị táo bón, chữa viêm gan.
4. Ngô
Ngô là cây thảo lớn mọc hàng năm được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Bộ phận thường dùng là râu ngô, thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt, khi dùng rửa sạch, cắt ngắn. Râu ngô có vị ngọt, tính bình có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh nhiệt, hạ huyết áp. Có thể kết hợp râu ngô với các dược liệu như: nhân trần, chi tử, hoàng bá để chữa các bệnh gan, tiểu đường, huyết áp.
5. Lô hội
Lô hội có nguồn gốc từ miền Bắc Phi và tây Ấn Độ thường được trồng làm cảnh. Nhựa cây lô hội có vị đắng, tính hàn có tác dụng lợi tiêu hóa, điều kinh, trị giun. Lá lô hội có vị đắng, tính lạnh có tác dụng thông tiện đắng. Hoa có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt. Trong các bài thuốc Đông y người ta thường sử dung thảo dược này để trị kinh bế, táo bón, kinh nguyệt không đều, kinh phong, sung huyết não, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, giải độc gan. Người ta thường dùng lá hoặc nhựa của cây lô hội nấu thành dạng cao hoặc phơi khô nghiền bột dùng làm nguyên liệu thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan.
1. Linh chi
Linh chi là một loại nấm thể quả có dạng mũ có phần thân đính lệch về một bên có tên gọi khác là nấm lim, xích chi, một năm hoặc nhiều năm. Nấm linh chi mọc sống trên gốc cây sống và cây đã chết đặc biệt là các cây thuộc họ đậu như lim, phượng vĩ ở vùng rừng núi ẩm như: Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Nghệ An… Theo Đông y nấm linh chi có vị hơi đắng, tính ấm, hơi nhạt có tác dụng bồi bổ, tăng cường sinh lực, ích vị, giải độc cơ thể. Người ta thường dùng nấm linh chi để trị suy nhược cơ thể, chữa các bệnh về gan, viêm phế quản, chóng mặt, mất ngủ, bồi bổ tăng cường chức năng gan. Có thể kết hợp nấm linh chi với các dược liệu khác như nhân trần để làm các thực phẩm bổ sung hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
2. Dành dành
Dành dành là cây mọc hoang ở các vùng đồng bằng. Quả dành dành thường được gọi với tên gọi quả chi tử, có vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết giải độc, lợi thấp, tiêu thũng. Quả dành dành được dùng để trị viêm gan nhiễm trùng vàng da, ngoại cảm phát sốt mất ngủ, viêm kết mạc, loét miệng, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết. Dành dành có thể kết hợp với các dược liệu như nhân trần, trạch tả, nghệ vàng để làm bài thuốc chữa các bệnh gan.
3. Huyền sâm
Huyền sâm là cây thảo, ưa đất thịt, đất nhiều bùn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Huyền sâm có vị ngọt đắng, hơi mặn, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, sinh tân dịch, chống khô khát, giải độc, lương huyết, nhuận táp, hoạt trường. Thường dùng làm thuốc chữa sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước và chống viêm. Có thể dùng dành dành dạng cốm hoặc dạng cao bột để trị táo bón, chữa viêm gan.
4. Ngô
Ngô là cây thảo lớn mọc hàng năm được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Bộ phận thường dùng là râu ngô, thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt, khi dùng rửa sạch, cắt ngắn. Râu ngô có vị ngọt, tính bình có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh nhiệt, hạ huyết áp. Có thể kết hợp râu ngô với các dược liệu như: nhân trần, chi tử, hoàng bá để chữa các bệnh gan, tiểu đường, huyết áp.
5. Lô hội
Lô hội có nguồn gốc từ miền Bắc Phi và tây Ấn Độ thường được trồng làm cảnh. Nhựa cây lô hội có vị đắng, tính hàn có tác dụng lợi tiêu hóa, điều kinh, trị giun. Lá lô hội có vị đắng, tính lạnh có tác dụng thông tiện đắng. Hoa có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt. Trong các bài thuốc Đông y người ta thường sử dung thảo dược này để trị kinh bế, táo bón, kinh nguyệt không đều, kinh phong, sung huyết não, đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, giải độc gan. Người ta thường dùng lá hoặc nhựa của cây lô hội nấu thành dạng cao hoặc phơi khô nghiền bột dùng làm nguyên liệu thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm gan.