Tư vấn Cách cai nghiện game online: Không khó nhưng bố mẹ cần quyết liệt

Thuyanh54999

Tài xế mới
Nghiện game online đang là mối quan tâm đặc biệt của nhiều cha mẹ khi trò chơi điện tử ngày càng phổ biến và có sức hút lớn với trẻ em. Chứng nghiện này gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sự phát triển tâm lý của người bệnh. Vậy làm thế nào để cai nghiện game online?

Nghiện game online là gì?
Nhận thấy xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng người mắc và những hậu quả do chơi game quá mức, lần đầu tiên Hệ thống phân loại quốc tế bệnh tật phiên bản mới nhất (ICD-11) đã bổ sung hành vi nghiện – rối loạn chơi trò chơi (gaming disorder) vào các tình trạng sức khỏe và bệnh lý.
Theo đó, rối loạn chơi game là một kiểu hành vi chơi trò chơi điện tử vượt ngoài tầm kiểm soát. Chơi trong khoảng thời gian dài (ít nhất là 12 tháng) và liên tục làm ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, suy giảm khả năng học tập và làm việc, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Họ có thể chơi nhiều giờ mỗi ngày, thậm chí bỏ bê vệ sinh cá nhân, tránh gặp gỡ những người xung quanh và dành toàn tâm toàn ý cho việc chơi game online.

Biểu hiện nghiện game online
Chơi game là hoạt động giải trí bình thường, không phải ai chơi trò chơi điện tử cũng đều là rối loạn. Nếu bạn mắc càng nhiều triệu chứng dưới đây, khả năng bạn có rối loạn chơi game (nghiện game online) càng cao:
• Dành nhiều thời gian để suy nghĩ hoặc tham gia vào các trận game
• Mất hứng thú với các loại hình giải trí hoặc sở thích trước đây đã từng thích, ngoại trừ chơi game
• Tiếp tục chơi trò chơi điện tử trong thời gian dài mặc dù biết nó có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe, học tập
• Lừa dối ba mẹ, bác sĩ về thời gian chơi game
• Việc chơi game khiến bạn mất đi cơ hội thăng tiến trong công việc, kết quả học tập giảm sút, các mối quan hệ trong xã hội bị đổ gãy,..
• Thất bại hoặc không thể hạn chế, kiểm soát được thời lượng chơi game(Không thể đặt giới hạn về lượng thời gian chơi game)
• Cáu kỉnh, lo lắng, buồn rầu hoặc tức giận khi buộc phải ngừng chơi game, dù chỉ trong một thời gian ngắn
• Cần dành nhiều thời gian hơn để chơi trò chơi hoặc chơi với cường độ cao hơn
• Chán ăn, mất ngủ, kích động hoặc bộc phát cảm xúc nếu trò chơi bị kết thúc
• Sử dụng trò chơi điện tử như một cách để thoát khỏi những tình huống căng thẳng trong cuộc sống.

B565FB9E-EFFB-4AAC-A516-0E627EC2A88E.jpeg

Tác hại của nghiện game online
Nhiều người tin rằng trò chơi điện tử giúp mở rộng trí tưởng tượng, cho trẻ cơ hội làm việc hợp tác và rèn luyện kỹ năng nhận thức. Điều này chỉ đúng khi bạn chơi game ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, lằn ranh gữa nghiện game và chơi game giải trí rất mong manh. Khi bạn dành phần lớn thời gian để chơi game thì cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn bởi những tác hại sau:

Lối sống ít vận động
Việc ngồi trước máy tính hoặc trước thiết bị hàng giờ đồng hồ có thể ảnh hưởng đến cơ thể của người chơi. Lười vận động, không tập thể dục do mê chơi game gây tăng cân, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và nhiều bệnh khác.

Thiếu tương tác xã hội
Mặc dù trò chơi điện tử yêu cầu tương tác với những người khác trong game, nhưng chúng không hỗ trợ cho người chơi nâng cao giao tiếp xã hội. Việc học cách tương tác trong cuộc sống là một kỹ năng xã hội quan trọng nhưng lại bị bỏ qua nếu dành quá nhiều thời gian chơi game.

Các vấn đề về sự tập trung và chú ý
Bạn có bất ngờ khi biết rằng một số trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý được chỉ định liệu pháp chơi game để cải thiện sự chú ý? Điều này chỉ thực sự hiệu quả nếu bé được chơi trong một khoảng thời gian nhất định với từng loại trò chơi cụ thể. Và điều quan trọng nhất, đó là liệu pháp hỗ trợ, không thay thế thuốc chữa bệnh, bạn cần có sự tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên khi nghiện game, do người dùng thường bận tâm, mong muốn, khao khát được chơi game quá mức. Họ dễ bị xao nhãng, mất tập trung vào công việc cần phải hoàn thành, dẫn đến năng suất làm việc giảm sút.

Gia tăng tính hung hăng hoặc bạo lực
Trẻ em và thanh thiếu niên dành nhiều thời gian để chơi các trò chơi điện tử tập trung vào chiến đấu, đánh nhau hoặc bạo lực có thể làm gia tăng tính gây hấn, hiếu chiến.
Ngoài ra, nghiện game online còn làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều rối loạn như trầm cảm, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, béo phì, suy giảm trí nhớ và tốn nhiều thời gian, tiền bạc khi đầu tư vào trò chơi điện tử. Dù hiếm nhưng cũng đã có những trường hợp tử vong vì chơi game liên tục trong nhiều ngày.

5 cách cai nghiện game online hiệu quả nhất
Cai nghiện một thứ gì đó là điều không hề dễ dàng nhưng bạn có thể làm được. Chỉ cần bạn hoặc người thân đang nghiện game thấy được sự ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với cuộc sống. Trước tiên cần thừa nhận rằng bạn đã dành quá nhiều thời gian chơi game và muốn cai nghiện. Dưới đây là một vài gợi ý tham khảo để cai nghiện game online một cách hiệu quả.

1. Không dừng chơi game đột ngột
Bạn cần cho mình thời gian thích ứng. Thay vì dừng chơi game đột ngột, bạn hãy giảm dần thời lượng trong ngày dành cho nó. Bạn có thể tự đặt quy định về thời gian để chơi game và nghiêm túc thực hiện. Thời gian cứ giảm dần cho đến khi bạn cảm thấy có thể kiểm soát được việc chơi game của bản thân.

2. Tham gia thể thao
Cũng là một dạng trò chơi về tranh đấu nhưng thể thao bổ ích hơn game online. Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao mang tính phân cao thấp hoặc tìm ra người chiến thắng để quên đi sự hấp dẫn của game online.

3. Làm cho bản thân bận rộn
Rảnh rỗi sẽ khiến bạn không biết làm việc gì ngoài việc đắm chìm trong game để giết thời gian. Hãy tham gia các hoạt động bổ ích, tìm tòi những sở thích mới để cuộc sống của bạn không chỉ còn mỗi game. Khi trở nên bận rộn, cai nghiện game sẽ trở nên dễ dàng hơn.

4. Trung tâm cai nghiện game online
Chứng nghiện trò chơi điện tử có thể được điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Các cơ sở nội trú có sự giám sát 24 giờ trong một môi trường có phác đồ điều trị bài bản, thường dành những cá nhân không thể kiểm soát việc sử dụng game online. Điều trị ngoại trú mang lại sự linh hoạt hơn cho những cá nhân có tình trạng nghiện nhẹ.
Giống như các hoạt động có ích khác, game online cũng có vị trí trong một cuộc sống lành mạnh và toàn diện. Tuy nhiên, khi trò chơi bắt đầu được ưu tiên hơn những mối quan tâm khác trong cuộc sống thì bạn cần sự trợ giúp của người thân hoặc chuyên gia. Nếu bạn nhận thấy mình hoặc người thân đang sa đà vào game và có triệu chứng nghiện game online, hãy nghiêm túc cai nghiện ngay hôm nay.

5000AF32-149B-4ABD-9090-53A8ABD3B8DB.jpeg

5. Dùng Phần mềm giám sát để cai nghiện game từ từ cho con.
Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyên duyệt web đen, game online và giám sát mọi hoạt động của con trên máy tính như phần mềm Any Weblock, Vapu, Anti-Pon… có thể kể đến đó là phần mềm diệt web đen VAPU.
VAPU với hơn 10 năm phát triển đã được hàng trăm ngàn bậc phụ huynh sử dụng, hơn 20.000 web đen và game online bị chặn, có các tính năng ưu việt:
✔ Chặn hơn 20.000 web đen.
✔ Chặn hơn 5000 Game Online.
✔ Chặn mạng xã hội, youtube (tuỳ chọn).
✔ Cài đặt khung giờ con được truy cập máy tính, truy cập internet.
✔ Chụp màn hình máy tính định kỳ, gửi báo cáo qua email cho bố mẹ hàng ngày.
✔ Cập nhật tự động web đen hàng ngày qua hệ thống AI của máy chủ.
✔ Báo cáo lịch sử truy cập website.
✔ Và nhiều tính năng hữu ích khác.

VAPU là giải pháp hữu hiệu giúp cho các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm để cho con sử dụng internet đúng mục đích, giúp lành mạnh hóa môi trường internet học đường. Sản phẩm đến nay đã được hàng chục nghìn khách hàng đón nhận và cài đặt cho máy tính tại gia đình và trường học trên cả nước
Giá sử dụng #FULL_TÍNH_NĂNG chỉ #500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng.
>> Giá sử dụng #FULL_TÍNH_NĂNG chỉ #500K cho 12 tháng - chỉ 42K mỗi tháng.
>>> VAPU cam kết:
✔ Dùng thử full chức năng miễn phí !
✔ Cài đặt trực tiếp, hỗ trợ kĩ thuật 24/7 !
✔ Hoàn tiền ngay nếu không hài lòng về sản phẩm !
Hãy liên hệ ngay để có được giải pháp bảo vệ con yêu của bạn !
---------
Liên hệ :
Mr. Thắng - 0983.815.978
Website: vapu.com.vn/vn/san-pham.html
 
T

tintuc123

Guest
Nhận thấy xu hướng ngày càng gia tăng về số lượng người mắc và những hậu quả do chơi game quá mức, lần đầu tiên Hệ thống phân loại quốc tế bệnh tật phiên bản mới nhất (ICD-11) đã bổ sung hành vi nghiện – rối loạn chơi trò chơi (gaming disorder) vào các tình trạng sức khỏe và bệnh lý.
 
Top