ThanhReview
Tài xế Đồng
Em biết là có nhiều bài review về phim vợ ba này rồi nhưng đây là cảm nhận theo cá nhân em về bộ phim. Và em nghĩ nó xứng đáng được đánh giá 9/10 điểm và người Việt mình có cái nhìn sâu sắc hơn về những bộ phim nghệ thuật thay vì chỉ để ý mấy đoạn cảnh nóng. Em xin phép review như sau:
Mở đầu phim là Mây một cô bé 13 tuổi được gả làm vợ lẻ của một nhà phú hào. Hình ảnh lòng đỏ trứng gà đặt lên rốn người phụ nữ đêm tân hôn mình từng đọc qua hình thức này nhưng không thể nhớ rõ chỉ nhớ loáng thoáng hình thức này có thể giúp người phụ nữ sinh nhiều con hoặc con trai.
Thời phong kiến để đánh giá sự đức hạnh và “nguyên vẹn” ở người phụ nữ. Trong đêm tân hôn người ta lót một tấm vải màu trắng lúc vợ chồng động phòng. Nếu tấm vải dính máu chứng tỏ người phụ nữ còn “nguyên vẹn”. Đây là điều có thật ở miền bắc thời phong kiến và vẫn còn tồn tại gần đây nhất 20-30 năm về trước. Hình ảnh tấm vải dính máu làm tôi nhớ đến một đoạn clip cắt từ một bộ phim gì đó về mẹ chồng người Bắc và cô con dâu mới về nhà chồng. Bộ phim này được làm 20-30 năm về trước và người mẹ chồng này cũng lót một chiếc khăn trắng tương tự trong đêm tân hôn để đánh giá sự “nguyên vẹn” của nàng dâu mới. Vậy còn hình ảnh cây liễu? Chúng ta đặt câu hỏi vì sao tác giả không để người hầu cầm tấm vải mà lại vắt lên cành liễu? Nó làm chúng ta liên tưởng đến những câu thơ như:
“Thân em như tấm lụa đào
Còn nguyên hay đã xé vuông nào cho ai?”
Hay...
“Liễu đậu nhành mai, mai oằn liễu té,
Anh có vợ rồi, kêu em vô làm bé sao nên”
Cây liễu ở đây tượng trưng cho hình ảnh người con gái Á đông và dễ gãy dễ tổn thương và mặc cho người ta quyết định số phận mình.
Trong phân đoạn này chiếc lược được nhân vật Hà (vợ cả) giải thích rõ hơn. Nhân vật Hà đã dùng miếng ngọc khảm trên lược ẩn ý về “âm vật” ở người con gái. Sau những câu đối thoại giữa ba người phụ nữ trong căn phòng, hình ảnh nhân vật Hà lồng chiếc vòng lớn bên ngoài chiếc vòng nhỏ nằm trong. Cũng là một ẩn ý cho “sự giãn nở ở người đàn bà”_trích nguyên văn nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch, khi họ đã lấy chồng. Đó là lý do vì sao nhân vật “Xuân” (vợ hai) nói rằng vợ cả chỉ cảm nhận được khi người chồng quan hệ mạnh bạo.
Có thể nói phong tục cúng gà ngày lễ tết giỗ cưới ở người Việt Nam là điều bình thường và mang đậm bản sắc văn hoá Việt. Chi tiết này có thể ít người để ý đến nhưng nó lại rất quen thuộc và có ẩn ý của tác giả. Con gà cũng như những người phụ nữ ở xã hội phong kiến vậy, được nuôi dưỡng lớn lên để phục vụ cho lợi ích của người khác. Và rồi số phận cũng chỉ có một không được lựa chọn và quyết định điều gì cho bản thân.
Con bò này được gọi là “ Dưa chua” khi một con vật được đặt tên nó khẳng định sự quan trọng và sự thương yêu rất nhiều ở người chủ nhân của nó. Dưa chua ở vài phân đoạn trước đã sinh ra một chú bê con do chính tay nhân vật Hà đỡ đẻ. Và khi Dưa Chua chết vì già yếu nhân vật Hà đã khóc khi phải quyết định cho Dưa Chua ăn lá ngón để không còn đau đớn nữa. Vợ cả khóc thương xót cho Dưa Chua,cho thấy hình tượng nhân vật Hà người vợ cả hiền hậu sống cảm xúc khác xa với những hình ảnh vợ cả độc ác, chua ngoa ở những tác phẩm khác.
Theo dõi phim mọi người sẽ biết nhân vât Xuân( vợ hai) có qua lại yêu đương với con trai của Hà. Và khi Sơn ( con trai Hà) đến tuổi lấy vợ gia đình cậu đã quyết đinh cưới vợ cho Sơn, nhưng Sơn đã yêu Xuân và một mực không chịu lấy vợ. Lúc uống say cậu đứng trước cửa phòng Xuân và hai người đã có cuộc đối thoại với nhau. Nhân vật Sơn có đề cập đến “đứa con gái” giữa cậu và người vợ hai và nhân vật Xuân đã nói:” Chỉ cần một tách trà của cây xấu hổ thì không bất cứ hạt giống nào có thể nảy sinh được”. Chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi ba người con gái của Xuân trong đó có đứa nào là con của Hùng và đứa nào là con của Sơn? Hay trong suốt thời gian Xuân và Sơn có quan hệ xác thịt họ đã có em bé và Xuân đã dùng trà làm từ cây xấu hổ để phá bỏ đứa con đó?
Trong những phân cảnh tiếp theo nhân vật vợ cả bị mất con, vì tuổi Hà cũng đã lớn và có tiền sử bị mất con một lần điều đó cũng có thể lý giải cho việc mất con lần nữa. Nhưng câu thoại kia của nhân vật Xuân có báo trước điều gì cho người xem về lý do mất con thật sự của vợ cả và không đơn thuần như bề nổi của tình tiết bộ phim hay không?
Tuyết là một nhân vật khác được gả vào gia đình Sơn làm vợ cả của Sơn. Thế nhưng khi Mây đi ngang qua phòng tân hôn của Tuyết thì tiếng quạ kêu phát ra. Chúng ta thường biết quạ trong dân gian đem lại sự xui xẻo và báo trước cái chết của một người nào đó. Và Tuyết ngay đêm tân hôn đã bị chồng mình xua đuổi và ghẻ lạnh, đi tiếp vài phân đoạn nữa sẽ được thấy gia đình Sơn đã gặp mặt cha của Tuyết và trao trả đứa con gái này về lại nhà mẹ và với sự cam đoan Tuyết vẫn còn “nguyên vẹn”. Thế nhưng cha Tuyết thay vì bảo vệ con gái mình lại xấu hổ vì con gái mình bị trả về nhà mẹ và vứt bỏ Tuyết ở lại nhà chồng. Nó càng minh chứng rõ hơn cho câu nói: “ cha mẹ đăt đâu con ngồi đó” số phận người phụ nữ xã hội xưa đầy tủi nhục và bất hạnh trong lầu son gác tía. Đi tiếp vài phân đoạn nữa chúng ta thấy Tuyết treo cổ tự vẫn bên một cái cây, chúng ta có hai giả thuyết trong trường hợp này. Một là Tuyết vì sự ghẻ lạnh của chồng mà tự vẫn hai là Sơn đã giết chết Tuyết và cha của Sơn là Hùng đã dàn dựng lên một vụ án giả. Sau phân đoạn treo cổ nhân vật Sơn khóc lóc quỳ lạy van xin cha của mình miệng liên tục cầu xin cha cứu và giúp mình, khi xem chúng ta có thể nghĩ rằng Sơn đang cầu xin Hùng bỏ mối hôn sự giữa cậu và Tuyết nhưng tại sao phân cảnh này không đặt trước phân cảnh cái chết của Tuyết mà lại đặt sau phân cảnh Tuyết treo cổ?
Trong suốt bộ phim màu đỏ được đạo diễn sử dụng và phân bố một cách hài hoà và nhấn ở những chi tiết quan trọng. Màu đỏ thường được tượng trưng cho sự may mắn vui tươi theo quan niệm của người Châu Á và trong các ngày hỷ. Thế nhưng màu đỏ trong “Vợ ba” nó có cả hai nghĩa vừa là may mắn vừa là cái chết. Lúc Mây đau đớn khi lâm bồn, Mây đã bất tỉnh vì sinh khó và thước phim hiện lên Mây mặc chiếc áo dài đỏ ngồi trên con thuyền chèo xuyên qua cửa động. Hình ảnh này tượng trưng cho người phụ nữ khi sinh nở như bước qua quỷ môn quan vậy. Màu đỏ trên chiếc áo dài cũng như báo hiệu cho chúng ta biết có một cái chết đang diễn ra và trong lúc Mây sinh ra đứa con gái đầu lòng cũng là lúc Tuyết chết. Vài phân đoạn nữa chúng ta sẽ thấy Mây nằm thả người và ngâm mình trong dòng nước thì cũng là lúc chiếu đến phân đoạn Tuyết chết kế bên con suối, liệu có khi nào cái chết thực sự của Tuyết là bị dìm nước đến chết và treo cổ chỉ là dàn dựng tất cả giữa Sơn và Hùng?. Và phân cảnh Mây đi thuyền qua hang động trong tiềm thức, đến cuối phim khi làm đám tang cho Tuyết, quan tài của Tuyết cũng nằm trên con thuyền và đi qua
hang động giống như tiềm thức của Mây vậy. Điều đó chứng tỏ Mây đã được dự báo trước về cái chết của Tuyết.Tác giả đã cho gửi vào đó những mối liên hệ và dấu hiệu cho người xem có thể hiểu được mọi thước phim ngoài đẹp ra nó còn chứa rất nhiều ẩn ý của tác giả.
Chung quy nội dung bộ phim cho chúng ta thấy nhiều cái bất công và tủi nhục của người con gái thế hệ phong kiến ngày xưa. Kết thúc phim là hình ảnh nhân vật Mây ngắt lá ngón để gần miệng đứa con mới sinh của mình, tuy không nói rõ gì nhiều về phân đoạn đó nhưng đó là một cái kết mở cho mọi người cùng thấy có nhiều khả năng Mây đã giết con mình và tự sát bằng lá ngón. Điều đó lý giải cho câu hỏi của cư dân mạng về liệu có cái gọi là trầm cảm uất ức hậu sản hay không? Tại sao ngày xưa ông bà ta có thể nuôi mười mấy người con nhưng không hề có cái gọi là trầm cảm như thế hệ ngày nay. Tất cả câu hỏi đó đều đưoc lý giải ở phân đoạn Mây cho con mình ăn lá ngón. Đó là một chi tiết rất hay và khiến bản thân tôi chết lặng khi xem nó, sống dưới cái xã hội trọng nam khinh nữ người vợ như một công cụ sinh nở cho đàn ông và áp lực về việc phải có con trai nối dõi thì chắc chắn những uất ức đau khổ sẽ bị dồn nén lại đến cùng cực và sinh ra trầm uất ở người mẹ dù ở bất cứ thế hệ hay thời đại nào. Và kết thúc phim là hình ảnh nhân vật Nhàn con gái của Xuân cắt tóc mình bên dòng nước cho thấy niềm hy vọng của người phụ nữ có thể được tự quyết định số phận mình trở nên bình đẳng không còn phân biệt đối xử.
1 . Hình ảnh lòng đỏ trứng gà
2. Hình ảnh tấm vải màu trắng dính máu treo trên cành liễu
“Thân em như tấm lụa đào
Còn nguyên hay đã xé vuông nào cho ai?”
Hay...
“Liễu đậu nhành mai, mai oằn liễu té,
Anh có vợ rồi, kêu em vô làm bé sao nên”
Cây liễu ở đây tượng trưng cho hình ảnh người con gái Á đông và dễ gãy dễ tổn thương và mặc cho người ta quyết định số phận mình.
3. Hình ảnh chiếc lược và đôi vòng
4. Hình ảnh cắt cổ gà
5. Hình ảnh nhân vật Hà khóc trước con bò sắp chết
6. Mối liên kết giữa câu thoại của nhân vật Xuân và cái chết của đứa con trong bụng Hà
Trong những phân cảnh tiếp theo nhân vật vợ cả bị mất con, vì tuổi Hà cũng đã lớn và có tiền sử bị mất con một lần điều đó cũng có thể lý giải cho việc mất con lần nữa. Nhưng câu thoại kia của nhân vật Xuân có báo trước điều gì cho người xem về lý do mất con thật sự của vợ cả và không đơn thuần như bề nổi của tình tiết bộ phim hay không?
7. Tiếng quạ kêu trong ngày đám cưới của Sơn và Tuyết và cái chết đầy uẩn khúc của Tuyết
8. Màu đỏ và theo sau cái chết là một sự sống khác ra đời
hang động giống như tiềm thức của Mây vậy. Điều đó chứng tỏ Mây đã được dự báo trước về cái chết của Tuyết.Tác giả đã cho gửi vào đó những mối liên hệ và dấu hiệu cho người xem có thể hiểu được mọi thước phim ngoài đẹp ra nó còn chứa rất nhiều ẩn ý của tác giả.
9. Kết thúc và số phận của người phụ nữ vẫn như vậy
Nguồn Alice Kim