Chỉ báo MACD là gì? Hướng dẫn dùng MACD đúng cách trên sàn forex tốt nhất

nguyenhop030315

Tài xế mới

Chỉ báo MACD là gì? Hướng dẫn dùng MACD đúng cách trên sàn forex tốt nhất​

Chỉ báo MACD là gì?​

Chỉ báo MACD là viết tắt của từ Tiếng Anh Moving Average Convergence/Divergence – Phân tán/Hội tụ trung bình động. MACD là một loại chỉ báo dao động, được sử dụng để xác định xu hướng và tìm tín hiệu phân kỳ. Đây cũng là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất trong đầu tư forex và chứng khoán.

Chi-bao-MACD-la-gi


Công thức tính chỉ báo MACD​

Chỉ báo MACD được tính bằng cách lấy trung bình di động lũy thừa của 12 giai đoạn (EMA 12) trừ đi trung bình di động lũy thừa của 26 giai đoạn EMA(26).

MACD = EMA (12) – EMA (26)

Sau đó lấy một đường trung bình động giản đơn 9 giai đoạn của chính đường MACD đó làm đường tín hiệu, tức là đường SMA(MACD,9).


Bạn chỉ cần tìm hiểu công thức để biết bản chất của chỉ báo MACD nhằm vận dụng hợp lý. Trong phần mềm MT4 và MT5 đã được tích hợp MACD và bạn chỉ việc chọn nó.

Đồ thị đường MACD​

Hình dưới đây là các tham số được thiết lập mặc định trong MT4 khi mở chỉ báo MACD. Bạn có thể thay đổi các tham số này nếu muốn. Tuy nhiên người ta thấy các tham số 12, 26, 9 như hình dưới có độ chính xác cao hơn. Và quan trọng hơn, nó được người sáng chế ra nó, Gerald Appel, thường xuyên dùng!

chi-bao-MACD-la-gi-MT4


Đường EMA(12) còn được gọi là đường EMA nhanh (fast). Đường EMA(26) còn được gọi là đường EMA chậm (slow). Đường MACD được biểu diễn bằng phần màu xanh, còn đường tín hiệu EMA(9) được biểu diễn bằng đường màu đỏ.

Trong phần mềm MT4, chúng ta gọi MACD ra bằng cách vào Insert –> Indicators –> Oscillators –> MACD.


Sử dụng chỉ báo MACD như thế nào cho đúng cách​

Cách sử dụng chỉ báo MACD theo nguyên lý phối hợp các đường MA​

Trước hết bạn nên hiểu một nguyên lý trong phân tích kỹ thuật liên quan đến các đường trung bình trượt. Đó là các đường có giai đoạn ngắn hơn (còn gọi là đường nhanh hơn) sẽ là đường dẫn dắt xu hướng. Vì vậy theo nguyên lý này sẽ có các cách sử dụng sau:

KHI ĐƯỜNG NHANH CẮT ĐƯỜNG CHẬM TỪ DƯỚI LÊN​

Khi đường nhanh cắt đường chậm từ dưới lên thì đó là tín hiệu giá tăng, nên mua vào. Trường hợp này đường MACD đi từ dưới lên và cắt đường 0 (đường ở giữa). Ngược lại khi đường nhanh cắt đường chậm từ trên xuống thì đó là tín hiệu xác nhận giá sẽ có khả năng giảm, nên bán. Đó là lúc mà đường MACD đi từ trên xuống cắt đường 0.

KHI ĐƯỜNG NHANH CÁCH QUÁ XA ĐƯỜNG CHẬM​

Khi đường nhanh cách quá xa đường chậm, tức là đường MACD tăng quá cao, hoặc xuống quá thấp thì là dấu hiệu của quá mua, hoặc quá bán. Khi nó có dấu hiệu quá mua thì nên cân nhắc bán. Còn khi nó là dấu hiệu của quá bán thì nên cân nhắc mua vào.

KẾT HỢP ĐƯỜNG MACD VỚI ĐƯỜNG TÍN HIỆU​

Vì như trên ta biết, đường tín hiệu ở đây (đường màu đỏ) chính là đường trung bình động đơn giản 9 giai đoạn của chính đường MACD, vì vậy nó là đường chậm hơn. Vậy khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên thì giá có khả năng tăng, cân nhắc chuẩn bị mua vào. Ngược lại khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ phía trên đi xuống thì là dấu hiệu xác nhận giá đang trong xu hướng giảm, nên cân nhắc bán ra.

Tìm tín hiệu phân kỳ giữa đường MACD và đường giá​

Vì đường MACD là một chỉ báo giao động nên có thể sử dụng các đỉnh và đáy của nó để kẻ các đường thẳng từ đỉnh này sang đỉnh kia, từ đáy này sang đáy kia.

  • Nếu giá đang trong xu hướng giảm mà đường MACD có đáy sau cao hơn đáy trước thì có khả năng giá sẽ đảo chiều đi lên. Tín hiệu này sẽ càng có hiệu nghiệm nếu đường MACD đang ở mức quá bán.
  • Nếu giá đang trong xu hướng tăng mà đường MACD có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước thì giá cũng sẽ có khả năng đảo chiều đi xuống. Tín hiệu này sẽ càng có hiệu nghiệm nếu đường MACD đang ở mức quá mua.
Tham khảo hình dưới đây:

Chi-bao-MACD-la-gi


Hình ảnh được chụp từ phần mềm MT4 sàn Exness
 
Top