Chủ tiệm ăn gửi tâm thư đến shipper: "Cũng từ nghèo khó mà lên, hãy nương nhau mà sống"

Dưới đây là chia sẻ của anh Nguyễn Văn M., chủ một tiệm cơm sinh viên ở Gò Vấp, TP HCM về công việc kinh doanh thức ăn thông qua nền tảng trực tuyến và những khó khăn trong ứng xử với cánh tài xế công nghệ.

10 năm trước, tôi sở hữu tiệm kinh doanh giặt ủi cho các khách sạn, dịch vụ massage tại TP HCM. Kinh doanh phát đạt, tôi phất lên nhanh chóng, thu nhập có khi đến 70-80 triệu đồng một tháng, sống sung túc hơn nhiều người.

Vậy mà chưa đầy một năm sau, chỉ vì nông nổi nghe theo lời rủ rê cờ bạc mà tôi phải bán ôtô, bán nhà trả nợ. Ngày đem bán từng chiếc máy giặt, máy sấy, tôi đã rơi nước mắt, trách bản thân vì đâu ra tình cảnh này.

Nhiều năm sau, tôi lăn lộn đủ nghề từ chở hàng cho các tiệm tạp hóa, đến phụ việc sửa xe. Tích nhặt, tôi được số vốn nhỏ, rồi mượn thêm họ hàng để mở tiệm cơm bình dân ở Gò Vấp. Mới đầu, tôi chỉ xin người quen cho mượn sân trước nhà để đặt xe cơm. Buôn bán vỉa hè thì cực lắm, dậy sớm, rồi nắng nôi nhưng tôi may mắn có vợ con cảm thông. Vợ tôi khéo, nấu nướng đậm đà, hợp vị. Từ chỗ vài cái bàn nhựa đặt lề đường, tôi thuê được mặt bằng nhỏ gần trường đại học, mua vài chiếc bàn ghế nhôm để các em ăn uống thoải mái.

Phải cảm ơn một người bạn đã chỉ tôi cách lên app bán online. Ban đầu tôi còn nghĩ chẳng được gì, nhưng chỉ sau ba tuần chạy thử, tài xế từ đâu đổ về. Mỗi ngày phải hơn 20-30 anh áo xanh, áo đỏ đến quán tôi mua hàng. Có anh đặt đến cả 20 phần giao cho công ty. Mỗi ngày bán được, tôi với vợ khấn vái cảm tạ trời.

image1 (1).png

Tích nhặt, anh mở được một tiệm cơm ở Gò Vấp. Ảnh minh hoạ: Internet

Lượng shipper đến quán mỗi lúc một đông. Ban đầu tôi cũng mừng, nhưng dần dà nhiều chuyện nảy sinh khiến tôi phải đau đầu xử lý. Mà phần lớn vấn đề đến từ chính những “người bạn” tài xế. Họ hối thúc chúng tôi phải làm món nhanh, trong khi đâu biết món gà giòn ngon lâu thì phải chiên mới lại một lần trước khi cho vào hộp. Nhiều tài xế thậm chí dùng những từ ngữ khó nghe khi phải chờ đợi. Tôi phải ôm thêm việc nhắc nhở đậu xe đúng chỗ, giữ trật tự để tránh làm phiền hàng xóm. Trời nắng nóng, bếp lửa hầm hập mà các anh cứ hối không ngừng. Có lúc, tôi còn phải can các shipper tranh chấp vì giành món.

Tôi thấy phải hơn 80% những tài xế công nghệ tôi gặp đều xuất thân không giàu có, dư dả. Cá biệt một số anh em, gia đình còn mắc những vấn đề tài chính, nợ nần như tôi khi xưa. Một người anh từng bảo tôi, sáng và trưa anh phụ chủ khuân hàng, nghỉ một chút buổi chiều tối chạy giao thức ăn đến tối khuya. “Kiếm được đồng nào hay đồng đó để chủ nợ không đến chửi vợ, mắng mẹ”, tôi nhớ như in từng chữ anh nói, nhớ lại chính mình khi xưa.

Rồi chính tôi tôi tự hỏi, cùng là những người chật vật mưu sinh, sao không thông cảm cho nhau. Cũng từ nghèo khó mà lên, nương nhau sống có tốt hơn không.

image2 (1).jpg

Nhờ các dịch vụ giao thức ăn, quán của anh ngày càng phát đạt. Ảnh minh hoạ: Internet

Đặt mình trong hoàn cảnh của các anh, tôi cũng hiểu áp lực của nghề. Khách thì hối thúc, đường thì tắc, trời thì lúc nắng lúc mưa rồi không may còn bị “bùng hàng”... ai cũng muốn giao nhanh để thêm đơn, thêm thu nhập. Bản thân từng làm lại từ hai bàn tay trắng, tôi rất quý trọng công sức của các anh. Phải nói là nếu không có cánh tài xế công nghệ, tôi chưa chắc có cuộc sống ổn định, điều kiện để nuôi dạy con cái như hiện tại.

Nhưng sự thấu hiểu, cảm thông không thể khiến mọi thứ tốt lên, mà cần hành động. Tôi không thể vì nhanh mà ẩu, vì từng món ăn gửi đến tay khách hàng phải ngon miệng, sạch sẽ. Vì vậy, tôi đã gửi góp ý đến phía ứng dụng cộng tác để nhận sự hỗ trợ. Một trong những đơn vị trong đó - GrabFood đang chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ tôi khu vực lấy hàng cho tài xế, ở đó sẽ có bóng râm, có trà nước cho các anh giải khát. Thứ hai, tôi cũng bàn với vợ để đầu tư lắp máy báo nhận đơn. Đơn đến nhanh hơn, tài xế chỉ cần đến lấy món và giao cho khách, cũng không tốn thời gian trả tiền, thối tiền cho rối cả hai bên.

Qua đây, tôi cũng hy vọng các anh có thể hiểu cho chúng tôi, những người buôn bán, kiếm ăn từ những phần ăn vài chục nghìn bạc. Mong các anh bình tĩnh hơn, bớt gắt gỏng, đến mua có trật tự. Quán tôi bán được nhiều, các anh em cũng thu nhập ổn định đi lên, ai cũng vui vẻ!
 
T

Tranhai3011

Guest
Tx go với grab là vậy....
Tui... Tới sắp xếp gọn gàng ..
Bởi vì kg áp lực tiền...
Bởi vì cả tuổi thanh xuân đốt tiền cả chục tỷ...
Giờ kiếm bạc cắc củng an phận thui
 

TPThanh

Tài xế mới
Mình mới chạy Goviet được 3 ngày, không biết anh em Grab thế nào, nhưng đọc bài này mình thấy cũng cần phải nói ra để mọi người hiểu.

Hôm qua mình chạy 10 tiếng, trung thực không lựa cuốc, cho gì đi nấy, từ 9h sáng đến 23h45 khuya mới kiếm đc 15 cuốc đủ 40 điểm, thu nhập hôm đó (sau khi trừ chiết khấu 20%) là 380 ngàn. Mình chạy 10 tiếng là vì mình không đủ sức ngồi lâu hơn đc nữa, lúc về lưng mình rất đau. Nếu cứ đà này thì thu nhập tối đa của mình 1 tháng là 10tr, nếu vắt kiệt sức lực ra mà làm.

Nhưng mình không nghĩ mình có thể chạy đều đặn 1 ngày 10 tiếng các bạn ạ. Hôm nay mình phải nghỉ 1 buổi vì lưng vẫn còn đau. Mình nghĩ cách duy nhất để tăng thu nhập mà cơ thể chịu đc về lâu về dài là tăng số cuốc lên để đạt đc các mốc thưởng. Để đạt đc mốc 64đ (thưởng thêm 120k) thì chúng ta phải chạy đc đâu đó khoảng 25 cuốc. Nếu trung bình khoảng cách giữa 2 cuốc là 25' thì bạn phải chạy liên tục 600 phút tức là 10 tiếng không ngừng nghỉ, không uống nước, ăn uống hay đi vệ sinh gì cả. Đó là điều không thể, thực tế trung bình là trên 30' cho 1 đơn. Nói chung mốc 60đ cần sự khéo léo và rất tập trung, còn 80đ mình nghĩ phải rất may mắn.

25' là 1 cuốc giao thức ăn khá ổn của mình, từ lúc nhận đơn đến cửa hàng đặt order xong là 5', nếu xếp hàng thì chờ lâu hơn nữa. Làm món ăn mất 5' là khá ổn. Mang đi giao là 10', có khi giao xa như là từ Đầm Sen ra khu Tên Lửa mất 15' rồi chạy về vì ngoài đó không có cuốc, lúc này khoảng cách giữa 2 đơn là gần 1 tiếng. Nói chung nếu cửa hàng mất nhiều hơn 5' để làm 1 món ăn thì mốc 64đ của bạn sẽ bắt đầu tan biến. Nếu anh em nào kiếm sống bằng công việc này thì có hối thúc hay bực dọc thì mình cũng không lấy gì làm lạ. Có điều mình không nên chửi mắng mọi người ạ, thay vào đó là gọi hay nhắn tin cho khách để thông báo xin thêm 5 hay 10 phút nữa. 5' đối với người chờ đợi là rất lâu nhưng với người thảnh thơi hay bận làm việc khác thì nó trôi qua không ai chú ý đâu.

Quán anh M. anh em xếp hàng đông, nếu 1 hàng 10 người mà mỗi món kéo dài thêm 1' thì người cuối hàng sẽ phải chờ đến 10'. Giờ đơn tăng thì anh có thể thuê thêm người phụ giúp giờ cao điểm (khung giờ ăn trưa và ăn tối), tăng thêm bếp, hay tránh niêm yết những món cầu kỳ tốn thời gian, mục tiêu là đạt tối đa 5' cho 1 món ăn thôi. Đơn đi nhanh thì doanh số của anh cũng tốt hơn. Như vậy hợp lý hơn là bắt mấy chục anh em chờ lâu, mỗi anh em thất thu cả trăm ngàn 1 ngày mà anh cũng không cải thiện đc doanh số. Mình hiểu tính anh cẩn thận nhưng thực tế khi bán quán ăn thì những quán phát đạt là những quán phục vụ rất nhanh, chủ đốc thúc nhân viên rất dữ. Nếu tính anh không nhanh thì anh phải cần người nhanh nhẹn giúp anh 1 tay, về lâu về dài sẽ tốt cho anh hơn.

Nếu có thể thì anh em giúp mình chuyển những lời này giúp anh ấy nhé.
 
Top