Co thắt tâm vị hay còn gọi Achalasia là bệnh lý hiếm gặp của thực quản, đứng hàng thứ 2 sau ung thư thực quản. Tần suất toàn bộ là 6 trường hợp/100.000 dân/ năm. Vậy co thắt tâm vị là gì? Nguyên nhân và cách điều trị co thắt tâm vị như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp.
Tìm hiểu chung về co thắt tâm vị
Tâm vị là bộ phận nào trong cơ thể?
Tâm vị là phần nối dạ dày và thực quản, có diện tích khoảng 5 – 6 cm2. Tâm vị không có van đóng mở, mà có lỗ thông từ ống thực quản xuống dạ dày, nếp nhăn niêm mạc ở tâm vị là điểm ngăn cách, phân biệt hai cơ quan của hệ tiêu hóa.
Thế nào là co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị là một rối loạn hiếm gặp gây khó khăn cho thực phẩm và chất lỏng trong việc lưu thông xuống dạ dày. Co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản mất khả năng bóp thức ăn xuống và van cơ giữa thực quản và dạ dày không giãn ra hoàn toàn. Nguyên nhân của co thắt tâm vị có thể là do sự thoái hóa của các cơ thực quản và quan trọng hơn là các dây thần kinh điều khiển cơ. Các biến chứng của co thắt tâm vị bao gồm các vấn đề về phổi và sụt cân. Co thắt tâm vị có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản nhưng điều này không được chứng minh rõ ràng.
Nguyên nhân gây co thắt tâm vị
Nguyên nhân gây co thắt tâm vị được cho là do không có tế bào hạch trong đám rối thần kinh cơ của thực quản, dẫn đến không có thần kinh chi phối cho cơ thực quản. Bệnh nguyên của mất hạch thần kinh vẫn còn chưa rõ ràng, có thể do nhiễm virus hoặc do nguyên nhân tự miễn, một số loại khối u cũng có thể gây co thắt tâm vị do chèn ép trực tiếp hoặc do hội chứng cận ung thư. Bệnh Chagas gây phá hủy các hạch thần kinh tự chủ có thể dẫn đến co thắt tâm vị. Tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) gây tắc nghẽn và phình giãn thực quản thứ phát. Chất lỏng và thức ăn chưa được tiêu hóa bị ứ đọng lại thực quản là một triệu chứng thường gặp.
Triệu chứng co thắt tâm vị
Co thắt tâm vị là bệnh lý lành tính, tuy nhiên hoàn toàn có thể tái phát và kéo dài quá nhiều tháng thậm chí là cả năm. Bệnh lý với những biểu hiện đa dạng, dễ nhận biết, bao gồm:
Nuốt khó, nuốt nghẹn: hiện tượng này thường xuyên xảy ra với cả thức ăn cứng, đặc hay thức ăn lỏng, thậm chí, ở người bị nặng, ngay cả khi uống nước cũng cảm thấy nghẹn tức, như có vật nghẹn lại ở ngực. Cụ thể, có đến hơn 30% người bị co thắt tâm vị cảm thấy khó nuốt hay bị nghẹn khi ăn các thức ăn đặc.
Buồn nôn hay nôn: đây là triệu chứng bệnh phổ biến, xảy ra ở 60% – 90% người mắc bệnh lý này. Sau khi ăn xong hay khi nằm nghiêng cảm giác này càng trở nên rõ rệt.
Tức lồng ngực, đau ngực: Đau ngực sau xương ức hoặc cảm giác đè ép ở ngực nhất là sau khi nuốt.
Ợ hoặc ọe thức ăn: do thức ăn bị nghẽn tắc lại ở đầu co giãn phía trên của thực quản, không thể đẩy xuống phần còn lại của ống tiêu hóa. Phần thức ăn bị nghẽn lại trào ngược lên họng gây hiện tượng ọe. Tình trạng giãn thực quản càng trở nên nghiêm trọng, hiện tượng nôn, ọe xuất hiện thường xuyên hơn.
Mong rằng những thông tin chuyên gia Dạ dày Vitos chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích và giá trị về bệnh lý co thắt tâm vị. Hi vọng từ những kiến thức đó các bạn có thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp với bản thân. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!
Tìm hiểu chung về co thắt tâm vị
Tâm vị là bộ phận nào trong cơ thể?
Tâm vị là phần nối dạ dày và thực quản, có diện tích khoảng 5 – 6 cm2. Tâm vị không có van đóng mở, mà có lỗ thông từ ống thực quản xuống dạ dày, nếp nhăn niêm mạc ở tâm vị là điểm ngăn cách, phân biệt hai cơ quan của hệ tiêu hóa.
Thế nào là co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị là một rối loạn hiếm gặp gây khó khăn cho thực phẩm và chất lỏng trong việc lưu thông xuống dạ dày. Co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản mất khả năng bóp thức ăn xuống và van cơ giữa thực quản và dạ dày không giãn ra hoàn toàn. Nguyên nhân của co thắt tâm vị có thể là do sự thoái hóa của các cơ thực quản và quan trọng hơn là các dây thần kinh điều khiển cơ. Các biến chứng của co thắt tâm vị bao gồm các vấn đề về phổi và sụt cân. Co thắt tâm vị có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản nhưng điều này không được chứng minh rõ ràng.
Nguyên nhân gây co thắt tâm vị
Nguyên nhân gây co thắt tâm vị được cho là do không có tế bào hạch trong đám rối thần kinh cơ của thực quản, dẫn đến không có thần kinh chi phối cho cơ thực quản. Bệnh nguyên của mất hạch thần kinh vẫn còn chưa rõ ràng, có thể do nhiễm virus hoặc do nguyên nhân tự miễn, một số loại khối u cũng có thể gây co thắt tâm vị do chèn ép trực tiếp hoặc do hội chứng cận ung thư. Bệnh Chagas gây phá hủy các hạch thần kinh tự chủ có thể dẫn đến co thắt tâm vị. Tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới (LES) gây tắc nghẽn và phình giãn thực quản thứ phát. Chất lỏng và thức ăn chưa được tiêu hóa bị ứ đọng lại thực quản là một triệu chứng thường gặp.
Triệu chứng co thắt tâm vị
Co thắt tâm vị là bệnh lý lành tính, tuy nhiên hoàn toàn có thể tái phát và kéo dài quá nhiều tháng thậm chí là cả năm. Bệnh lý với những biểu hiện đa dạng, dễ nhận biết, bao gồm:
Nuốt khó, nuốt nghẹn: hiện tượng này thường xuyên xảy ra với cả thức ăn cứng, đặc hay thức ăn lỏng, thậm chí, ở người bị nặng, ngay cả khi uống nước cũng cảm thấy nghẹn tức, như có vật nghẹn lại ở ngực. Cụ thể, có đến hơn 30% người bị co thắt tâm vị cảm thấy khó nuốt hay bị nghẹn khi ăn các thức ăn đặc.
Buồn nôn hay nôn: đây là triệu chứng bệnh phổ biến, xảy ra ở 60% – 90% người mắc bệnh lý này. Sau khi ăn xong hay khi nằm nghiêng cảm giác này càng trở nên rõ rệt.
Tức lồng ngực, đau ngực: Đau ngực sau xương ức hoặc cảm giác đè ép ở ngực nhất là sau khi nuốt.
Ợ hoặc ọe thức ăn: do thức ăn bị nghẽn tắc lại ở đầu co giãn phía trên của thực quản, không thể đẩy xuống phần còn lại của ống tiêu hóa. Phần thức ăn bị nghẽn lại trào ngược lên họng gây hiện tượng ọe. Tình trạng giãn thực quản càng trở nên nghiêm trọng, hiện tượng nôn, ọe xuất hiện thường xuyên hơn.
Mong rằng những thông tin chuyên gia Dạ dày Vitos chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích và giá trị về bệnh lý co thắt tâm vị. Hi vọng từ những kiến thức đó các bạn có thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp với bản thân. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh!