Công bố thực phẩm nhập khẩu

nguyenlieuduoc

Tài xế Đồng
Ngày nay, xã hội ngày càng phát trển, nhu cầu của người dân về nhóm thực phẩm nhập khẩu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng theo. Đặc biệt nhóm ngành thực phẩm là mặt hàng đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, do đó trước khi được đưa ra thị trường thì tất các các sản phẩm đều phải tiến hành đăng ký công bố thực phẩm nhập khẩu. Việc đăng ký công bố giúp nhà nước kiểm soát nguồn gốc xuất sứ cũng như chất lượng của sản phẩm.

[IMG]
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19/06/2015; căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17/06/2010; theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ y tế; Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải đảm bảo đủ những điều kiện về An toàn thực phẩm và phải công bố thực phẩm nhập khẩu hoặc giấy công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm tại Cục Ân toàn thực phẩm thuộc Bộ y tế.

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm nhập khẩu bao gồm:

– Bản công bố sản phẩm được quyd dịnh tại mẫu số 2, phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu CFF hoặc giấy chứng nhận y tế HC của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu.

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp theo chỉ tiêu của Bộ y tế.

– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc thành phần tạo nên công dụng sản phẩm đã công bố.

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc giấy chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khẻ áp dụng từ ngày 01/07/2019.

Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm).

-Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

– Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi, quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

– Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

-Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

-Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

– Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

– Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức,c á nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

– Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

– Hàng hóa nhập khẩu phụ vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thực phẩm nhập khẩu, các doanh nghiệp, cá nhân có thể tự do lựa chọn những đơn vị mình cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phải thận trọng lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo đúng tiến độ cho các hồ sơ đăng ký công bố.
 
Top