Đông Nam Á khu vực có 600 triệu dân số thị trường vận chuyển bằng ứng dụng dự kiến sẽ đạt 13.1 tỉ USD vào năm 2105.
Không thấy đâu xa mà ở Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều các dịch vụ xe ôm công nghệ, các hãng taxi, dịch vụ vận tải… ra đời nhằm tham gia vào cuộc đua xe ôm công nghệ để giành lấy thị trường riêng cho mình. Tuy nhiên cuộc chiến này quá khắc nghiệt cho đối thủ sân nhà tại Việt Nam khi đi sau và không đủ vốn để tranh giành với các đối thủ lớn, có nền móng và có vốn đầu tư cự lớn như: Grab, Uber… Chúng ta thử hãy điểm danh qua các dịch vụ xe ôm công nghệ đang có mặt tại Việt Nam nhé.
Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại tại Malaysia, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber. Mặc dù ban đầu hoạt động với xe ôtô giống Uber tại Malaysia và Singapore, để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
Cuối năm 2017 Grab công bố đã có hơn 1.1 triêu tài xế và rằng mình đã chiếm 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Và sau gần 2 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress... và rất nhiều dịch vụ khác ra đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam
Tải ứng dụng cho khách hàng:
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng di động có trụ sở tại Mỹ và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước. Công ty sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình. Uber được cho là công ty tiên phong của nền kinh tế chia sẻ.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
GO-VIET là một ứng dụng gọi xe công nghệ với các tính năng tưng tự như các ứng dụng khác (Grab,Uber,Vato...) với chức năng chính là gọi xe, giao hàng, giao thức ăn và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến.
Bên cạnh các dịch vụ gọi xe, giao-nhận hàng hóa, mua sắm, Go-Viet là giải pháp giúp bạn xử lý những nhu cầu hàng ngày một cách dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
GO-VIET là hãng xe công nghệ được công ty GO-JEK đầu tư và hậu thuẫn phía sau.GO-JEK sẽ đầu tư chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của mình trong 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gọi xe tại Indonesia.
Go-Viet hợp tác với hàng ngàn các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng và các đối tác khác để mang lại cho bạn những trải nghiệm thoải mái trên từng dịch vụ. Các sản phẩm của Go-Viet đều hướng đến sự thuận tiện cho người dùng và giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thu nhập, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ...
Tại Việt Nam đối thủ cạnh tranh lớn nhất của GO-VIET đó là Grab, với sự hoạt động lâu dài của Grab (từ năm 2014) tại thị trường Việt Nam nên đa phần các dịch vụ của GO-VIET đều tương tự như Grab như.
be là ứng dụng gọi xe công nghệ đươc phát triển bởi Công ty cổ phần BE GROUP, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực Vận tải công nghệ. Hai dịch vụ chính mà Ứng dụng gọi xe be cung cấp là beBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh).
Ứng dụng be chính thức ra mắt thị trường vào ngày 13/12/2018 tại Hà Nội và Thành phố HCM với 2 dịch vụ chính là beBike và beCar và đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2018.Ứng dụng này được sự đầu tư và hợp tác từ các đối tác chiến lược là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VBBank và Công ty Bảo hiểm Opes.
be Group coi mình là công ty vận tải, áp dụng công nghệ trong thời kì 4.0 chứ không phải là công ty cung cấp dịch vụ công nghệ cung cấp ứng dụng vận tải.
Ứng dụng be hiện tại đang tập trung vào 2 dịch vụ chính đó là:
Các thông tin liên quan
Fastgo là một ứng dụng gọi xe công nghệ dành cho các chủ xe cá nhân và xe taxi đăng ký sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng có nhu cầu sử dụng hay nói cách khác đây là một ứng dụng gọi xe không khác gì về mặt nguyên lý hoạt động so với các hãng như : Grab, Uber...
Fastgo được được phát triển bởi Công ty cổ phần công nghệ MPOS, thuộc hệ sinh thái Tập đoàn công nghệ Nexttech.
VATO cũng là ứng dụng gọi xe trên nền tảng điện thoại di động, giúp kết nối người dùng với các tài xế lái xe tương tự như Grab, Uber… Ứng dụng được anh Trần Thành Nam phát triển đầu tháng 06/2016 với tên là FaceCar và vào ngày 26/03/2017 thì ứng dụng này được đổi tên thành VIVU với do bà Nguyễn Phan Hoài Xuyên - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển công nghệ Vivu. Và sau đó vào ngày 01/04/2018 ứng dụng tiếp tục đổi tên sang VATO.
Hiện tại ứng dụng này đang cung cấp các dịch vụ như là : VATOCar, VATOTaxi, VATOBike…và hiện tại ứng dụng này đang có mặt ở: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hà Tĩnh… tuy nhiên hiện tại chỉ thấy tài xế chủ yếu ở Cần Thơ, Vũng Tàu với dịch vụ ViVuTaxi, ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì chưa thấy phổ biến loại xe này.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
MyGo là một ứng dụng gọi xe và giao hàng công nghệ áp dụng nền tảng công nghệ để cung cấp dịch vụ kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ di chuyển, giao hàng cũng như nhiều dịch vụ khác trên phạm vi toàn quốc.
Đây là ứng dụng thuộc Dự án của Tổng Công ty Cổ phần Bưu Chính Viettel (Viettel Post) và kế thừa tinh thần của Tập đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Viettel, MyGo mang sứ mệnh phục vụ người dân Việt Nam bằng các dịch vụ 4.0 được tối ưu.
Là một ứng dụng gọi xe và giao hàng kế thừa những công nghệ của dịch vụ bưu chính ViettelPost đã có MyGo cung cấp thêm các dịch vụ đặt xe như Grab, Go-Viet đó là:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (gọi tắt là Tập đoàn Mai Linh – Mai Linh Group), tiền thân là Công ty TNHH Vận tải hành khách và Du lịch Mai Linh, được thành lập ngày 12/07/1993 tại TP. Hồ Chí Minh, do ông Hồ Huy sáng lập.
Mai Linh nỗi tiếng với loại hình taxi truyền, với sức ép của nền dịch vụ xe ôm công nghệ trên di động từ Uber, Grab thì Mai Linh cũng tung ra ứng dụng gọi xem Taxi cho mình năm 2015 tuy nhiên không được người dùng sử dụng nhiều. Đến tháng 10/2017 Mai linh cập nhật thêm dịch vụ xe ôm 2 bánh là Mai linh bike và đây là động thái cạnh tranh với Grab, Uber trên dịch vụ xe ôm 2 bánh. Cho đến hiện tại Mai Linh đang cung cấp các dịch trên ứng dụng của mình là: Taxi 4 chỗ, Taxi 7 chỗ, MBike.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
Công ty T.NET Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm, thương mại điện tử và công nghệ.Công ty này cũng phát triển dịch vụ kết nối giữa hành khách và tài xế, giữa tổ chức và cá nhân có nhu cầu vận tải với các doanh nghiệp cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực vận tải trên nền tảng di động. Có thể nói cách hoạt động cũng tương tự như các nhà cung cấp vận tải khác như: Mai Linh, ViVu. G-XO 25… tại Việt Nam
TNET cũng có 2 ứng dụng:
Tải ứng dụng cho khách hàng:
Ứng dụng gọi xe ABER được ấp ủ từ năm 2015 bởi một nhóm kỹ sư công nghệ người Việt ở Châu Âu. Tuy nhiên, đến đầu năm 2018, ABER mới triển khai thử nghiệm tại một số nước Đông Nam Á. Giờ đây, ABER đã chính thức có mặt tại Việt Nam, trở thành nhà cung cấp đầu tiên về dịch vụ vận chuyển với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện: Xe hai bánh chở khách, xe hai bánh giao hàng, xe bốn bánh, xe cho thuê, xe tải chở hàng và xe khách đường dài.
Dựa trên nền tảng công nghệ từ Cộng hoà liên bang Đức, đội ngũ phát triển của Aber là những người Việt trẻ ở thế hệ 8x, 9x, với những khát khao và việc xây dựng một ứng dụng kết nối nhu cầu đi lại, công tác, vận chuyển và hơn nữa là trãi nghiệm du lịch cùng ABER.
ABER sẽ xây dựng nền tảng tốt nhất với mong muốn gia tăng trải nghiệm của khách hàng, bằng sự tận tâm và nụ cười của người dẫn đường – những tài xế ABER, với khách hàng không chỉ là di chuyển, chúng tôi gọi đó là “những chuyến xe chở niềm vui và nụ cười”. ABER Việt Nam đang hướng đến cam kết tạo nên nhiều hơn những trải nghiệm khác biệt dành cho tài xế và hành khách, đồng thời đối với ABER, đó còn là trách nhiệm đối với đội ngũ tài xế…
Theo hãng này nói thì cụm từ ABER có nghĩa là: AM BESTEN FAHRER hoặc ABSOLUTE DRIVER -> NGƯỜI LÁI XE HOÀN HẢO.
Ứng dụng Aber hiện tại bắt đầu tuyển tài xế vào ngày 01/06/2018 tại thành phố Hồ Chí Mình và tương lai hãng này có thể phát triển ra các khu vực khác.
Những khách hàng có thể lựa chọn Aber để di chuyển, đặt xe bằng cách tải ứng dụng Aber theo hướng dẫn dưới đây.
Go xe Ôm ( GXO ) là 1 ứng dụng gọi xe theo yêu cầu thông qua Smart Phone được tích hợp 4 dịch vụ trong 1 ứng dụng gồm Xe Ôm, Giao hàng, Đặt món ăn và Mua hàng. Ra mắt vào ngày 28/12/2017 tuy nhiên hiện tại thì có thể do ít khách hàng nên cũng chưa thấy tài xế hãng này trên thị trường xe ôm công nghệ.
Chi tiết hơn mọi người xem tại bài viết này nhé.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
Gonow là một dự án thí điểm kết nối với bản đồ số của Bộ Giao thông vận tải, với vai trò kết nối các đơn vị vận tải với nhau và kết nối đơn vị vận tải với hành khách.
Để thực hiện vai trò này, Gonow có 3 công cụ chính là website, app và phần mềm quản trị. Hiện tại, Gonow gồm 2 tính năng chính là khách tìm xe và xe tìm khách. Phần mềm Gonow có các đối tượng nguời dùng sau: người dùng thường (hành khách), nhà vận tải, tài xế và đại lý. Đối với mỗi đối tượng, giao diện và tính năng của phần mềm khác nhau.
Ngày 15/9 tại Hà Nội, Vietel hỗ trợ 30% vốn cho công ty này và vên cạnh đó Viettel sẽ phát triển hệ thống kênh bán hàng, hệ thống chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến, bankplus cho Gonow tại hơn 10.000 điểm giao dịch Viettel trên toàn quốc. Gonow sẽ sử dụng hệ thống tổng đài đa phương tiện, hệ thống kênh truyền hình SMS, hóa đơn điện tử và hệ thống nhận diện thương hiệu của Vietel.
Có thể thấy đây là hãnng có tiềm năng để cạnh tranh với các đối thủ lớn như Grab, Uber… tại VN, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì GoNow chưa có động thái gì và họ đang tập trung vào dich vụ xe nhiều chỗ ngồi.
Tải ứng dụng tại đây: http://gonow.vn
Ngoài ra tại Việt Nam còn xuất hiện nhiều dịch vụ vận tải giao hàng khá nỗi tiếng như: Lalamove, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, AHamove…Nó cũng làm phong phú thêm màu sắc của dịch vụ xe ôm vận tải tại Việt Nam.
Báo cáo của Temasek ước tính thị trường đi chung xe của Đông Nam Á có thể tăng gấp 4 lần về giá trị sau 7 năm tới, đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025. Grab đang là cái tên đứng đầu tại khu vực này với mức độ bao phủ tại 198 thành phố.
Không thấy đâu xa mà ở Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều các dịch vụ xe ôm công nghệ, các hãng taxi, dịch vụ vận tải… ra đời nhằm tham gia vào cuộc đua xe ôm công nghệ để giành lấy thị trường riêng cho mình. Tuy nhiên cuộc chiến này quá khắc nghiệt cho đối thủ sân nhà tại Việt Nam khi đi sau và không đủ vốn để tranh giành với các đối thủ lớn, có nền móng và có vốn đầu tư cự lớn như: Grab, Uber… Chúng ta thử hãy điểm danh qua các dịch vụ xe ôm công nghệ đang có mặt tại Việt Nam nhé.
Grab
Grab (trước đây gọi là GrabTaxi) là công ty công nghệ cung cấp dịch vụ vận chuyển và đi lại tại Malaysia, Singapore và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Grab hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ tương tự Uber. Mặc dù ban đầu hoạt động với xe ôtô giống Uber tại Malaysia và Singapore, để phù hợp với tình trạng kẹt xe ở nhiều thành phố, Grab đã triển khai thêm dịch vụ GrabBike với phương tiện là xe gắn máy tại Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.
TP. Hồ Chí Minh là nơi đầu tiên Grab triển khai thử nghiệm dịch vụ GrabBike vào tháng 11/2014
- Thành lập: 2012
- Người sáng lập: Anthony Tan, Tan Hooi Ling
- Trụ sở chính: Singapore Xem thêm chi tiết về Grab tại đây!
Cuối năm 2017 Grab công bố đã có hơn 1.1 triêu tài xế và rằng mình đã chiếm 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Và sau gần 2 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ, như: GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, GrabExpress... và rất nhiều dịch vụ khác ra đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân Việt Nam
Tải ứng dụng cho khách hàng:
- Android : https://goo.gl/5Pp6pj 2
- IOS: https://goo.gl/ZT6WuA 2
- Hướng dẫn cách đặt xe ôm GrabBike - GrabCar cho khách hàng
- Hướng dẫn quy trình các bước đăng ký GrabBike chi tiết
Uber
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi dựa trên ứng dụng di động có trụ sở tại Mỹ và hoạt động tại các thành phố ở nhiều nước. Công ty sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh để nhận được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình. Uber được cho là công ty tiên phong của nền kinh tế chia sẻ.
Tên “Uber” bắt nguồn từ chữ phổ biến và là tiến lóng “uber”, có nghĩa là “cao nhất” hoặc “siêu”. Từ ngày có nguồn gốc từ tiếng Đức, “über”, có nghĩa là “ở trên”.
- Thành lập: 3/2009
- Người sáng lập: Travis Kalanick, Garrett Camp
- Trụ sở: San Francisco, California (Mỹ)
Tải ứng dụng cho khách hàng:
- Android : https://goo.gl/rSBRjB 1
- IOS: https://goo.gl/DKws1N 1
LƯU Ý: Kể từ ngày 08/04/2018 ứng dụng Uber cho cả khách hàng và tài xế sẽ không còn hoạt động nữa.
GO-VIET
GO-VIET là một ứng dụng gọi xe công nghệ với các tính năng tưng tự như các ứng dụng khác (Grab,Uber,Vato...) với chức năng chính là gọi xe, giao hàng, giao thức ăn và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến.
Bên cạnh các dịch vụ gọi xe, giao-nhận hàng hóa, mua sắm, Go-Viet là giải pháp giúp bạn xử lý những nhu cầu hàng ngày một cách dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng.
GO-VIET là hãng xe công nghệ được công ty GO-JEK đầu tư và hậu thuẫn phía sau.GO-JEK sẽ đầu tư chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của mình trong 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gọi xe tại Indonesia.
GO-JEK đầu tư hơn 500 triệu USD vào 4 thị trường tại Đông Nam Á là Viet nam, Singapore, Thai Lan, Philippin...với số tiền trên thì GO-VIET tại Việt Nam đang là đối thủ lớn nhất của Grab tại Việt Nam khi mà hãng này đang chiếm hơn 95% thi trượng gọi xe công nghệ.
Go-Viet hợp tác với hàng ngàn các đối tác tài xế, đối tác nhà hàng và các đối tác khác để mang lại cho bạn những trải nghiệm thoải mái trên từng dịch vụ. Các sản phẩm của Go-Viet đều hướng đến sự thuận tiện cho người dùng và giải quyết các vấn đề xã hội như: việc làm, thu nhập, phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ...
Tại Việt Nam đối thủ cạnh tranh lớn nhất của GO-VIET đó là Grab, với sự hoạt động lâu dài của Grab (từ năm 2014) tại thị trường Việt Nam nên đa phần các dịch vụ của GO-VIET đều tương tự như Grab như.
- Dịch vụ gọi xe ôm 2 bánh : GO-Bike (Grab gọi là GrabBike).
- Dịch vụ gọi xe taxi, 4 bánh : GO-Car (Grab gọi là GrabCar).
- Dịch vụ giao hàng : GO-SEND (Grab gọi là GrabExpress).
- Dịch vụ thanh toán, ví điện tử : GO-PAY (Grab gọi là GrabPay).
Be
be là ứng dụng gọi xe công nghệ đươc phát triển bởi Công ty cổ phần BE GROUP, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực Vận tải công nghệ. Hai dịch vụ chính mà Ứng dụng gọi xe be cung cấp là beBike (dịch vụ đặt xe 2 bánh) và beCar (dịch vụ đặt xe 4 bánh).
Ứng dụng be chính thức ra mắt thị trường vào ngày 13/12/2018 tại Hà Nội và Thành phố HCM với 2 dịch vụ chính là beBike và beCar và đi vào hoạt động từ ngày 17/12/2018.Ứng dụng này được sự đầu tư và hợp tác từ các đối tác chiến lược là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VBBank và Công ty Bảo hiểm Opes.
be Group coi mình là công ty vận tải, áp dụng công nghệ trong thời kì 4.0 chứ không phải là công ty cung cấp dịch vụ công nghệ cung cấp ứng dụng vận tải.
Ứng dụng be hiện tại đang tập trung vào 2 dịch vụ chính đó là:
- beBike: dịch vụ gọi xe ôm (xe máy) 2 bánh nhằm kết nối các khách hàng có nhu cầu đi lại bằng phương tiện là xe máy với đối tác tài xế, dịch vụ tương tự như GrabBike của Grab hay Go-Bike của Go-Viet đang có.
- beCar: dịch vụ gọi xe hơi ô tô 4 bánh 4 chỗ và 7 chỗ cho các khách hàng có nhu cầu di chuyển bằng xe hơi, dịch vụ tương tự như GrabCar.
Các thông tin liên quan
- Hướng dẫn quy trình đăng ký đối tác chạy beBike, beCar chi tiết
- Hướng dẫn cách đặt xe ôm beBike-beCar cho khách hàng
FASTGO
Fastgo là một ứng dụng gọi xe công nghệ dành cho các chủ xe cá nhân và xe taxi đăng ký sử dụng để cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng có nhu cầu sử dụng hay nói cách khác đây là một ứng dụng gọi xe không khác gì về mặt nguyên lý hoạt động so với các hãng như : Grab, Uber...
Fastgo được được phát triển bởi Công ty cổ phần công nghệ MPOS, thuộc hệ sinh thái Tập đoàn công nghệ Nexttech.
- FastGo không thu phí chiết khấu đối với tài xế lái xe, hãng này chỉ thu một khoản phí nhỏ khi tham gia và thu nhập của các đối tác sẽ không bị giảm khi lái xe.
- FastGo cung cấp gói bảo hiểm Fast Protection với nhiều lợi ích (Giá trị lên đến 200 triệu đồng) để tài xế và khách hàng yên tâm trên mọi hành trình cùng với lái xe FastGo.
- Phát triển ví điện tử Fast Pay để thanh toán tất cả các dịch vụ trên ứng dụng và tích điểm để sử dụng về sau.Tương tự như dịch vụ GrabPay hay Go-Pay hiện nay.
VATO
VATO cũng là ứng dụng gọi xe trên nền tảng điện thoại di động, giúp kết nối người dùng với các tài xế lái xe tương tự như Grab, Uber… Ứng dụng được anh Trần Thành Nam phát triển đầu tháng 06/2016 với tên là FaceCar và vào ngày 26/03/2017 thì ứng dụng này được đổi tên thành VIVU với do bà Nguyễn Phan Hoài Xuyên - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần phát triển công nghệ Vivu. Và sau đó vào ngày 01/04/2018 ứng dụng tiếp tục đổi tên sang VATO.
Hiện tại ứng dụng này đang cung cấp các dịch vụ như là : VATOCar, VATOTaxi, VATOBike…và hiện tại ứng dụng này đang có mặt ở: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Hà Tĩnh… tuy nhiên hiện tại chỉ thấy tài xế chủ yếu ở Cần Thơ, Vũng Tàu với dịch vụ ViVuTaxi, ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì chưa thấy phổ biến loại xe này.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
- Androi: https://goo.gl/bw75RQ 28
- IOS: https://goo.gl/x73CB4 21
MyGo
MyGo là một ứng dụng gọi xe và giao hàng công nghệ áp dụng nền tảng công nghệ để cung cấp dịch vụ kết nối giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ di chuyển, giao hàng cũng như nhiều dịch vụ khác trên phạm vi toàn quốc.
Đây là ứng dụng thuộc Dự án của Tổng Công ty Cổ phần Bưu Chính Viettel (Viettel Post) và kế thừa tinh thần của Tập đoàn Công Nghiệp - Viễn Thông Viettel, MyGo mang sứ mệnh phục vụ người dân Việt Nam bằng các dịch vụ 4.0 được tối ưu.
Là một ứng dụng gọi xe và giao hàng kế thừa những công nghệ của dịch vụ bưu chính ViettelPost đã có MyGo cung cấp thêm các dịch vụ đặt xe như Grab, Go-Viet đó là:
- Ô tô: Đặt chuyến đi bằng xe ô tô mang sự an toàn, thuận tiện và thoải mái.
- Xe máy: Di chuyển nhanh chóng, tiện lợi, đặc biệt ở những thành phố đông đúc.
- Giao hàng: Dịch vụ chuyển phát nội tỉnh an toàn, tín nhiệm có hỗ trợ ứng tiền thu hộ.
- Xe tải: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa liên tỉnh với nhiều lựa chọn trọng tải khác nhau
- Android: http://bit.ly/2RbtiMm
- iOS: https://apple.co/31pUITo
- Hướng dẫn đăng ký làm đối tác lái xe MyGo (2 bánh, 4 bánh) của ViettelPost
- Hướng dẫn đặt xe ôm, xe ôtô MyGo dành cho khách hàng
Mai Linh
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh (gọi tắt là Tập đoàn Mai Linh – Mai Linh Group), tiền thân là Công ty TNHH Vận tải hành khách và Du lịch Mai Linh, được thành lập ngày 12/07/1993 tại TP. Hồ Chí Minh, do ông Hồ Huy sáng lập.
Mai Linh nỗi tiếng với loại hình taxi truyền, với sức ép của nền dịch vụ xe ôm công nghệ trên di động từ Uber, Grab thì Mai Linh cũng tung ra ứng dụng gọi xem Taxi cho mình năm 2015 tuy nhiên không được người dùng sử dụng nhiều. Đến tháng 10/2017 Mai linh cập nhật thêm dịch vụ xe ôm 2 bánh là Mai linh bike và đây là động thái cạnh tranh với Grab, Uber trên dịch vụ xe ôm 2 bánh. Cho đến hiện tại Mai Linh đang cung cấp các dịch trên ứng dụng của mình là: Taxi 4 chỗ, Taxi 7 chỗ, MBike.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
- Androi: https://goo.gl/rywf2d 33
- IOS: https://goo.gl/HXw2xM 35
TNET
Công ty T.NET Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực phát triển phần mềm, thương mại điện tử và công nghệ.Công ty này cũng phát triển dịch vụ kết nối giữa hành khách và tài xế, giữa tổ chức và cá nhân có nhu cầu vận tải với các doanh nghiệp cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực vận tải trên nền tảng di động. Có thể nói cách hoạt động cũng tương tự như các nhà cung cấp vận tải khác như: Mai Linh, ViVu. G-XO 25… tại Việt Nam
TNET cũng có 2 ứng dụng:
- 1 là gọi xe cho khách hàng ( TNET )
- 1 là dành cho đối tác tài xế ( TNET Partner )
Tải ứng dụng cho khách hàng:
- Androi: https://goo.gl/KeA3JR 10
- IOS: https://goo.gl/kVGXPh 15
Aber
Ứng dụng gọi xe ABER được ấp ủ từ năm 2015 bởi một nhóm kỹ sư công nghệ người Việt ở Châu Âu. Tuy nhiên, đến đầu năm 2018, ABER mới triển khai thử nghiệm tại một số nước Đông Nam Á. Giờ đây, ABER đã chính thức có mặt tại Việt Nam, trở thành nhà cung cấp đầu tiên về dịch vụ vận chuyển với nền tảng hỗ trợ đa dạng cho nhiều loại phương tiện: Xe hai bánh chở khách, xe hai bánh giao hàng, xe bốn bánh, xe cho thuê, xe tải chở hàng và xe khách đường dài.
Dựa trên nền tảng công nghệ từ Cộng hoà liên bang Đức, đội ngũ phát triển của Aber là những người Việt trẻ ở thế hệ 8x, 9x, với những khát khao và việc xây dựng một ứng dụng kết nối nhu cầu đi lại, công tác, vận chuyển và hơn nữa là trãi nghiệm du lịch cùng ABER.
ABER sẽ xây dựng nền tảng tốt nhất với mong muốn gia tăng trải nghiệm của khách hàng, bằng sự tận tâm và nụ cười của người dẫn đường – những tài xế ABER, với khách hàng không chỉ là di chuyển, chúng tôi gọi đó là “những chuyến xe chở niềm vui và nụ cười”. ABER Việt Nam đang hướng đến cam kết tạo nên nhiều hơn những trải nghiệm khác biệt dành cho tài xế và hành khách, đồng thời đối với ABER, đó còn là trách nhiệm đối với đội ngũ tài xế…
Theo hãng này nói thì cụm từ ABER có nghĩa là: AM BESTEN FAHRER hoặc ABSOLUTE DRIVER -> NGƯỜI LÁI XE HOÀN HẢO.
Ứng dụng Aber hiện tại bắt đầu tuyển tài xế vào ngày 01/06/2018 tại thành phố Hồ Chí Mình và tương lai hãng này có thể phát triển ra các khu vực khác.
Những khách hàng có thể lựa chọn Aber để di chuyển, đặt xe bằng cách tải ứng dụng Aber theo hướng dẫn dưới đây.
GO-GXO
Go xe Ôm ( GXO ) là 1 ứng dụng gọi xe theo yêu cầu thông qua Smart Phone được tích hợp 4 dịch vụ trong 1 ứng dụng gồm Xe Ôm, Giao hàng, Đặt món ăn và Mua hàng. Ra mắt vào ngày 28/12/2017 tuy nhiên hiện tại thì có thể do ít khách hàng nên cũng chưa thấy tài xế hãng này trên thị trường xe ôm công nghệ.
Chi tiết hơn mọi người xem tại bài viết này nhé.
Tải ứng dụng cho khách hàng:
- Androi: https://goo.gl/gW1Xco 19
- IOS: https://goo.gl/o3bxuw 10
GoNow
Để thực hiện vai trò này, Gonow có 3 công cụ chính là website, app và phần mềm quản trị. Hiện tại, Gonow gồm 2 tính năng chính là khách tìm xe và xe tìm khách. Phần mềm Gonow có các đối tượng nguời dùng sau: người dùng thường (hành khách), nhà vận tải, tài xế và đại lý. Đối với mỗi đối tượng, giao diện và tính năng của phần mềm khác nhau.
Ngày 15/9 tại Hà Nội, Vietel hỗ trợ 30% vốn cho công ty này và vên cạnh đó Viettel sẽ phát triển hệ thống kênh bán hàng, hệ thống chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán trực tuyến, bankplus cho Gonow tại hơn 10.000 điểm giao dịch Viettel trên toàn quốc. Gonow sẽ sử dụng hệ thống tổng đài đa phương tiện, hệ thống kênh truyền hình SMS, hóa đơn điện tử và hệ thống nhận diện thương hiệu của Vietel.
Có thể thấy đây là hãnng có tiềm năng để cạnh tranh với các đối thủ lớn như Grab, Uber… tại VN, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì GoNow chưa có động thái gì và họ đang tập trung vào dich vụ xe nhiều chỗ ngồi.
Tải ứng dụng tại đây: http://gonow.vn
Ngoài ra tại Việt Nam còn xuất hiện nhiều dịch vụ vận tải giao hàng khá nỗi tiếng như: Lalamove, Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem, AHamove…Nó cũng làm phong phú thêm màu sắc của dịch vụ xe ôm vận tải tại Việt Nam.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: