ThanhReview
Tài xế Đồng
Mua những dao nào thì hợp lý? Dao mắc tiền sẽ xịn hơn dao rẻ tiền? Mua dao lẻ hay mua thành set? Bao nhiêu dao là đủ?
Thiết nghĩ ai mới có bếp hoặc bắt đầu làm bếp, hoặc có khi là làm bếp 1 thời gian rồi cũng có những câu hỏi như thế này. Bản thân em cũng thế. Theo ủng hộ của 1 số anh chị thì em làm post này để chia sẻ kinh nghiệm chọn dao bếp của cá nhân em, để các anh chị có thể tham khảo thêm 1 góc nhìn khác trong việc chọn dao cho căn bếp của mình.
Em sẽ không đi sâu nhiều về các loại dao, vì nếu mà tính các loại dao trên thế giới thì bài sẽ rất dài, và thật tình là các anh chị cũng ko cần tìm hiểu quá sâu vì trọng tâm ở đây là chúng ta sử dụng dao để nấu đồ Việt, thi thoảng nấu 1 vài món Tây cho gia đình. Ngoài ra, lỡ có trẻ con muốn học bếp thì cũng nên có 1 vài con dao trẻ em cầm được, ba mẹ ko đau tim. Giá thành cần hợp lý với kinh tế chung. Vì vậy loại dao chúng ta cần mua sẽ phải đáp ứng được các mục tiêu này.
1) Độ dày của sống dao: nên chọn loại dao có sống dày vừa phải, ko nên lựa dao mỏng lưỡi như mấy con dao Kiwi Thái Lan, để tạo độ chắc chắn khi cầm dao. Đa phần dao từ vùng 400k trở lên là bắt đầu có sống vừa phải. Mọi người tham khảo thêm ở hình em so sánh 2 con dao ở dưới để hiểu thêm độ dày cần thiết. Ở đây con bên trái (Nakiri) sẽ dễ cầm, dễ hoạt động hơn con bên phải (Santoku mỏng). Nakiri và Santoku là tên của dáng lưỡi dao luôn đó ạ, chứ ko phải tên hãng làm dao.
2) Cán dao: cái này tuỳ vô sở thích nhiều lắm ạ. Cá nhân em rất ko thích cán thép, chỉ thích cán gỗ vì đỡ trượt tay. Cán gỗ cầm cảm giác cũng mộc mạc thích hơn cán kim loại/nhựa.
3) Cách đóng cán: quyết định độ bền của dao. Tốt nhất là lựa dao có cán tán đinh tay cầm dọc theo thép cán dao hoặc mua loại họ tán miếng thép cán ngược lại vào phần nguyên liệu ốp cán dao. Chúng ta ko nên mua các loại dao mà cán dao chỉ cắm vào 1 miếng nhựa hay gỗ, theo cấu trúc của các loại dao Thái Lan/Kiwi vì về lâu dài khi bị lỏng ra gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4) Vừa tay cầm + vừa độ nặng: cái này cũng là điểm quan trọng, đi mua dao thì phải ra tận nơi cầm dao trong tay thì mình mới nên quyết định mua. Tư thế cầm dao chắc chắn thì như trong hình em demo ở dưới ạ.
Mua loại dao nào thì đáp ứng được mục tiêu nấu ăn thường ngày?
Set dao ở dưới đây là được em chọn mua từng con 1 để đáp ứng nhu cầu trên. Thật ra ở đây đang dư 1-2 con phòng khi khách đến có muốn phụ thì có thêm dao cắt phụ + 1 con có thể mua loại rẻ hơn và xài hiệu quả hơn.
Nakiri là con dao em xài thường xuyên nhất, cho tất cả các việc cắt thịt (ko cần lạng mỏng), cắt rau củ, xắt hành..vv... Con dao này em mua ở Hachi giá trong vùng 700-1tr (ko nhớ giá cụ thể do cũng lâu rồi ạ). Xài ngon lành, ko có gì để chê. Các bé lớn cũng có thể dùng để bắt đầu tập tành làm bếp mà ba mẹ đỡ sợ vì dao này ko có mũi nhọn (và từ đó lưu trữ/bảo quản dao này là nhẹ nhàng nhất trong các loại dao)
Con dao thứ 2 cũng hay xài là bạn Santoku cán thép - thiệt ra là em ko thích con này nhất trong dàn, nhưng vì mẹ chồng cho mà ko xài thì cũng hơi kỳ. Tuy nhiên, mọi người tham khảo dáng lưỡi để tìm mua. Santoku này phổ biến tương tự dao Chef, làm gì cũng được. Mài đủ sắc thì lạng thịt mỏng cũng ngon lành. Con dao này em mua ở Hachi cũng rẻ ạ, dưới 1tr còn nằm trong set bán cùng 1 cái thớt nhựa mỏng.
Con dao thứ 3 là con dao Chef: dáng lưỡi dao này các bạn Âu Mỹ hay gọi là dao Chef, ý chỉ dao đa zi năng. Dùng để băm nhỏ tỏi ớt rất thích vì dáng lưỡi dao này hỗ trợ cái hoạt động băm rất tốt nhờ có độ cong từ mũi dao xuống giữa thân.
Paring: dao dùng để xử lý các việc vặt như bóc vỏ hành tỏi, lạng bỏ mắt khoai tây..vv... làm những chi tiết nhỏ trong bếp rất tốt. Mọi người có thể mua dao này ở Hachi (cán gỗ) cũng đủ tốt để xài. Dao này cốt là cần nhỏ gọn, sống đủ dày để cầm chắc tay + thép tốt để còn mài xài lâu. Ko thì mua cái rẻ rẻ, mài vài chục lần rồi thay mới cũng được.
Dao chặt: trong hình em xí xọn mua con dao chặt tốn khoảng 800k, nhưng thề là ko hiệu quả = mấy con dao chặt do thợ rèn Việt Nam làm mà các cô ngoài chợ hay xài. Dao chặt gà mình cứ mua loại VN làm, vừa rẻ lại hiệu quả. Mang đi mài ngoài hàng ko sợ. Đừng mua hàng xịn vì sẽ ko hiệu quả lắm đâu ạ. Mình nên để ý là Âu Mỹ họ ko ăn gà chặt kiểu Châu Á nên dao chặt của họ chỉ cốt là làm gãy cơ xương khớp ra là chính.
Dao răng cưa: chỉ dùng để cắt bánh mì ổ, cắt phô mai cứng. Con dao này em mua ở siêu thị dưới nhà có 65k thôi nhưng xài đủ rồi ạ. Dao răng cưa em đảm bảo chúng ta ít xài, mua rẻ lâu lâu dùng là đủ. Dao răng cưa mài ở nhà rất khó nên mua cái rẻ. Khi nào cùn thì mang ra hàng mài cho đứt hẳn răng cưa làm dao thái bình thường và mua con mới là hiệu quả nhất.
Cây honing (bên phải ngoài cùng): dùng lâu lâu liếc dao cho nó bén ngót thêm. Cái này có thể thay = dây lưng da cũ cũng hiệu quả ko kém. Ko nhất thiết phải mua. Vì dao mà cùn cùn thì cứ mang đi mài lại cho xong ạ.
Ngoài ra, để giữ dao sắc đẹp, chúng ta mua thêm 3 cục đá mài của Nhật để mài thì thật sự dao 300k hay dao 8tr cũng sẽ hoạt động như nhau. Cái này em sẽ viết sau cho kỹ hơn.
Trong hình còn 1 con Santoku em chưa nói đến, là con Santoku bên phải của Miyabi có giá gần 7tr. Ngày trước em còn xài 1 con Shun Santoku 5tr mua ở William-Sonoma nữa. Nhưng hỏi em là có cần thiết phải mua dao xịn hẳn vùng giá từ 4-15tr/con hay không thì thật sự là ko cần. Dao xịn hay ko mà ko biết cách chăm sóc, mài sắc thì xài 1 thời gian cũng trở thành cùn hư như nhau ? phương pháp mài thì cũng có nhiều cách lắm, nhưng em lại hợp với kiểu mài đá ướt kiểu Nhật. Hơi lích kích nhưng dao mài xong đảm bảo dao mua 300k thì cũng chém đứt giấy ngon lành.
Có nên mua set dao hay không? Vì em quan trọng tính năng sử dụng của từng con dao, vì từng lưỡi dao sẽ phục vụ cho từng chức năng nhất định nên em ko ủng hộ mua set. Chắc chắn chúng ta sẽ ko dùng hết công năng của set dao. Tất nhiên là tuỳ vào cách họ thiết lập nên 1 set dao mà có lúc set dao lựa có tâm em cũng có thấy, nhưng mà mua lẻ hết cho chắc ăn.
Mua bao nhiêu con dao là đủ? Phục vụ cho đa phần bếp Việt, em thấy chúng ta chỉ cần: 2 con dao paring, 1 con Santoku, 1 Nakiri, 1 dao chặt, 1 dao răng cưa, 1 cây kéo lưỡi phẳng là phục vụ cho việc làm bếp đủ đẹp. Thêm số lượng này là chỉ để phục vụ cho những dịp lâu lâu xảy ra thôi (tiệc tùng, bạn bè qua chơi nấu ăn..vv..)
Update thêm: dao xịn của Nhật thì sẽ dùng thái thôi. Ko chặt hay đập tỏi được vì dao dùng thái mỏng thịt, thái thịt ngon lành thì thép sẽ giòn. Đập tỏi mạnh tay thì sẽ gãy dao đó ạ. Mẹ nào thích đập tỏi thì 1 là dùng dao Việt, hoặc dùng chày/búa đập, chứ dao thái thì ko nên tác động mạnh lên lưỡi dao để đảm bảo ạ.
Post cũng dài rồi nên em tạm dừng ở đây. Anh Chị có thắc mắc nào khác thì để lại comment để nếu mà em có biết thì em sẽ phản hồi ạ. Ko thì lại phải nhờ cao nhân Google
https://www.facebook.com/photo.php?...6MNI3gUuzoWjx_FS7AGZIU_Pjpn7fSykeGQ3ZK9dcD56n
Thiết nghĩ ai mới có bếp hoặc bắt đầu làm bếp, hoặc có khi là làm bếp 1 thời gian rồi cũng có những câu hỏi như thế này. Bản thân em cũng thế. Theo ủng hộ của 1 số anh chị thì em làm post này để chia sẻ kinh nghiệm chọn dao bếp của cá nhân em, để các anh chị có thể tham khảo thêm 1 góc nhìn khác trong việc chọn dao cho căn bếp của mình.
Em sẽ không đi sâu nhiều về các loại dao, vì nếu mà tính các loại dao trên thế giới thì bài sẽ rất dài, và thật tình là các anh chị cũng ko cần tìm hiểu quá sâu vì trọng tâm ở đây là chúng ta sử dụng dao để nấu đồ Việt, thi thoảng nấu 1 vài món Tây cho gia đình. Ngoài ra, lỡ có trẻ con muốn học bếp thì cũng nên có 1 vài con dao trẻ em cầm được, ba mẹ ko đau tim. Giá thành cần hợp lý với kinh tế chung. Vì vậy loại dao chúng ta cần mua sẽ phải đáp ứng được các mục tiêu này.
Khi lựa dao thì tiêu chí nào nên được đảm bảo?
2) Cán dao: cái này tuỳ vô sở thích nhiều lắm ạ. Cá nhân em rất ko thích cán thép, chỉ thích cán gỗ vì đỡ trượt tay. Cán gỗ cầm cảm giác cũng mộc mạc thích hơn cán kim loại/nhựa.
3) Cách đóng cán: quyết định độ bền của dao. Tốt nhất là lựa dao có cán tán đinh tay cầm dọc theo thép cán dao hoặc mua loại họ tán miếng thép cán ngược lại vào phần nguyên liệu ốp cán dao. Chúng ta ko nên mua các loại dao mà cán dao chỉ cắm vào 1 miếng nhựa hay gỗ, theo cấu trúc của các loại dao Thái Lan/Kiwi vì về lâu dài khi bị lỏng ra gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4) Vừa tay cầm + vừa độ nặng: cái này cũng là điểm quan trọng, đi mua dao thì phải ra tận nơi cầm dao trong tay thì mình mới nên quyết định mua. Tư thế cầm dao chắc chắn thì như trong hình em demo ở dưới ạ.
Mua loại dao nào thì đáp ứng được mục tiêu nấu ăn thường ngày?
Set dao ở dưới đây là được em chọn mua từng con 1 để đáp ứng nhu cầu trên. Thật ra ở đây đang dư 1-2 con phòng khi khách đến có muốn phụ thì có thêm dao cắt phụ + 1 con có thể mua loại rẻ hơn và xài hiệu quả hơn.
Nakiri là con dao em xài thường xuyên nhất, cho tất cả các việc cắt thịt (ko cần lạng mỏng), cắt rau củ, xắt hành..vv... Con dao này em mua ở Hachi giá trong vùng 700-1tr (ko nhớ giá cụ thể do cũng lâu rồi ạ). Xài ngon lành, ko có gì để chê. Các bé lớn cũng có thể dùng để bắt đầu tập tành làm bếp mà ba mẹ đỡ sợ vì dao này ko có mũi nhọn (và từ đó lưu trữ/bảo quản dao này là nhẹ nhàng nhất trong các loại dao)
Con dao thứ 2 cũng hay xài là bạn Santoku cán thép - thiệt ra là em ko thích con này nhất trong dàn, nhưng vì mẹ chồng cho mà ko xài thì cũng hơi kỳ. Tuy nhiên, mọi người tham khảo dáng lưỡi để tìm mua. Santoku này phổ biến tương tự dao Chef, làm gì cũng được. Mài đủ sắc thì lạng thịt mỏng cũng ngon lành. Con dao này em mua ở Hachi cũng rẻ ạ, dưới 1tr còn nằm trong set bán cùng 1 cái thớt nhựa mỏng.
Con dao thứ 3 là con dao Chef: dáng lưỡi dao này các bạn Âu Mỹ hay gọi là dao Chef, ý chỉ dao đa zi năng. Dùng để băm nhỏ tỏi ớt rất thích vì dáng lưỡi dao này hỗ trợ cái hoạt động băm rất tốt nhờ có độ cong từ mũi dao xuống giữa thân.
Paring: dao dùng để xử lý các việc vặt như bóc vỏ hành tỏi, lạng bỏ mắt khoai tây..vv... làm những chi tiết nhỏ trong bếp rất tốt. Mọi người có thể mua dao này ở Hachi (cán gỗ) cũng đủ tốt để xài. Dao này cốt là cần nhỏ gọn, sống đủ dày để cầm chắc tay + thép tốt để còn mài xài lâu. Ko thì mua cái rẻ rẻ, mài vài chục lần rồi thay mới cũng được.
Dao chặt: trong hình em xí xọn mua con dao chặt tốn khoảng 800k, nhưng thề là ko hiệu quả = mấy con dao chặt do thợ rèn Việt Nam làm mà các cô ngoài chợ hay xài. Dao chặt gà mình cứ mua loại VN làm, vừa rẻ lại hiệu quả. Mang đi mài ngoài hàng ko sợ. Đừng mua hàng xịn vì sẽ ko hiệu quả lắm đâu ạ. Mình nên để ý là Âu Mỹ họ ko ăn gà chặt kiểu Châu Á nên dao chặt của họ chỉ cốt là làm gãy cơ xương khớp ra là chính.
Dao răng cưa: chỉ dùng để cắt bánh mì ổ, cắt phô mai cứng. Con dao này em mua ở siêu thị dưới nhà có 65k thôi nhưng xài đủ rồi ạ. Dao răng cưa em đảm bảo chúng ta ít xài, mua rẻ lâu lâu dùng là đủ. Dao răng cưa mài ở nhà rất khó nên mua cái rẻ. Khi nào cùn thì mang ra hàng mài cho đứt hẳn răng cưa làm dao thái bình thường và mua con mới là hiệu quả nhất.
Cây honing (bên phải ngoài cùng): dùng lâu lâu liếc dao cho nó bén ngót thêm. Cái này có thể thay = dây lưng da cũ cũng hiệu quả ko kém. Ko nhất thiết phải mua. Vì dao mà cùn cùn thì cứ mang đi mài lại cho xong ạ.
Ngoài ra, để giữ dao sắc đẹp, chúng ta mua thêm 3 cục đá mài của Nhật để mài thì thật sự dao 300k hay dao 8tr cũng sẽ hoạt động như nhau. Cái này em sẽ viết sau cho kỹ hơn.
Trong hình còn 1 con Santoku em chưa nói đến, là con Santoku bên phải của Miyabi có giá gần 7tr. Ngày trước em còn xài 1 con Shun Santoku 5tr mua ở William-Sonoma nữa. Nhưng hỏi em là có cần thiết phải mua dao xịn hẳn vùng giá từ 4-15tr/con hay không thì thật sự là ko cần. Dao xịn hay ko mà ko biết cách chăm sóc, mài sắc thì xài 1 thời gian cũng trở thành cùn hư như nhau ? phương pháp mài thì cũng có nhiều cách lắm, nhưng em lại hợp với kiểu mài đá ướt kiểu Nhật. Hơi lích kích nhưng dao mài xong đảm bảo dao mua 300k thì cũng chém đứt giấy ngon lành.
Có nên mua set dao hay không? Vì em quan trọng tính năng sử dụng của từng con dao, vì từng lưỡi dao sẽ phục vụ cho từng chức năng nhất định nên em ko ủng hộ mua set. Chắc chắn chúng ta sẽ ko dùng hết công năng của set dao. Tất nhiên là tuỳ vào cách họ thiết lập nên 1 set dao mà có lúc set dao lựa có tâm em cũng có thấy, nhưng mà mua lẻ hết cho chắc ăn.
Mua bao nhiêu con dao là đủ? Phục vụ cho đa phần bếp Việt, em thấy chúng ta chỉ cần: 2 con dao paring, 1 con Santoku, 1 Nakiri, 1 dao chặt, 1 dao răng cưa, 1 cây kéo lưỡi phẳng là phục vụ cho việc làm bếp đủ đẹp. Thêm số lượng này là chỉ để phục vụ cho những dịp lâu lâu xảy ra thôi (tiệc tùng, bạn bè qua chơi nấu ăn..vv..)
Update thêm: dao xịn của Nhật thì sẽ dùng thái thôi. Ko chặt hay đập tỏi được vì dao dùng thái mỏng thịt, thái thịt ngon lành thì thép sẽ giòn. Đập tỏi mạnh tay thì sẽ gãy dao đó ạ. Mẹ nào thích đập tỏi thì 1 là dùng dao Việt, hoặc dùng chày/búa đập, chứ dao thái thì ko nên tác động mạnh lên lưỡi dao để đảm bảo ạ.
Post cũng dài rồi nên em tạm dừng ở đây. Anh Chị có thắc mắc nào khác thì để lại comment để nếu mà em có biết thì em sẽ phản hồi ạ. Ko thì lại phải nhờ cao nhân Google
https://www.facebook.com/photo.php?...6MNI3gUuzoWjx_FS7AGZIU_Pjpn7fSykeGQ3ZK9dcD56n
Nguồn Yêu Bếp