gỗ công nghiệp

noithathoaphat

Tài xế mới
Gỗ công nghiệp là gì? có bao nhiêu loại gỗ công nghiệp được sử dụng hiện nay? đó là hai trong số nhiều câu khỏi được khách hàng đặt ra khi lựa chọn các vật dụng được làm từ chất liệu gỗ này. Vậy hôm nay, Nội thất Hòa Phát sẻ giúp bạn giảo đáp những thắc mắc trên bằng tất tần tật thông tin về loại gỗ công nghiệp hiện đang được chúng tôi và các nhà sản xuất sử dụng cho các món đồ hiện nay, hãy cùng tham khảo nhé!

1. Gỗ công nghiệp là gì?
Các loại gỗ được dùng trong sản xuất đồ nội thất công nghiệp

Các loại gỗ được dùng trong sản xuất đồ nội thất công nghiệp
Thuật ngữ Gỗ Công Nghiệp được dùng để ám chỉ chất liệu gỗ được sản xuất dựa trên quy trình sử dụng keo hoặc hóa chất để kết dính các vụn gỗ thành ván có độ dày theo yêu cầu. Loại chất liệu này đa số được làm từ các mẫu gỗ vụn, cành gỗ nhỏ hoặc các nguyên liệu gỗ vụn tận dụng, chính vì thế loại gỗ này thường có giá thành rẻ và được sử dụng phổ biến thay cho các sản phẩm từ gỗ tự nhiên hiện nay.

Về cấu tạo chính, các loại mẫu gỗ công nghiệp hiện nay gồm 2 phần chính là phần cốt gỗ và phần bề mặt, có rất nhiều loại vật liệu gỗ nhân tạo được sử dụng trong thiết kế nội thất hiện nay. Trong đó, phải kể đến các loại cốt gỗ như MFC, MDF, HDF,… cùng các chất liệu bề mặt như Melamine, Laminate, Veneer… Để hiểu rỏ thêm về từng loại chất liệu gỗ hiện nay, chúng ta sẻ tham khảo rỏ hơn về từng loại nhé.

2. Gỗ công nghiệp trong sản xuất nội thất: Thông tin chung
Về mặt cốt gỗ, chúng ta thường gặp 3 mẫu chính bao gồm các loại gỗ Melamine Faced Chipboard (MFC) – Medium Density Fiberboard (MDF) – High Density Fiberboard (HDF)

– Cốt gỗ Melamine Faced Chipboard (MFC)
gỗ Melamine Faced Chipboard (MFC)

Gỗ Melamine Faced Chipboard (MFC)
Gỗ công nghiệp MFC được sản xuất từ gỗ rừng trồng. Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC như keo, bạch đàn, cao su… Các cây này được thu hoạch ngắn ngày có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm nhỏ và trộn với keo đặc chủng rồi ép cứng thành các tấm ván với các độ dày khác nhau từ 9-25 ly tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của đơn vị sản xuất. Đây là loại gỗ được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu đạt chuẩn chứ không phải các tạp phẩm hay phế phẩm sản xuất như nhiều người vẫn nghĩ.

<em>Bề mặt cắt gỗ MFC</em>
Bề mặt cắt gỗ MFC
Loại vật liệu này gồm 3 loại chính là cốt trắng, xanh và đen trong đó mẫu cốt MFC xanh có độ chịu nước cao thường được sử dụng trong các môi trường có độ ẩm tạo độ bền cho sản phẩm. Mẫu gỗ công nghiệp này thường được phủ Melamine bên ngoài tạo độ bóng và nét thẩm mĩ cho sản phẩm.

<em>Gỗ MFC lõi xanh chống thấm</em>

Gỗ MFC lõi xanh chống thấm
Đặc điểm dể nhận biết của loại gỗ MFC là mặt cắt không mịn, với mắt thường bạn có thể nhìn rỏ các phần gỗ dăm ngay phía mặt cắt.

Về ứng dụng, sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất để chế tạo các món đồ nội thất như bàn, tủ, vách ngăn, kệ hồ sơ….

Một số màu của gỗ MFC

Một số màu của gỗ MFC– Gỗ công nghiệp Medium Density Fiberboard (MDF)
Gỗ MDF – Medium Density Fiberboard được sản xuất giống như gỗ MFC tuy nhiên thay vì xay dăm, các phần gỗ được xay mịn thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra các tấm gỗ với độ dày từ 3-25 ly.

Gỗ MFD với độ mịn cực cao thích hợp cho phun sơn hoặc phủ laminate hay cao cấp nhất vẫn là phủ 1 lớp acrylic bóng loáng.

Gỗ MFD với độ mịn cực cao thích hợp cho phun sơn hoặc phủ laminate hay cao cấp nhất vẫn là phủ 1 lớp acrylic bóng loáng.
Bằng mắt thường khách hàng có thể phân biệt được hai loại gỗ MDF và MFC một cách khác biệt, một loại mặt cắt cực mịn, một loại mặt cắt dăm gỗ. Do được sản xuất với công nghệ phức tạp hơn nên gỗ MDF thường có giá thành cao hơn và được sử dụng trong các dòng sản phẩm cao cấp như bàn giám đốc Hòa Phát, bàn trưởng phòng hòa phát, kệ tài liệu… Loại gỗ công nghiệp này thường được sơn phủ veneer, Laminate, Acrylic. tạo độ sang trọng và độ bền cho sản phẩm.

Mẫu gỗ này cũng được phân thành hai loại chính là loại thường có lõi màu gỗ tự nhiên và loại chịu nước với lõi xanh đặc trưng.

Phân biệt giữa hai loại gỗ MFD thường và chống nước

Phân biệt giữa hai loại gỗ MFD thường và chống nước
– Gỗ High Density Fiberboard (HDF)
Cấu tạo gỗ HDF

Cấu tạo gỗ HDF
Gỗ HDF được cấu tạo từ nguyên liệu gỗ tự nhiên được luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao (từ 1000-2000ºC) giúp xữ lý hết nhựa và nước bên trong gỗ. Sau đó chúng được xay mịn và trộn cùng một số phụ gia giúp tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg /cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF với độ dày từ 6-24 ly.

Tấm gỗ sau khi được ép thành hình sẻ được phủ bề mặt bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt.
Web: Hoaphatmiennam.vn - Nội thất Hòa Phát
Hotline: 0906 727 729
Địa chỉ: 55 Bạch Đằng, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TPHCM
 

shinhinichan

Tài xế Đồng
Đọc bài viết của bạn mình đã biết thêm nhiều về các loại gỗ công nghiệp
 
Top