Vào ngày 27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi và sau đó đổi tên thành Grab cho đến thời điểm hiện tại thì Grab đã hoạt động vừa tròn 5 năm tại Việt Nam hãng này cũng chưa bao giờ tiết lộ khoản đầu tư tại thị trường VN mà chỉ thông báo số tiền lỗ hàng năm.
Tuy nhiên mới đây công ty TNHH Grab đã có thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đề xuất cách quản lý dịch vụ đặt xe công nghệ sau nhiều vụ việc lùm xùm giữa Grab và Vinasun.
Cụ thể trong bức thư này lần đầu tiên Grab đã tiết lộ tổng mức đầu tư tại Việt Nam theo đó Grab cho biết rằng kể từ khi vào Việt Nam cho đến hiện tại hãng này đã đầu tư hơn 100 triệu USD tương đương với hơn 2.300 tỷ đồng để có thể thu hút được người dùng và cạnh tranh với các dịch vụ tương tự tại Việt Nam.
Vào tháng 10/2017 Tổng cục Thuế cho biết cả Grab và Uber đều lỗ khi hoạt động tại Việt Nam. Grab có vốn pháp định 20 tỷ đồng nhưng kể từ khi hoạt động tại Việt Nam tháng 2/2014, hãng đã lỗ lũy kế hơn 938 tỷ đồng. Ngoài ra, theo báo cáo tài chính của Grab, tổng doanh thu 3 năm 2014-2016 là 1.755 tỷ, số thuế đã kê khai và nộp hơn 9,5 tỷ đồng.
Kể từ khi Grab vào Việt Nam thì hãng này đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền để tranh giành thị phần cũng như tạo thói quen sử dụng dịch vụ cho khác hàng.Grab vào Việt Nam vào tháng 02.2014 thì sau đó 6 tháng Uber cũng xâm nhập vào thị trường chính vì vậy hãng này đã tiêu tốn rất nhiều tiền khuyến mãi cho khách hàng và tài xế để thu hút cũng như cạnh tranh thị trường với Uber.
Sau 4 năm hoạt động thi Uber rút khỏi thị trường và bán lại thị phần Đông Nam Á cho Grab vào 03/2018 và tưởng chừng như việc Grab sẽ thống lĩnh thị trường gọi xe tại Việt Nam.
Tuy nhiên lúc này lại xuất hiện thêm rất nhiều ứng dụng Viêt muốn tranh giành thị phần với Grab xuất hiện như: Vato, Fastgo, Aber... tuy nhiên lớn nhất đối với Grab đó chính là Go-Viet xuất hiện.Go-Viet chính là ứng dụng gọi xe được Go-Jek đầu tư và hiện tại Go-Jek chính là đối thủ lớn nhất của Grab tại Đông Nam Á.
Và Go-Jek cũng công bố rằng đang đầu tư 500 triệu USD cho việc mở rộng thị trường sau các nước ở Đông Nam Á là: Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Chính vì vậy mà cho đến thời điểm hiện tại hãng này vẫn còn phải đốt tiền cho việc thu hút khách hàng, cạnh tranh với các đối thủ của mình.
Sửa lần cuối: