Hồ sơ du học mỹ gồm những gì và quy trình phỏng vấn ra sao?

tuyendung

Tài xế mới
Bài viết này của mình sẽ tập trung hướng dẫn cách chuẩn bị và xin visa du học Mỹ và đặc biệt là cách trả lời 7 câu hỏi visa dễ bị hỏi nhất, mà cũng khó trả lời sao cho hay. Mình bắt đầu quá trình này vào đầu cấp , vì mình muốn du học từ sớm và cũng chọn được chương trình vừa tiết kiệm tiền, thời gian và chất lượng (sex note sau nha). Mình sẽ chia làm các phần nhỏ, phần thứ nhất là chương trình học, phần thứ hai là quá trình chuẩn bị hồ sơ tại Việt Nam, phần thứ ba khi đi phỏng vấn, phần thứ tư sẽ tập trung trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Bài này sẽ rất dài, mình cảm ơn mọi người đã ủng hộ!

I.Điều kiện đi du học Mỹ

  • Chương trình học: Running Start (2+2) của bang WA
  • Trường học: Highline College
  • Ngành học: Communication Studies
Mọi người ai cũng nghĩ muốn đi du học Mỹ thì gia đình phải gọi là siêu giàu, hoặc bản thân cực giỏi (kiểu thần đồng, SAT/ACT cao thật cao, và làm chủ tịch các hội nhóm nổi bật lắm cơ). Điều đó đúng nhé! Một phần thôi ? Vì vẫn có rất nhiều bạn (như mình), thành tích cũng tạm gọi là ổn, không quá nổi bật và gia đình thì không khá giả lắm. Mình nghĩ điều quan trọng nhất là bạn phải lập kế hoạch từ sớm, biết lượng sức mình, chọn đúng trường, đúng ngành và phải biết khôn khéo trình bày cho lãnh sự mỹ (CO) trong buổi phỏng vấn VÌ SAO bạn xứng đáng nhận được Visa mà không phải người khác.

Thêm nữa, bạn phải chọn được một chương trình học, trường học, ngành học phù hợp nhất với năng lực bản thân và tài chính gia đình. Trường hợp của mình, chọn chương trình Running Start/2+2 của bang Washington. Mình học liên thông từ Community College (CC) – 2 năm, và học 2 năm cuối tại University (đại học 4 năm). Mình chọn đi du học từ năm 16 tuổi (2016), hoàn thành chương trình CC sau 1 năm rưỡi (thường sẽ mất 1 năm rưỡi tới 2 năm), đi làm OPT tại ngân hàng từ 12/2017 đến 12/2018 (nếu bạn chưa biết về chương trình OPT thì nhấn vào đây hoặc xem Video này mình làm trên Youtube), và hiện tại đang hoàn thành năm cuối tại đại học. Mình nghĩ việc trình bày rõ ràng VÌ SAO chương trình/trường/ngành học này phù hợp với mình là Lý Do mình nhận được Visa.

II. Hồ sơ chuẩn bị

5151

Khi làm hồ sơ, một bộ hồ sơ cơ bản gồm có:
  • Đơn DS-160 (có thể tự điền – tiết kiệm hơn nhưng dễ sai sót, hoặc nhờ dịch vụ điền – giải pháp an toàn hơn nhưng bạn phải chọn được dịch vụ tận tình và chuyên nghiệp)
  • Xác nhận đóng phí SEVIS (tham khảo trên trang web của USCIS tại đây)
  • Biên lai đóng phí Phỏng Vấn
  • Thư mời phỏng vấn
  • I20 từ trường (có chứ ký của bên advisor và chữ ký của bạn)
  • Ảnh 5×5
  • Hộ chiếu, CMND, và giấy khai sinh
  • Chứng minh tài chính (sẽ note sau)
  • Bảng điểm
  • Chứng minh nhân dân và hộ khẩu
  • IELTS (nếu có thì rất tốt nhé!) – 5.5 trở lên thì nên đem nha bạn, càng cao càng tốt!
  • Học bổng từ trường (nếu có)
Cơ bản là vậy, phần chứng minh tài chính:
  • Sổ tiết kiệm/Giấy xác nhận tiết kiệm
  • Giấy chứng minh sở hữu nhà đất/xe cộ
  • Hợp đồng góp vốn/cổ phần công ty (nếu có)
  • Hợp đồng cho thuê/mướn nhà (nếu có)
  • Bảng lương chính thức
  • Các nguồn tài chính khác (nếu có)

III. Quy trình phỏng vấn

  • Nếu bạn dưới 18 tuổi thì cần cha mẹ đi theo, và CO có thể (rất có thể) sẽ phỏng vấn cha mẹ bạn. Nếu trên 18 tuổi thì an tâm đi một mình nha!
  • Bạn nên soạn sẵn một list câu hỏi, và chuẩn bị sẵn câu trả lời dựa vào trường hợp của bản thân mình. Đừng nên quá rập khuôn, không sáng tạo nhé. Ví dụ, khi lãnh sự hỏi “Why do you want to study in America?”, 7/10 bạn đã trả lời “I want to study in America because it has the best program in the US, etc”, kiểu vậy ai cũng nói được. Nhưng phải giải thích vì sao đi mỹ du học lại phù hợp với bạn (mình sẽ note phía dưới)! Như vậy mới gây ấn tượng với lãnh sự!
  • Toàn bộ cuộc phỏng vấn NÊN diễn ra bằng Tiếng Anh ( trừ khi phỏng vấn cha me bạn thì sẽ là Tiếng Việt). Điều này, thứ nhất sẽ cho CO thấy bạn tự tin và có khả năng học tại Mỹ, thứ hai là bạn có chuẩn bị rất kỹ cho cuộc phỏng vấn)
  • Khi mình điền đơn DS-160 cho khách của mình, mình đều copy 2 bản và các giấy tờ khác cũng 2 bản. Việc này rất tiện để khi chuẩn bị đi phỏng vấn bạn có thể xem lại và chuẩn bị cho phù hợp
  • Mình khuyên bạn nên đầu tư mua một cái folder nhiều ngăn, gọn gàng, sạch sẽ. Mỗi loại giấy tờ sẽ bỏ vào mỗi ngăn khác nhau và có note phía ngoài để khi nhìn vào dễ lấy ra. Ví dụ: Passport/CMND/Giấy khai sinh sẽ đưa vào ngăn “Thông tin cá nhân”, các giấy tờ tài chính sẽ bỏ vào ngăn “Tài chính”
  • Khi đi phỏng vấn, nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng, đừng làm quá. Khách bên mình, nữ thì mặc áo sơ mi/quần tây/chân váy dài qua gối lịch sự. Nam thì sơ mi/quần tây đóng thùng. Có thể trang điểm nhẹ (cho nữ) để tươi tắn hơn. Tóc tai gọn gàng nha bạn! Ngoại hình rất quan trọng vì nếu bạn không ngăn nắp, gọn gàng ngay khi ở Việt Nam, thì sang Mỹ sẽ ra sao?
  • Khi xếp hàng, nên lịch sự, không gây ồn ào vì họ có thể xem cách bạn hành xử như thế nào qua camera.
Bỏ qua các bước xếp hàng dài dòng và cũng không có gì đáng nói, mình sẽ tập trung chính vào phần phỏng vấn với lãnh sự nha! Kinh nghiệm mình làm hồ sơ cho khách bên mình, lãnh sự đã đánh giá hồ sơ trước khi bạn bước vào nơi phỏng vấn, và buổi phỏng vấn là dịp mà các bạn củng cố thêm thông tin và khéo léo làm nổi bật điểm mạnh của hồ sơ mình. Lãnh sự sẽ tập trung chú ý vào các phần như sau:
  1. Chứng minh khả năng học tập: thể hiện qua bảng điểm, IELTS/SAT/ACT, GPA tại Việt Nam, khả năng nói tiếng anh, etc.
  2. Chứng minh khả năng tài chính: thể hiện qua bộ hồ sơ chứng minh tài chính (giấy tờ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng, bảng lương của cha mẹ, etc.)
  3. Chứng minh bạn SẼ về lại Việt Nam sau khi học xong (phần này khó nhất): Bạn phải nêu bật được lý do bạn sẽ trở về Việt Nam, chứ không sang Mỹ với mong muốn được ở lại. Phần này khó chứng minh vì chẳng ai biết được chuyện tương lai, nhưng mình luôn khuyên khách bên mình dựa vào những gì bạn có ở Hiện Tại mà chứng minh sự ràng buộc tại Việt Nam. Ví dụ, gia đình bạn có khách sạn, bạn sang Mỹ học ngành Hospitality, để sau này về quản lý khách sạn cho gia đình. Phần này tuỳ mỗi trường hợp sẽ có cách giải thích khác nhau, các bạn có thể inbox mình để hiểu rõ hơn
  4. Chứng minh bạn qua Mỹ để học, không phải để làm: thể hiện qua Study plan. Bạn phải có một study plan thật nghiêm chỉnh, gọn gàng và đầy đủ chi tiết để cho CO biết là mình qua đấy để học, chứ không có thời gian đi làm. Study plan thường tập trung vào các lớp bạn sẽ lấy, hoạt động ngoại khoá/CLB mà bạn sẽ tham gia. Study plan cũng giống như phần trên, tuỳ từng trường hợp, và mình có thể tư vấn thêm qua inbox.

Ngoài ra bạn nên biết qua 7 câu hỏi khó nhất khi đi phỏng vấn xin visa mỹ bên dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình nhé.
Nguồn callmehailey. wordpress.com​
 
Top