Gần đây, với việc bùng nổ giao thức ăn qua các ứng dụng như GRAB, GOFOOD, NOW thì để thu hút thêm khách hàng, hàng loạt các quán xá từ có tên tuổi đến vô danh (như quán Rau Má Flacota của mình) đều tung ra các chương trình giảm giá từ 30% đến 50%.
Ngoài ra, các bên giao thức ăn còn hỗ trợ thêm FREE SHIP thành ra giá của các món ăn, thức uống khi đến tay người tiêu dùng, rẻ hơn đáng kể so với khi trực tiếp đến mua tại quán.
Các khách hàng thì ít khi thắc mắc, giảm giá khủng vậy thì quán có lời hay không nhưng đây chắc chắn là bài toán không hề đơn giản đối với các anh chị chủ quán.
Trong phạm vi bài viết lần này, mình chia sẻ các kiến thức tài chính đơn giản để xem xét KHI BÁN HÀNG TRÊN GRAB, GOFOOD, NOW, CÁC QUÁN NÊN GIẢM GIÁ TỐI ĐA BAO NHIÊU % TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ các loại biến phí, định phí.
Định phí: Các loại chi phí dù có bán hàng hay không nó vẫn phát sinh. Thí dụ: tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên full time, tiền khấu hao tài sản...
Biến phí: Các loại chi phí chỉ phát sinh khi có giao dịch bán hàng. Thí dụ: tiền rau má, tiền đậu xanh, tiền nước dừa… để pha 1 ly rau má.
Số dư đảm phí (Lợi nhuận trên 1 ly nước nếu chỉ tính biến phí) = Giá bán – Biến phí. Tổng số dư đảm phí sau khi trừ đi định phí chính là lợi nhuận. Thí dụ: 1 ly nước rau má: biến phí là 10 (đồng), giá bán là 15 (đồng) => Số dư đảm phí là 15 – 10 = 5 (đồng).
Qua công thức “Số dư đảm phí” ở trên, mức giảm giá tối đa chỉ nên bằng bằng số dư đảm phí, nghĩa là giá bán phải lớn hơn biến phí. Nếu giá bán dưới biến phí thì quán sẽ bị lỗ ngay cho từng giao dịch bán hàng và không có gì để bù đắp định phí cả. Tiếp theo thí dụ trên, mức tối đa mà chủ quán nên giảm cho ly nước là 5 đồng (đây là số dư đảm phí) tương đương với 30% (Số dư đảm phí / Giá bán = 5/15).
Nói cách khác, giả sử trước đây, quảng cáo đủ kiểu, quán không có đơn hàng nào trên Grab cả. Sau khi khuyến mãi giảm giá 20% trên Grab, thì ngoài các đơn hàng khách mua tại quán với số lượng không đổi, quán bán thêm được 5 đơn hàng trên Grab. Khi đó, với mỗi ly nước bán trên Grab với giá là 12 đồng (do giảm 20%) quán chỉ lời 2 đồng, dù so với 1 ly nước bán tại quán lời ít hơn nhưng tổng thể số lời của quán nhiều hơn trước đây.
Cũng trong thí dụ này, quán không nên chạy theo trào lưu giảm giá 40% hoặc 50% do chắc chắn quán sẽ bị lỗ cho tất cả các đơn hàng trên Grab khi mà giá bán thậm chí còn thấp hơn biến phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, như quán đang tung ra sản phẩm mới, muốn người tiêu dùng biết đến, muốn chiếm lĩnh thị trường, muốn đánh bật đối thủ… thì trường hợp giảm giá dưới biến phí có thể được xem xét sử dụng.
Trong hình là chương trình giảm giá 50% của quán Rau Má Flacota (100% Rau Má VietGAP) trên Grab từ 17 đến 30/6 của mình. Chương trình này hoàn toàn do Grab hỗ trợ (phần giảm giá Grab chịu) nên mình không phải tính toán gì trong trường hợp này cả.
Chia sẻ của mình ở trên là một cách đơn giản để các anh chị chủ quán biết được mình nên giảm giá tối đa bao nhiêu % khi bán hàng qua Grab, GoFood, Now…, khi mà các cơn bão giảm giá đang càn quét trên tất cả các ứng dụng giao thức ăn.
Bài tiếp theo: Đánh giá hiệu quả của việc giảm giá thông qua tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và số lượng khách hàng.
Ngoài ra, các bên giao thức ăn còn hỗ trợ thêm FREE SHIP thành ra giá của các món ăn, thức uống khi đến tay người tiêu dùng, rẻ hơn đáng kể so với khi trực tiếp đến mua tại quán.
Các khách hàng thì ít khi thắc mắc, giảm giá khủng vậy thì quán có lời hay không nhưng đây chắc chắn là bài toán không hề đơn giản đối với các anh chị chủ quán.
Trong phạm vi bài viết lần này, mình chia sẻ các kiến thức tài chính đơn giản để xem xét KHI BÁN HÀNG TRÊN GRAB, GOFOOD, NOW, CÁC QUÁN NÊN GIẢM GIÁ TỐI ĐA BAO NHIÊU % TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ các loại biến phí, định phí.
Định phí: Các loại chi phí dù có bán hàng hay không nó vẫn phát sinh. Thí dụ: tiền thuê nhà, tiền lương nhân viên full time, tiền khấu hao tài sản...
Biến phí: Các loại chi phí chỉ phát sinh khi có giao dịch bán hàng. Thí dụ: tiền rau má, tiền đậu xanh, tiền nước dừa… để pha 1 ly rau má.
Số dư đảm phí (Lợi nhuận trên 1 ly nước nếu chỉ tính biến phí) = Giá bán – Biến phí. Tổng số dư đảm phí sau khi trừ đi định phí chính là lợi nhuận. Thí dụ: 1 ly nước rau má: biến phí là 10 (đồng), giá bán là 15 (đồng) => Số dư đảm phí là 15 – 10 = 5 (đồng).
Qua công thức “Số dư đảm phí” ở trên, mức giảm giá tối đa chỉ nên bằng bằng số dư đảm phí, nghĩa là giá bán phải lớn hơn biến phí. Nếu giá bán dưới biến phí thì quán sẽ bị lỗ ngay cho từng giao dịch bán hàng và không có gì để bù đắp định phí cả. Tiếp theo thí dụ trên, mức tối đa mà chủ quán nên giảm cho ly nước là 5 đồng (đây là số dư đảm phí) tương đương với 30% (Số dư đảm phí / Giá bán = 5/15).
Nói cách khác, giả sử trước đây, quảng cáo đủ kiểu, quán không có đơn hàng nào trên Grab cả. Sau khi khuyến mãi giảm giá 20% trên Grab, thì ngoài các đơn hàng khách mua tại quán với số lượng không đổi, quán bán thêm được 5 đơn hàng trên Grab. Khi đó, với mỗi ly nước bán trên Grab với giá là 12 đồng (do giảm 20%) quán chỉ lời 2 đồng, dù so với 1 ly nước bán tại quán lời ít hơn nhưng tổng thể số lời của quán nhiều hơn trước đây.
Cũng trong thí dụ này, quán không nên chạy theo trào lưu giảm giá 40% hoặc 50% do chắc chắn quán sẽ bị lỗ cho tất cả các đơn hàng trên Grab khi mà giá bán thậm chí còn thấp hơn biến phí. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, như quán đang tung ra sản phẩm mới, muốn người tiêu dùng biết đến, muốn chiếm lĩnh thị trường, muốn đánh bật đối thủ… thì trường hợp giảm giá dưới biến phí có thể được xem xét sử dụng.
Trong hình là chương trình giảm giá 50% của quán Rau Má Flacota (100% Rau Má VietGAP) trên Grab từ 17 đến 30/6 của mình. Chương trình này hoàn toàn do Grab hỗ trợ (phần giảm giá Grab chịu) nên mình không phải tính toán gì trong trường hợp này cả.
Chia sẻ của mình ở trên là một cách đơn giản để các anh chị chủ quán biết được mình nên giảm giá tối đa bao nhiêu % khi bán hàng qua Grab, GoFood, Now…, khi mà các cơn bão giảm giá đang càn quét trên tất cả các ứng dụng giao thức ăn.
Bài tiếp theo: Đánh giá hiệu quả của việc giảm giá thông qua tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và số lượng khách hàng.
Theo Rau Má Flacota