Kinh nghiệm cá nhân khi xin học bổng Thạc sĩ, Tiến Sĩ và Grant

lengochang

Tài xế Bạc
Thành viên BQT
Mình tốt nghiệp với bảng điểm đứng thứ 2 của khoa nên được chọn ở lại trường đào tạo làm giảng viên. Tuy nhiên tới thời điểm đó mình chưa học tiếng Anh mà chỉ học chút tiếng Nga lúc học cấp 3 và Đại học. Vì thế để vượt qua kỳ thi tuyển viên chức của trường, tiếng Anh phải đạt được bằng B. Vậy là vừa ra trường mình đã phải tức tốc ôn luyện tiếng Anh từ con số 0 để thi được bằng B. Chưa kịp vui khi nhận tin đã đậu viên chức của trường thì một yêu cầu khó khác lại đến. Đó là trong vòng 1 năm phải thi được IELTS 4.5. Thời đó có rất ít người biết đến IELTS mà mình lại ở một thành phố nhỏ nên việc học IELTS càng khó. Cả TP có 1 cô giáo duy nhất dạy IELTS. Khi cô kiểm tra đầu vào thì mình không đạt, do mình học gạo thi bằng B nên mình giỏi ngữ pháp chứ nghe nói rất dở. Năn nỉ mãi cô mới nhận cho và sau đó con đường học IELTS của mình cũng vô cùng chông gai. Sau gần 1 năm thì cả lớp đi thi, mình được 5.5 một con số cao bất ngờ làm té ngửa cả cô giáo và cả lớp. Trong lớp tất cả các bạn khác đều đã học tiếng Anh ở phổ thông và Đại học nhưng chỉ có 1 bạn được 6.5, 1 bạn khác được 5.5 và còn lại đều là 4.5.  Thời của mình 5.5 IELTS là điểm rất cao rồi và nó chính là nguồn cơn cho mình nghĩ đến việc xin học bổng. Lúc đó một số học bổng chỉ yêu cầu IELTS có 5.0 thôi. Mình apply 3 học bổng đầu tiên bao gồm VLIR, BTC của Bỉ và học bổng và 1 học bổng của trường NTNU của Na Uy. Mình đã được các học bổng này. Tuy nhiên lúc đó mình đã có bầu nên mình đã từ chối. Năm tiếp theo là 2008 mình đã xin lại cả 3 học bổng này và bị trượt BTC vì năm đó BTC đòi tiếng Anh phải là 6.0 IELTS. Mình đã chọn học bổng VLIR để đi học. Năm 2013 mình nộp hồ sơ xin học bổng 911 để quay lại học tiến sĩ ở Bỉ. Mình đã được học bổng nhưng sau đó cảm thấy chưa sẵn sàng học PhD nên mình đã bỏ học bổng. Năm 2016 mình xin học bổng PhD của chính phủ New Zealand (NZAid) và hiện giờ đang học bằng học bổng này. NZAid không hỗ trợ kinh phí nghiên cứu nên mình đã apply thêm 1 grant của vùng Canterbury và cũng đã thành công để có kinh phí nghiên cứu.  Vậy thì làm thế nào để mình xin học bổng trong khi những năm mình bắt đầu thì có rất ít thông tin? Mình đã gặp một số người đã thành công xin học bổng, hỏi kinh nghiệm của họ. Mỗi người là một câu chuyện khác nhau và đều chỉ cho mình một số thông tin hoặc một số cách viết hồ sơ. Mình đã ngồi rất nhiều ngày ở quán net (vì mình chưa có máy tính) để tìm các thông tin chia sẻ học bổng trên mạng. Học bổng master quan trọng nhất là viết motivation, mình cứ tự đọc rồi tự viết. Đọc nhiều, viết nhiều thấy chỗ nào chưa ưng thì lại xem lại sửa. Đến bản cuối cùng mình nhờ một thấy giáo đã từng học tiến sĩ nước ngoài sửa cho mình. Khi đọc xong thầy bảo mình rằng bài viết của mình có một số lỗi hành văn nhưng mà motivation của mình viết quá chân thành nên thầy không sửa gì cả. Thầy e rằng khi thầy sửa sẽ làm mất đi mạch văn của mình, mất đi tính chân thành của bài viết. Thêm vào đó, thầy bảo rằng cứ để một số lỗi trong bài viết mới cho thấy rằng mình không make up hồ sơ, thể hiện đúng năng lực của mình. Xin học bổng chính phủ thì đương nhiên nước cấp học bổng cho mình cũng muốn xem mình sẽ đóng góp được gì sau khi học xong nên điểm này cần phải viết rất rõ và thuyết phục.  Sau này khi xin học bổng tiến sĩ thì đã có rất nhiều thông tin chia sẻ trên mạng. Mình đã bị thất bại với học bổng Endeavour Scholarship của Úc năm 2015. Học bổng này dành cho các bạn sinh viên toàn thế giới nên cạnh tranh rất cao. Năm mình nộp thì không một ai ở VN được học bổng này nên mình cũng thất bại. Mình đã bỏ thời gian để đọc hết khoảng gần chục tầng các chia sẻ của các bạn nộp học bổng này trên ttvnol, chắc cũng mất đến vài tháng. Mình note lại tất cả các chia sẻ hay, các thông tin cần thiết và liên hệ một số bạn có những chia sẻ hay để hỏi thêm. Kể cả khi nộp học bổng NZAid, mình cũng lặn lội vào các group, đọc nhiều thông tin chia sẻ cách thức nộp, viết hồ sơ. Mình nộp học bổng nước nào mình cũng tìm hiểu về trường, về đất nước của họ để nếu có phỏng vấn mình cũng cho họ thấy mình đã dày công tìm hiểu như thế nào. Cho nên mình tin rằng một trong những điều giúp mình thành công trong việc xin học bổng đó phải đọc thật nhiều để hiểu rõ về học bổng mình nộp. Viết hồ sơ chân thành, nêu bật tầm quan trọng những đóng góp của mình cho đất nước sau khi học xong. Thông tin trên mạng giờ rất nhiều, chỉ cần các bạn bỏ công bỏ sức ra tìm và đọc, các bạn sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích do các bạn đi trước chia sẻ. Các bạn hãy đọc thật nhiều, hiểu thật nhiều thì cơ hội cho các bạn càng nhiều. Còn nếu thất bại thì các bạn học từ những bài học thất bại đó và làm lại.  Bài chia sẻ từ bạn Thuy, Schofans trong group Scholarship Hunters về việc thành công giành được 7 học bổng (trong đó có 5 học bổng thạc sỹ và 2 học bổng tiến sỹ) cùng 1 grant. À note nho nhỏ là New Zealand đợt rồi chị thủ tướng được ca ngợi quá trời vì có ít case covid-19. Hiện học bổng New Zealand ASEAN cũng đã có kết quả vòng phỏng vấn tiếp theo rồi đó héng. Bạn nào cần hỗ trợ thêm cứ nhắn page nhé.

Mình tốt nghiệp với bảng điểm đứng thứ 2 của khoa nên được chọn ở lại trường đào tạo làm giảng viên. Tuy nhiên tới thời điểm đó mình chưa học tiếng Anh mà chỉ học chút tiếng Nga lúc học cấp 3 và Đại học. Vì thế để vượt qua kỳ thi tuyển viên chức của trường, tiếng Anh phải đạt được bằng B. Vậy là vừa ra trường mình đã phải tức tốc ôn luyện tiếng Anh từ con số 0 để thi được bằng B.

Chưa kịp vui khi nhận tin đã đậu viên chức của trường thì một yêu cầu khó khác lại đến. Đó là trong vòng 1 năm phải thi được IELTS 4.5. Thời đó có rất ít người biết đến IELTS mà mình lại ở một thành phố nhỏ nên việc học IELTS càng khó. Cả TP có 1 cô giáo duy nhất dạy IELTS. Khi cô kiểm tra đầu vào thì mình không đạt, do mình học gạo thi bằng B nên mình giỏi ngữ pháp chứ nghe nói rất dở. Năn nỉ mãi cô mới nhận cho và sau đó con đường học IELTS của mình cũng vô cùng chông gai. Sau gần 1 năm thì cả lớp đi thi, mình được 5.5 một con số cao bất ngờ làm té ngửa cả cô giáo và cả lớp. Trong lớp tất cả các bạn khác đều đã học tiếng Anh ở phổ thông và Đại học nhưng chỉ có 1 bạn được 6.5, 1 bạn khác được 5.5 và còn lại đều là 4.5.

Thời của mình 5.5 IELTS là điểm rất cao rồi và nó chính là nguồn cơn cho mình nghĩ đến việc xin học bổng. Lúc đó một số học bổng chỉ yêu cầu IELTS có 5.0 thôi. Mình apply 3 học bổng đầu tiên bao gồm VLIR, BTC của Bỉ và học bổng và 1 học bổng của trường NTNU của Na Uy. Mình đã được các học bổng này. Tuy nhiên lúc đó mình đã có bầu nên mình đã từ chối. Năm tiếp theo là 2008 mình đã xin lại cả 3 học bổng này và bị trượt BTC vì năm đó BTC đòi tiếng Anh phải là 6.0 IELTS. Mình đã chọn học bổng VLIR để đi học. Năm 2013 mình nộp hồ sơ xin học bổng 911 để quay lại học tiến sĩ ở Bỉ. Mình đã được học bổng nhưng sau đó cảm thấy chưa sẵn sàng học PhD nên mình đã bỏ học bổng. Năm 2016 mình xin học bổng PhD của chính phủ New Zealand (NZAid) và hiện giờ đang học bằng học bổng này. NZAid không hỗ trợ kinh phí nghiên cứu nên mình đã apply thêm 1 grant của vùng Canterbury và cũng đã thành công để có kinh phí nghiên cứu.

Vậy thì làm thế nào để mình xin học bổng trong khi những năm mình bắt đầu thì có rất ít thông tin? Mình đã gặp một số người đã thành công xin học bổng, hỏi kinh nghiệm của họ. Mỗi người là một câu chuyện khác nhau và đều chỉ cho mình một số thông tin hoặc một số cách viết hồ sơ. Mình đã ngồi rất nhiều ngày ở quán net (vì mình chưa có máy tính) để tìm các thông tin chia sẻ học bổng trên mạng. Học bổng master quan trọng nhất là viết motivation, mình cứ tự đọc rồi tự viết. Đọc nhiều, viết nhiều thấy chỗ nào chưa ưng thì lại xem lại sửa. Đến bản cuối cùng mình nhờ một thấy giáo đã từng học tiến sĩ nước ngoài sửa cho mình. Khi đọc xong thầy bảo mình rằng bài viết của mình có một số lỗi hành văn nhưng mà motivation của mình viết quá chân thành nên thầy không sửa gì cả. Thầy e rằng khi thầy sửa sẽ làm mất đi mạch văn của mình, mất đi tính chân thành của bài viết. Thêm vào đó, thầy bảo rằng cứ để một số lỗi trong bài viết mới cho thấy rằng mình không make up hồ sơ, thể hiện đúng năng lực của mình. Xin học bổng chính phủ thì đương nhiên nước cấp học bổng cho mình cũng muốn xem mình sẽ đóng góp được gì sau khi học xong nên điểm này cần phải viết rất rõ và thuyết phục.

Sau này khi xin học bổng tiến sĩ thì đã có rất nhiều thông tin chia sẻ trên mạng. Mình đã bị thất bại với học bổng Endeavour Scholarship của Úc năm 2015. Học bổng này dành cho các bạn sinh viên toàn thế giới nên cạnh tranh rất cao. Năm mình nộp thì không một ai ở VN được học bổng này nên mình cũng thất bại. Mình đã bỏ thời gian để đọc hết khoảng gần chục tầng các chia sẻ của các bạn nộp học bổng này trên ttvnol, chắc cũng mất đến vài tháng. Mình note lại tất cả các chia sẻ hay, các thông tin cần thiết và liên hệ một số bạn có những chia sẻ hay để hỏi thêm. Kể cả khi nộp học bổng NZAid, mình cũng lặn lội vào các group, đọc nhiều thông tin chia sẻ cách thức nộp, viết hồ sơ. Mình nộp học bổng nước nào mình cũng tìm hiểu về trường, về đất nước của họ để nếu có phỏng vấn mình cũng cho họ thấy mình đã dày công tìm hiểu như thế nào. Cho nên mình tin rằng một trong những điều giúp mình thành công trong việc xin học bổng đó phải đọc thật nhiều để hiểu rõ về học bổng mình nộp. Viết hồ sơ chân thành, nêu bật tầm quan trọng những đóng góp của mình cho đất nước sau khi học xong. Thông tin trên mạng giờ rất nhiều, chỉ cần các bạn bỏ công bỏ sức ra tìm và đọc, các bạn sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích do các bạn đi trước chia sẻ. Các bạn hãy đọc thật nhiều, hiểu thật nhiều thì cơ hội cho các bạn càng nhiều. Còn nếu thất bại thì các bạn học từ những bài học thất bại đó và làm lại.

Bài chia sẻ từ bạn Thuy, Schofans trong group Scholarship Hunters về việc thành công giành được 7 học bổng (trong đó có 5 học bổng thạc sỹ và 2 học bổng tiến sỹ) cùng 1 grant. À note nho nhỏ là New Zealand đợt rồi chị thủ tướng được ca ngợi quá trời vì có ít case covid-19. Hiện học bổng New Zealand ASEAN cũng đã có kết quả vòng phỏng vấn tiếp theo rồi đó héng. Bạn nào cần hỗ trợ thêm cứ nhắn page nhé.

 
Top