Một năm có 365 ngày thì chắc cũng phải hết 800 ngày anh trúng gió. Kiếp trước là thần tiên hay sao mà kiếp này gió nó thấy anh là nó tự động ập vô người như ái phi tìm hoàng thượng để hãm hiếp?.
Nguồn Review khó tính4 tuần nay liên tiếp cứ đúng thứ 6 đi làm về là rên hừ hừ nằm mê man rồi xin off nửa ngày, làm cho chúng sanh tưởng anh bị bệnh giả vờ. Cũng may anh chăm chỉ quấn áo lạnh xức dầu tràm đi làm (mà thiên hạ hay gọi là dầu đẻ đó), mới bước qua được thử thách của chốn thâm cung chứ oan này không biết khi nào mới rửa sạch được.
Có trúng gió rồi mới biết, dầu gió xanh gió vàng gió đỏ dầu Mỹ dầu Thái dầu Miên dầu Sing gì cũng không phải là loại dầu thích hợp để thoa khắp người hết vì xoa hoài mà không khỏi, càng xoa càng thấy the thấy tê chứ không thấy cảm thấy dễ chịu là biết mình chọn không đúng loại dầu rồi đó.
Vì những loại dầu này không phù hợp dùng khắp người vì có chứa methol, tác dụng gắt, chỉ phù hợp sử dụng để day huyệt cho gió thoát ra. Để gió thoát ra, thì bôi dầu và day hai huyệt là huyệt Bách Hội và huyệt Phong Trì. Những thông tin quý báu này đến từ cô bạn người Hà Nội của mình, nhà có người thân làm đông y chỉ bảo. Hoá ra lâu nay, chúng ta kể cả mình sử dụng dầu gió sai cách mà không biết.
Quay lại dầu Tràm. Tại sao dầu Tràm lại tốt, đắt và được sử dụng nhiều cho trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là em bé và phụ nữ sau khi sinh nở? Vì dầu Tràm vốn khác dầu gió, không chứa methol, không gắt, không dùng để day huyệt, mà dùng một lượng lớn bôi khắp người để làm ấm bên trong. Công năng cũng không gắt, không cảm thấy tức thì, vài phút sau mới thấy râm ran, the the nhẹ, ấm ấm. Không kích ứng, không rít, và không hề làm bỏng da.
Chính vì những đặc điểm này, mà dầu Tràm rất phù hợp để dùng xoa tay xoa chân xoa người mỗi ngày khi trúng gió. Lúc xoa, như được tiếp thêm nguồn nội lực để hỗ trợ gió ra. Mình bôi một tí đều đều là đã thấy mồ hôi ra một chút rồi. Nên combo sử dụng là dầu tràm thoa người còn dầu gió thoa huyệt. Nằm một chút rõ ràng thấy gió chạy ra theo đường huyệt, rất sướng, cảm ơn cô bạn tinh thông của mình.
Dầu tràm vốn được nấu từ lá tràm gió, vốn chỉ mọc ở dải đất miền trung từ Quảng Trị tới Thừa Thiên Huế, nên các loại dầu tràm hay được sản xuất ở nơi này. Nó vốn là một thứ tinh hoa tuyệt diệu của Việt Nam ta, vì chỉ miền trung mới có. Tuy vậy, lâu dần bị làm giả làm nhái, bị lòng tham con người mờ mắt nên đẻ ra ba thứ dầu chổi, dầu pha giả dầu Tràm bán 35 40 nghìn một chai đầy trên Shopee làm mình đi report mấy đứa bán thất đức mệt nghỉ.
Nay có một chút kinh nghiệm về dầu Tràm, thông tin lẫn cách phân biệt thật giả, xin được phép chia sẻ với mọi người nha:
1. Chai trong hình là được người bạn tốt bụng của mình cho, là một trong nhãn dầu Tràm hay bị làm nhái nhất. Đan Viện Thiên An, không có chai dạng bầu, mà chai đúng 100ml sẽ dạng lõm ở eo như thế này. Phía sau chai thuỷ tinh còn dập nổi 4 chữ Đan Viện Thiên An. Ngoài ra còn có chai nhỏ hơn, nắp trắng nhựa. Dòm không đúng chai như hình, là hàng nhái hàng pha hết.
2. Dầu Tràm không có giá rẻ. Giá dầu Tràm hiện nay, cỡ 170k-240k/100ml, tuỳ vô lò nấu, thương hiệu và các chi phí phát sinh mà giá bán lẻ thay đổi. Giá lá tràm đã rất mắc rồi. Cá biệt có một lò ở Quảng Trị bán 280K/100ml dầu Tràm. Vậy dựa vô đâu để phân giá?
3. Dựa vô hàm lượng Cineol trong dầu. Theo quy định của cơ sở đo lường, hàm lượng cineol từ 40-60% là đạt chuẩn công nhận dầu tràm, được cho phép lưu hành thị trường. Có lò đạt 40%, lò đạt 50%, lò đạt 60%. Lò đạt 68% tất nhiên giá cao hơn. Và lò 280k/100ml thì định lượng cineol là 70% lận. Giá 170k/100ml mình nghĩ cũng ok đủ xài rồi, dựa vô kinh tế mà các bạn chọn loại dầu tốt phù hợp với túi tiền của mình.
4. Dầu tràm chỉ có 1 loại. Sản xuất ra cũng chỉ có 1 loại duy nhất, không có nước một nước hai như nước mắm đâu. Nên chỗ nào bán, bảo loại 1 là dùng thế này, loại 2 bỏ nhà thuốc cho dễ bán nên rẻ hơn thì đừng có tin. Dầu pha hết. Các lò nấu tràm, in chữ loại 1, ý của họ là hàng chất lượng, không phải đồ pha.
5. Cách phân biệt dầu tràm thật giả như sau. Dầu tràm thật trong, không đục, có màu vàng hơi pha xanh khi mới nấu ra, để lâu sẽ ngả sang vàng. Nhưng không hề có màu vàng sẫm đâu. Dầu tràm nấu mùa hè màu khác, nấu mùa đông màu khác, vì lá tràm hai mùa khác nhau. Lá tràm già sẽ cho màu dầu tràm sậm hơn chút, và nghe bảo là loại dầu tốt nhất nếu được nấu bằng lá tràm già. Màu dầu tràm sẽ thay đổi, không mãi một màu như hoá chất. Ngoài ra, dầu tràm nhẹ hơn nước, đổ dầu vô nước nổi lên là ổn. Bên cạnh đó, có thể thử cách lắc. Dầu tràm lắc nổi bọt nhưng tan rất nhanh, còn hoá chất pha vàng sẫm, sủi bọt tan lâu. Dầu tràm trong nhưng hơi sánh. Hay nhất của dầu Tràm, là bốc hơi nhanh, thoa da 1 giây sau là thấm liền. Ko bóng lưỡng. Ko nhờn rít. Cảm giác rất dễ chịu, thoải mái.
Chi tiết mọi người có thể xem clip trên mạng.
6. Dầu tràm tuyệt đối an toàn, không gây kích ứng. Không gây bỏng da. Ngoài ra còn pha nước tắm, và uống được (pha vài giọt vô nước). Dầu giả pha dầu chổi thì khác, khi xức vết thương vết ngứa vết đốt sẽ gây bỏng da. Đây cũng là lý do mà mấy chỗ bán dầu fake bỏ đi dòng pha loãng vài giọt vô nước uống. Ngoài ra, còn có mấy mẹ bỉm sữa, không biết lấy thông tin ở đâu, kêu dầu tràm nấu xong phải pha chứ tỉ lệ 80% là gây phỏng da. Ối trời ơi, sản xuất dầu tràm đã trầy trật rồi còn gặp mấy mẹ tào lào kiểu này nữa chắc chết. Dầu thật sao sống nổi với mấy mẹ được hả mấy mẹ?.
7. Dầu tràm có rất nhiều thương hiệu, miễn là đạt chuẩn thì bạn sử dụng tốt. Mình rất hay thích ủng hộ mấy lò hộ gia đình, local ấy, nông dân chân chất thật thà, đôi lúc không biết pr như mấy em hotgirl bán kem trộn, trong khi mấy em đó trên Shopee với Lazada bán toàn đồ nhái đồ giả đồ pha. Vừa rồi mới phát hiện ra kho sản xuất dầu nhái, hàm lượng 5%. Các bạn search báo để đọc thêm nha.
8. Vậy, khi mua dầu, cần chú ý gì? Thứ nhất, tìm hiểu thương hiệu, nghiên cứu, search facebook, sẽ ra lò sản xuất liền. Tự khắc sẽ phân biệt được đồ thật đồ nhái. Ngoài ra, xin yêu cầu xem giấy khám định đạt chuẩn cho phép lưu hành, hàm lượng cineol trên 40% là okie. Ngoài ra, theo ý kiến cá nhân của mình, dầu Tràm chỉ có miền trung, vì lá tràm ở đây. Còn ghi cơ sở sản xuất ở miền Nam miền Bắc đều không đáng tin.
Mình cũng muốn góp phần muốn các cơ sở sản xuất dầu tràm local, uy tín phát triển. Nên tính lập list các brand dầu Tràm tin tưởng được ở đây. Nếu các cơ sở gia đình nào có giấy khám định và giấy phép lưu hành, vui lòng pm mình. Xác minh được thì mình cập nhập post này nhé.
============Update 5/8=========
Danh sách dưới đây là những lò dầu tràm mình đã xác minh được hàm lượng cineol đạt chuẩn trên 40% dựa trên giấy kiểm định. Có lò hàm lượng Cineol rất cao, 60% và 70%. Tất nhiên giá bán cũng khác. Mọi người xem qua, tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với mình nhé. Chúc mọi người may mắn.
•••••••••••••••••• Lò ở Huế •••••••••••••••••••
1. Dầu tràm Hoa Nén (đã có đại lý ở nhiều tỉnh thành: Đà Nẵng, ...)
http://tinhdauhoanen.com/
https://www.facebook.com/tinhdautramnguyenchattaihue/
2. Dầu tràm Tiến Triều (đã có link chính hãng công ty bán ở Shopee)
http://tientrieu.vn/
https://shopee.vn/tientrieu
3. Dầu tràm Bé Thơ - nhãn vàng tốt hơn, đắt hơn và ít bị nhái hơn nhãn xanh.
Ở SG có thể mua ở https://facebook.com/dautramtreem/, mình đã check giấy đại lý chính thức, có bán Shoppe luôn.
5. Dầu tràm Thiên Phúc
Công ty gia truyền Hồng Đức - 67 Nguyễn Phúc Thái, Kim Long, Huế.
6. Dầu tràm Đan Viện Thiên An
Mua tại đan viện, không hộp, chai lõm eo, nhãn có số điện thoại đầy đủ.
7. Dầu tràm Hai Cha Con (có hộp nhãn mác đàng hoàng)
https://www.facebook.com/mrs.giang1234/
8. Dầu tràm Long Vương (vừa cải thiện mẫu mã, có tem seal)
https://www.facebook.com/dautramlongvuong
9. Dầu tràm Mẫu Nhi Thanh Bình (coi chừng lộn với Chị Gấm Thanh Bình pha dầu chổi)
https://www.facebook.com/dautrammaunhi/
10. Lộc Thuỷ (hợp tác xã, dạng chai hồ lô 75ml)
Quốc Lộ 1A - xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
11. Dầu tràm Mẹ Yêu Con
https://www.facebook.com/muadautramodau/
12. Dầu tràm Bảo Long
https://www.facebook.com/tinhdautramBaoLong
••••••••••••••••••• Lò ở Quảng Trị •••••••••••••
1. Hồng Nguyên Thuỷ
===============================
Vì một thế giới toàn dầu tràm. Ngày nào mình cũng lôi dầu tràm ra hít hửi như con nghiện thế này, trời ơi...Hay là mình lập group hội phát cuồng vì dầu Tràm đi
)))))
Nguồn Review khó tính
Có trúng gió rồi mới biết, dầu gió xanh gió vàng gió đỏ dầu Mỹ dầu Thái dầu Miên dầu Sing gì cũng không phải là loại dầu thích hợp để thoa khắp người hết vì xoa hoài mà không khỏi, càng xoa càng thấy the thấy tê chứ không thấy cảm thấy dễ chịu là biết mình chọn không đúng loại dầu rồi đó.
Vì những loại dầu này không phù hợp dùng khắp người vì có chứa methol, tác dụng gắt, chỉ phù hợp sử dụng để day huyệt cho gió thoát ra. Để gió thoát ra, thì bôi dầu và day hai huyệt là huyệt Bách Hội và huyệt Phong Trì. Những thông tin quý báu này đến từ cô bạn người Hà Nội của mình, nhà có người thân làm đông y chỉ bảo. Hoá ra lâu nay, chúng ta kể cả mình sử dụng dầu gió sai cách mà không biết.
Quay lại dầu Tràm. Tại sao dầu Tràm lại tốt, đắt và được sử dụng nhiều cho trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là em bé và phụ nữ sau khi sinh nở? Vì dầu Tràm vốn khác dầu gió, không chứa methol, không gắt, không dùng để day huyệt, mà dùng một lượng lớn bôi khắp người để làm ấm bên trong. Công năng cũng không gắt, không cảm thấy tức thì, vài phút sau mới thấy râm ran, the the nhẹ, ấm ấm. Không kích ứng, không rít, và không hề làm bỏng da.
Chính vì những đặc điểm này, mà dầu Tràm rất phù hợp để dùng xoa tay xoa chân xoa người mỗi ngày khi trúng gió. Lúc xoa, như được tiếp thêm nguồn nội lực để hỗ trợ gió ra. Mình bôi một tí đều đều là đã thấy mồ hôi ra một chút rồi. Nên combo sử dụng là dầu tràm thoa người còn dầu gió thoa huyệt. Nằm một chút rõ ràng thấy gió chạy ra theo đường huyệt, rất sướng, cảm ơn cô bạn tinh thông của mình.
Dầu tràm vốn được nấu từ lá tràm gió, vốn chỉ mọc ở dải đất miền trung từ Quảng Trị tới Thừa Thiên Huế, nên các loại dầu tràm hay được sản xuất ở nơi này. Nó vốn là một thứ tinh hoa tuyệt diệu của Việt Nam ta, vì chỉ miền trung mới có. Tuy vậy, lâu dần bị làm giả làm nhái, bị lòng tham con người mờ mắt nên đẻ ra ba thứ dầu chổi, dầu pha giả dầu Tràm bán 35 40 nghìn một chai đầy trên Shopee làm mình đi report mấy đứa bán thất đức mệt nghỉ.
Nay có một chút kinh nghiệm về dầu Tràm, thông tin lẫn cách phân biệt thật giả, xin được phép chia sẻ với mọi người nha:
1. Chai trong hình là được người bạn tốt bụng của mình cho, là một trong nhãn dầu Tràm hay bị làm nhái nhất. Đan Viện Thiên An, không có chai dạng bầu, mà chai đúng 100ml sẽ dạng lõm ở eo như thế này. Phía sau chai thuỷ tinh còn dập nổi 4 chữ Đan Viện Thiên An. Ngoài ra còn có chai nhỏ hơn, nắp trắng nhựa. Dòm không đúng chai như hình, là hàng nhái hàng pha hết.
2. Dầu Tràm không có giá rẻ. Giá dầu Tràm hiện nay, cỡ 170k-240k/100ml, tuỳ vô lò nấu, thương hiệu và các chi phí phát sinh mà giá bán lẻ thay đổi. Giá lá tràm đã rất mắc rồi. Cá biệt có một lò ở Quảng Trị bán 280K/100ml dầu Tràm. Vậy dựa vô đâu để phân giá?
3. Dựa vô hàm lượng Cineol trong dầu. Theo quy định của cơ sở đo lường, hàm lượng cineol từ 40-60% là đạt chuẩn công nhận dầu tràm, được cho phép lưu hành thị trường. Có lò đạt 40%, lò đạt 50%, lò đạt 60%. Lò đạt 68% tất nhiên giá cao hơn. Và lò 280k/100ml thì định lượng cineol là 70% lận. Giá 170k/100ml mình nghĩ cũng ok đủ xài rồi, dựa vô kinh tế mà các bạn chọn loại dầu tốt phù hợp với túi tiền của mình.
4. Dầu tràm chỉ có 1 loại. Sản xuất ra cũng chỉ có 1 loại duy nhất, không có nước một nước hai như nước mắm đâu. Nên chỗ nào bán, bảo loại 1 là dùng thế này, loại 2 bỏ nhà thuốc cho dễ bán nên rẻ hơn thì đừng có tin. Dầu pha hết. Các lò nấu tràm, in chữ loại 1, ý của họ là hàng chất lượng, không phải đồ pha.
5. Cách phân biệt dầu tràm thật giả như sau. Dầu tràm thật trong, không đục, có màu vàng hơi pha xanh khi mới nấu ra, để lâu sẽ ngả sang vàng. Nhưng không hề có màu vàng sẫm đâu. Dầu tràm nấu mùa hè màu khác, nấu mùa đông màu khác, vì lá tràm hai mùa khác nhau. Lá tràm già sẽ cho màu dầu tràm sậm hơn chút, và nghe bảo là loại dầu tốt nhất nếu được nấu bằng lá tràm già. Màu dầu tràm sẽ thay đổi, không mãi một màu như hoá chất. Ngoài ra, dầu tràm nhẹ hơn nước, đổ dầu vô nước nổi lên là ổn. Bên cạnh đó, có thể thử cách lắc. Dầu tràm lắc nổi bọt nhưng tan rất nhanh, còn hoá chất pha vàng sẫm, sủi bọt tan lâu. Dầu tràm trong nhưng hơi sánh. Hay nhất của dầu Tràm, là bốc hơi nhanh, thoa da 1 giây sau là thấm liền. Ko bóng lưỡng. Ko nhờn rít. Cảm giác rất dễ chịu, thoải mái.
Chi tiết mọi người có thể xem clip trên mạng.
6. Dầu tràm tuyệt đối an toàn, không gây kích ứng. Không gây bỏng da. Ngoài ra còn pha nước tắm, và uống được (pha vài giọt vô nước). Dầu giả pha dầu chổi thì khác, khi xức vết thương vết ngứa vết đốt sẽ gây bỏng da. Đây cũng là lý do mà mấy chỗ bán dầu fake bỏ đi dòng pha loãng vài giọt vô nước uống. Ngoài ra, còn có mấy mẹ bỉm sữa, không biết lấy thông tin ở đâu, kêu dầu tràm nấu xong phải pha chứ tỉ lệ 80% là gây phỏng da. Ối trời ơi, sản xuất dầu tràm đã trầy trật rồi còn gặp mấy mẹ tào lào kiểu này nữa chắc chết. Dầu thật sao sống nổi với mấy mẹ được hả mấy mẹ?.
7. Dầu tràm có rất nhiều thương hiệu, miễn là đạt chuẩn thì bạn sử dụng tốt. Mình rất hay thích ủng hộ mấy lò hộ gia đình, local ấy, nông dân chân chất thật thà, đôi lúc không biết pr như mấy em hotgirl bán kem trộn, trong khi mấy em đó trên Shopee với Lazada bán toàn đồ nhái đồ giả đồ pha. Vừa rồi mới phát hiện ra kho sản xuất dầu nhái, hàm lượng 5%. Các bạn search báo để đọc thêm nha.
8. Vậy, khi mua dầu, cần chú ý gì? Thứ nhất, tìm hiểu thương hiệu, nghiên cứu, search facebook, sẽ ra lò sản xuất liền. Tự khắc sẽ phân biệt được đồ thật đồ nhái. Ngoài ra, xin yêu cầu xem giấy khám định đạt chuẩn cho phép lưu hành, hàm lượng cineol trên 40% là okie. Ngoài ra, theo ý kiến cá nhân của mình, dầu Tràm chỉ có miền trung, vì lá tràm ở đây. Còn ghi cơ sở sản xuất ở miền Nam miền Bắc đều không đáng tin.
Mình cũng muốn góp phần muốn các cơ sở sản xuất dầu tràm local, uy tín phát triển. Nên tính lập list các brand dầu Tràm tin tưởng được ở đây. Nếu các cơ sở gia đình nào có giấy khám định và giấy phép lưu hành, vui lòng pm mình. Xác minh được thì mình cập nhập post này nhé.
============Update 5/8=========
Danh sách dưới đây là những lò dầu tràm mình đã xác minh được hàm lượng cineol đạt chuẩn trên 40% dựa trên giấy kiểm định. Có lò hàm lượng Cineol rất cao, 60% và 70%. Tất nhiên giá bán cũng khác. Mọi người xem qua, tìm hiểu và lựa chọn phù hợp với mình nhé. Chúc mọi người may mắn.
•••••••••••••••••• Lò ở Huế •••••••••••••••••••
1. Dầu tràm Hoa Nén (đã có đại lý ở nhiều tỉnh thành: Đà Nẵng, ...)
http://tinhdauhoanen.com/
https://www.facebook.com/tinhdautramnguyenchattaihue/
2. Dầu tràm Tiến Triều (đã có link chính hãng công ty bán ở Shopee)
http://tientrieu.vn/
https://shopee.vn/tientrieu
3. Dầu tràm Bé Thơ - nhãn vàng tốt hơn, đắt hơn và ít bị nhái hơn nhãn xanh.
Ở SG có thể mua ở https://facebook.com/dautramtreem/, mình đã check giấy đại lý chính thức, có bán Shoppe luôn.
5. Dầu tràm Thiên Phúc
Công ty gia truyền Hồng Đức - 67 Nguyễn Phúc Thái, Kim Long, Huế.
6. Dầu tràm Đan Viện Thiên An
Mua tại đan viện, không hộp, chai lõm eo, nhãn có số điện thoại đầy đủ.
7. Dầu tràm Hai Cha Con (có hộp nhãn mác đàng hoàng)
https://www.facebook.com/mrs.giang1234/
8. Dầu tràm Long Vương (vừa cải thiện mẫu mã, có tem seal)
https://www.facebook.com/dautramlongvuong
9. Dầu tràm Mẫu Nhi Thanh Bình (coi chừng lộn với Chị Gấm Thanh Bình pha dầu chổi)
https://www.facebook.com/dautrammaunhi/
10. Lộc Thuỷ (hợp tác xã, dạng chai hồ lô 75ml)
Quốc Lộ 1A - xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
11. Dầu tràm Mẹ Yêu Con
https://www.facebook.com/muadautramodau/
12. Dầu tràm Bảo Long
https://www.facebook.com/tinhdautramBaoLong
••••••••••••••••••• Lò ở Quảng Trị •••••••••••••
1. Hồng Nguyên Thuỷ
===============================
Vì một thế giới toàn dầu tràm. Ngày nào mình cũng lôi dầu tràm ra hít hửi như con nghiện thế này, trời ơi...Hay là mình lập group hội phát cuồng vì dầu Tràm đi