LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý DÀNH CHO TÀI XẾ

  • Người khởi tạo 88GOVN
  • Ngày gửi
8

88GOVN

Guest
Lái xe khách đường dài cũng đồng nghĩa với việc phải liên tục xử lý các tình huống giao thông trên nhiều loại địa hình khác nhau. Để lái xe an toàn, các tài xế đường dài cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Kiểm tra xe trước khi bắt đầu cuộc hành trình
Với các tài xế đường dài, chiếc ô tô không chỉ là phương tiện mà còn được ví như “ngôi nhà” thứ hai của họ. Vì vậy, dành vài phút kiểm tra xe trước khi bắt đầu cuộc hành trình là điều hoàn toàn nên thực hiện. Vậy bạn sẽ kiểm tra những gì?
Hệ thống đèn chiếu sáng, phanh, lốp xe… là những bộ phận của xe mà các tài xế đường dài nên dành thời gian kiểm tra. Tối thiểu là một vài phút trước chuyến đi.
Bên cạnh đó, nên kiểm tra thêm các đồ dùng, thiết bị, nguyên liệu dự phòng như: dầu thắng, nhớt máy, nước rửa kính, nước làm mát… để bổ sung và thay thế kịp thời. Việc làm tưởng chừng đơn giản nhưng lại là những lưu ý khi lái xe đường dài dành cho tất cả mọi người.
Lái xe khách đường dài: Những điều cần lưu ý dành cho tài xế

Ghế lái phải thoải mái
Lái xe ô tô đường dài nghĩa là phải lái xe liên tục trên một quãng đường dài. Điều này chắc chắn sẽ khiến người cầm lái mệt mỏi. Vì vậy, điều chỉnh ghế lái thoải mái sẽ giúp giảm sự mệt mỏi, căng thẳng cho người cầm lái. Để tăng sự thoải mái cho tài xế, một số bộ phận xe cần điều chỉnh là ghế lái, vô lăng, kính chiếu hậu…
Hiện nay có một số phần mềm tương thích hỗ trợ như bản đồ định vị, chỉ dẫn đường đi. Tuy nhiên, để đảm bảo tối đa sự tâp trung, tài xế đường dài không nên sử dụng điện thoại khi đang cầm lái.
7 lưu ý khi lái xe đường dài
– Hạn chế chuyển làn
Lưu thông trên những đoạn đường có nhiều làn như đường cao tốc, quốc lộ… nên hạn chế chuyển làn. Trong trường hợp bắt buộc phải chuyển làn, tài xế đường dài nên phát tín hiệu. Sau đó, điều khiển xe chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường cho phép chuyển làn. Không nên tuỳ tiện chuyển vì sẽ làm gia tăng nguy hiểm cho chính mình và các phương tiện lưu thông khác.
– Giữ khoảng cách an toàn, đảm bảo tầm nhìn
Khi điều khiển xe, tài xế cần giữ khoảng cách an toàn để luôn đảm bảo được tầm nhìn tốt. Bám đuôi xe phía trước vô cùng nguy hiểm khi lái xe trong điều kiện thời tiết bất lợi như trời mưa, đường trơn. Như vậy, người cầm lái sẽ không kịp xử lý khi gặp sự cố xảy ra.
Lái xe khách đường dài: Những điều cần lưu ý dành cho tài xế 1

– Kiểm soát tốc độ xe
Trên những đoạn đường có giới hạn tốc độ, không vượt quá tốc độ tối đa cho phép. Tuy nhiên cũng không nên đi quá chậm, dưới tốc độ tối thiểu. Sẽ gây nguy hiểm nếu các xe đi phía sau không nhận biết chính xác tốc độ để duy trì khoảng cách an toàn.
– Không vượt xe cùng chiều khi phía trước là góc cua phải
Nếu rơi vào trường hợp này, tức là tầm nhìn của lái xe bị hạn chế. Phần thân xe đi phía trước sẽ cản trở việc quan sát hướng đường ngược chiều. Đảm bảo về tốc độ khi vượt và giữ khoảng cách an toàn khi vượt xe.
– Giảm vận tốc từ 10-15km/giờ trong điều kiện thời tiết bất lợi
Trong điều kiện thời tiết trời mưa đường trơn, gây bất lợi cho tài xế. Làm giảm ma sát giữa lốp xe và mặt đường khiến tài xế hãm phanh không kịp, bị trượt bánh. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, tài xế nên giảm tốc độ xuống chậm hơn từ 10 – 15km/giờ. Chú ý quan sát biển báo giao thông. Làm chủ tốc độ khi đi qua các đoạn đường khu dân cư hay đường giao cắt ngã ba, ngã tư.
– Lưu ý khi lái xe ban đêm
Đây là nỗi ám ảnh của tài xế. Lái xe đêm tầm nhìn bị giảm, khó quan sát được chướng ngại vật trên đường. Thêm vào đó, việc bật đèn pha dễ gây loá cho tài xế xe đi ngược chiều. Khi lái xe vào ban đêm, chỉ nên dùng đèn chiếu xa trên những đoạn đường vắng phương tiện. Khi thấy ánh đèn từ hướng ngược lại lập tức chuyển sang chế độ đèn cốt (đèn chiếu gần).
– Nếu buồn ngủ thì nên dừng lại
Nếu buồn ngủ, tài xế đường dài nên chọn lựa địa điểm phù hợp để dừng xe, nghỉ ngơi…lấy lại trạng thái thoải mái nhất. Bởi nếu tiếp tục cố gắng điều khiển xe, não bộ sẽ rơi vào mạng thái ngủ gật cực kỳ nguy hiểm.
Nguồn: thuexeduongdai.com/2019/05/14/nhung-dieu-can-luu-y-danh-cho-tai-xe-lai-xe-duong-dai/
 
Top