Làm phi công máy bay dễ hay khó ??

ThanhReview

Tài xế Đồng
lam-phi-cong-lai-nay-bay-de-hay-kho.jpg

Câu hỏi này thì theo mình, ai đã làm phi công rồi sẽ nói… dễ
1f60a.png
=)) còn ai đang học sẽ bảo… khó. Có một số người bảo đơn giản như lái xe, còn một số người bảo khó như lái cho Nasa. Vậy nó dễ ?? hay khó ??

Về cơ bản, nó là dễ , nếu bạn “đủ” đam mê, kiên trì và có bộ óc 3D, 3D là sao ? là bạn phải .. tưởng tượng ra điều đang đọc, ví dụ tàu có 4 lực là Thrust Drag Weight Lift thì từng lực là ntn. Giờ có Du-tu-be hỗ trợ nhưng đã số là bạn dùng đầu là chính vì đâu có ai là có điều kiện J. Nhưng nhờ có tưởng tượng, bạn sẽ dễ hiểu những cốt lõi nhất của ngành HK, rồi từ những thứ đó bạn sẽ mau chóng hiểu được những cái khó hơn sau này.

Còn với những ai học chậm thì .. khó không?? Với ngành HK bạn sẽ gặp đủ loại kiểm tra từ lúc học đến lúc .. về hưu. Vì sao ? vì họ không để cho não bạn quên bất cứ thứ gì, vì khi quên ví dụ như bật landing gear khi đáp nè, bật đèn khi bay nè … ôi thôi đủ loại vấn đề an ninh an toàn nguy hiểm, cho nên 3 tháng 6 tháng 9 tháng rồi 12 tháng bạn sẽ gặp đủ loại ktr đó. Cho nên học chậm thì lấy cần cù bù lỗ lãi, người ta học 1 tiếng mình học 2 tiếng, 2 tiếng ko đủ thì lên 5 tiếng. thế là đủ khả năng thôi.

Đó là về học, các bạn nên biết vào ngành này học như mac-lenin, học học nữa , học cho đến chết. Còn về bay ?? bay khó không ?? Với bất cứ ai chưa cầm vào cái joystick hay Yoke( tay cầm ) thì bảo khó. Nhưng như xe hơi thôi các bác, lái 1 tý là biết ngay, cái này ai cũng bảo dễ, tin tôi đi, không khó đâu. Với cái cockpit basic đến loại tàu to như B787 chỉ cần các bác cần cù là sẽ như xe hơi. Cái khó ở đây, là xử lý tình huống nguy hiểm như thế nào, não các bác trong tích tắc đó làm được gì ? trả lời radio ? xử lý theo giấy tờ và tương tác với FO ..v..v.. cho nên cái được học là xử lý tình huống, chứ bay ?? theo lời 1 anh capt lâu năm thì .. Khỉ cũng bay được.

Khó tiếp theo là .. tiền. Với nước ngoài, họ có thể vừa học vừa làm 1 công việc khác để trang trải. Nhưng ở VN, chân ướt chân ráo vào thì phải tốn ..vài trăm triệu cho số lượng kiến thức ATPL (airline transport pilot licence) bao gồm 13 môn cho 6 tháng, số lượng kiến thức đồ sộ đó được ví như việc học thi đại học liên tục, ai trẻ thì học máy móc, ai già thì học gốc rễ … mà hên đậu hết 13 môn thì khỏe chứ rớt thì …. Đóng tiền thi lại
1f603.png
:D. Ai không học về team đỏ hay hãng chưa cần bằng ATPL thì tự túc ra nước ngoài học bay thì giá tiền tầm 2 tỷ đổ lại cho ăn ở học, ấy đó là chưa tính thời gian kéo dài, những rủi ro ko ai nói đến sẽ ăn tiếp đâu đó vài chục đến vài trăm nữa. Cho nên, ai giàu từ trứng thì sẽ thoải mái, còn những ai phải đam mê lắm mới cầm xe bán nhà theo đuổi nghề này, không phải có tiền là được làm phi công, mà phải có trình độ, sức khỏe mới làm được nghề bay này.

Chốt, để được 3 bar ( vạch) họ cũng không phải 1 ngày 2 ngày mà trày da tróc vảy ít nhất 3 năm nhiều nhất 6 năm để được vinh dự đeo lên vai, đưa đón và giữ mạng sống hằng trăm hành khách không phải đơn giản mà có được, tôi xin cám ơn những con người ngồi sau tay lái đó.

Bài viết dài để mọi người hiểu về cái nghề “nhìn ra cửa sổ“ ,và gửi cho những người anh, người bạn và người e đang là phi công cho 3 đội bay. văn 5đ không hay đừng ném đá và các capt đừng la em !

 
Top