ThanhReview
Tài xế Đồng
Cách đây không lâu thì Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, cựu CEO tập đoàn Viettel, đăng đàn bàn về mobile money trên các báo và có thể đang tư vấn cho State Bank of Vietnam bật đèn xanh cho mô hình Mobile Money, đưa ra các khung pháp lý xoay quanh. Xin nhờ bộ trưởng tư vấn cơi nới khung giao dịch chứ thắt chặt quá chỉ e khốn khổ cho nền cashless economy.
Ngày nào còn Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì ngày đó vẫn còn cách để quản. Không lo chuyện không quản được mà phải cấm hay thắt chặt quá cho dễ trông coi. Chỉ khi nào blockchain và cryptocurrency được chấp nhận 100% thì ngày đó Central Bank sẽ không còn. Lúc đó thế giới đại đồng, đúng niềm mong ước của Khổng Tử từ 2500 năm trước...
Mobile money vốn là branding message của Momo đưa ra cách đây từ khoảng 10 năm. Momo = Mobile Money. Có thể nói ở Việt Nam, Momo là người đi trước thiên hạ trong lĩnh vực Fintech, giờ nghe nói đang transformation và phát triển thành TechFin hòng tạo ra một cú đại nhảy vọt.
Trong lúc Bộ trưởng trăn trở về công nghệ thì Viettelpay đang tỉ mẩn đi theo con đường của Momo trước đó 3 năm, tích cực phát triển nền tảng đa dịch vụ và test thử p2p payment qua cơ sở hạ tầng viễn thông của mình... Tuy nhiên như thế cũng chậm chân rồi, muốn làm nhanh, mạnh, lớn thì phải phát triển đa nền tảng (multiple cross-platform) chứ không phải đa dịch vụ.
Trong số các vị CEO của Việt Nam thì mình kính nể nhất trước là Nguyễn Mạnh Hùng, sau là Phạm Nhật Vượng, yêu thích nhất vẫn luôn là Qua Đặng Lê Nguyên Vũ.
Bộ trưởng đã bàn về mobile money với 2 cơ sở là hạ tầng viễn thông (telecommunications infrastructure) và nền tảng ứng dụng (mobile applications platform) để giúp cho các giao dịch đầu cuối loại bỏ đồng tiền pháp định, làm bàn đạp cho tiền token.
(Đoạn này là mình nói còn Bộ trưởng chỉ dừng ở đoạn hạ tầng chứ nói nữa là không ổn, chính trường chỉ đứng đằng sau thương trường mà thôi).
Thực sự mobile money là day of future past (ngày cũ của tương lai) rồi. Thế giới đang chuyển dịch một hướng khác, một quá trình quá độ lên token money. Đây là cả một câu chuyện dài về tokenized economics, mình bàn sau.
Nói đến mobile money là nói đến E-wallet, tạm phớt lờ đi cái payment gateway và payment processor... Và thị trường ví điện tử ở Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết.
Dẫn đầu là sói đầu đàn màu tím hồng Momo với hơn 10 triệu người dùng, một con số biết nói.
Theo sau đó giờ mình không còn biết là ai nhưng thế cục phân tranh diễn tiến như sau.
Grab có tốc độ bứt phá nhanh nhất, đang trên đà giành vị trí số 2... Hôm nay Grabpay by Moca đã chính thức đổi tên thành Moca, có lẽ đã mua đứt Moca và ko còn cách nào khác để dùng Grabpay được. Với ecosystem của mình thì đó là điều đáng tiếc vì giờ Grab phải nuôi cả 2 đứa con: Ví Moca trên ứng dụng Grab và ví Moca ngoài ứng dụng Grab...
Thứ 3 là Airpay được tích hợp trên sân nhà Shopee. Shopee là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Có thể nói Airpay gắn vào Shopee như cá gặp nước, mặc sức bơi lội. Shopee bắn 1 mũi tên thì có 2 con chim, vừa được đơn hàng vừa được người mang ví.
Thứ 4 là VnpayQR, ông này nhảy vào là làm lũng đoạn thị trường và ném đá hội nghị vì VnpayQR chuyên đi xây nền tảng ví cho các ngân hàng. Mỗi ngân hàng ở Việt Nam đều đang làm 1 cái ví điện tử...
Có thể nói đây là nước đi chiến lược rất khôn ngoan. Đến khi thị trường ví điện tử lũng đoạn thì VnpayQR đã có trong tay một nền tảng của các nền tảng. Các ví trong một ví. Không biết VnpayQR có đi theo hướng này không. VnpayQR mới được nhận đầu tư từ một Quỹ vận hành bởi chính phủ Singapore. Singapore quả thật rất khôn và khéo.
Thứ 5 là Zalopay của VNG. Zalopay đi theo hướng của Wechat Pay, được tích hợp trên Wechat. Bạn đầu thì Zalopay chạy độc lập nhưng sau đó thì tích hợp trên Zalo. Zalo claimed là có hơn 100 triệu người dùng vừa tròn dân số Việt Nam. Zalopay đi theo hướng social payment service và thanh toán p2p bao gồm cả user side và merchant side. Zalopay sống tầm gửi trên Zalo. Ngày nào Zalo còn thì Zalopay còn, có thể nói hướng đi rất rộng mở. Zalo nên làm sao phát triển được Zalo Merchant OA (Official Account) và hệ sinh thái các mini programs thì ngon, tương lai xán lạn, cực kỳ rộng mở.
Thứ 6 là Senpay. Senpay của Sen Đỏ, nền tảng thương mại điện tử lớn thứ 5 của Việt Nam, sau Shopee, Tiki, Lazada, Adayroi... Senpay có một bệ đỡ rất tốt nhưng khi launch mô hình lại đi theo hướng Paypal. Có thể nói nếu không chơi lớn thì như một cái "payment gateway". Sooner or Later coi như chỉ làm tròn vai cho có hoặc tèo.
Hãy học cách làm của Airpay. Chúng ta không bao giờ thấy xấu hổ khi học người khác cả, vì học được người khác mình mới tiến bộ hơn.
Thứ 7 là VinID. VinID của Phạm Nhật Vượng. Bác Vượng một khi đã làm là tới nơi tới chốn. Chưa có tập đoàn nào ở Việt Nam làm được như Vingroup đã làm. Hành quân thần tốc như tướng Tây Sơn từ trên trời rơi xuống, như quân Tây Sơn từ dưới đất chui lên.
VinID vừa mua lại ví điện tử Monpay. Có thể nói việc làm này giúp VinID đỡ tốn thời gian và tiền bạc, có được giấy phép mở ví điện tử dễ dàng. Và thời gian là tiền bạc, nên VinID mua 1 được 3.
VinID được chống lưng bởi Vingroup, mà Vingroup vừa mua giải pháp Temenos T24 Core Banking cách đây không lâu. Mình đoán không sớm thì muộn nhất là vào mùa Xuân năm sau, Vinbank ra đời. Và Vinbank sẽ hoạt động theo mô hình ngân hàng điện tử chứ không phải như một ngân hàng truyền thống áp dụng giải pháp core banking.... (Hi vọng mình đoán đúng). Nếu nói về cái bệ đỡ tốt nhất cho một nền tảng ví thì VinID đã có cả Việt Nam. Hi vọng bác Vượng bền vốn, trường kì kháng chiến nhất định thành công, phong cách của bác nhanh thì cứ tạm đánh du kích trong năm nay vậy.
Thứ 8 là Alipay. Alipay mình tạm xếp thứ 8 vì đang ở silent-mode. Alipay đã vào Việt Nam từ 2 năm trước và đang ngấm ngầm build hệ thống merchants nhằm phát triển O2O e-commerce khi penetrate market và hợp nhất với Lazada hoàn thiện mô hình của một nền tảng thương mại điện tử multi-sided. Một khi Alipay hoàn tất được thủ tục và thời gian bung lụa điểm thì song hành cùng Lazada chiến. Giờ này cá sấu ở sông Dương Tử vẫn đang nằm ngủ.
Ngày nào còn Ngân hàng nhà nước Việt Nam thì ngày đó vẫn còn cách để quản. Không lo chuyện không quản được mà phải cấm hay thắt chặt quá cho dễ trông coi. Chỉ khi nào blockchain và cryptocurrency được chấp nhận 100% thì ngày đó Central Bank sẽ không còn. Lúc đó thế giới đại đồng, đúng niềm mong ước của Khổng Tử từ 2500 năm trước...
Mobile money vốn là branding message của Momo đưa ra cách đây từ khoảng 10 năm. Momo = Mobile Money. Có thể nói ở Việt Nam, Momo là người đi trước thiên hạ trong lĩnh vực Fintech, giờ nghe nói đang transformation và phát triển thành TechFin hòng tạo ra một cú đại nhảy vọt.
Trong lúc Bộ trưởng trăn trở về công nghệ thì Viettelpay đang tỉ mẩn đi theo con đường của Momo trước đó 3 năm, tích cực phát triển nền tảng đa dịch vụ và test thử p2p payment qua cơ sở hạ tầng viễn thông của mình... Tuy nhiên như thế cũng chậm chân rồi, muốn làm nhanh, mạnh, lớn thì phải phát triển đa nền tảng (multiple cross-platform) chứ không phải đa dịch vụ.
Trong số các vị CEO của Việt Nam thì mình kính nể nhất trước là Nguyễn Mạnh Hùng, sau là Phạm Nhật Vượng, yêu thích nhất vẫn luôn là Qua Đặng Lê Nguyên Vũ.
Bộ trưởng đã bàn về mobile money với 2 cơ sở là hạ tầng viễn thông (telecommunications infrastructure) và nền tảng ứng dụng (mobile applications platform) để giúp cho các giao dịch đầu cuối loại bỏ đồng tiền pháp định, làm bàn đạp cho tiền token.
(Đoạn này là mình nói còn Bộ trưởng chỉ dừng ở đoạn hạ tầng chứ nói nữa là không ổn, chính trường chỉ đứng đằng sau thương trường mà thôi).
Thực sự mobile money là day of future past (ngày cũ của tương lai) rồi. Thế giới đang chuyển dịch một hướng khác, một quá trình quá độ lên token money. Đây là cả một câu chuyện dài về tokenized economics, mình bàn sau.
Nói đến mobile money là nói đến E-wallet, tạm phớt lờ đi cái payment gateway và payment processor... Và thị trường ví điện tử ở Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết.
Dẫn đầu là sói đầu đàn màu tím hồng Momo với hơn 10 triệu người dùng, một con số biết nói.
Theo sau đó giờ mình không còn biết là ai nhưng thế cục phân tranh diễn tiến như sau.
Grab có tốc độ bứt phá nhanh nhất, đang trên đà giành vị trí số 2... Hôm nay Grabpay by Moca đã chính thức đổi tên thành Moca, có lẽ đã mua đứt Moca và ko còn cách nào khác để dùng Grabpay được. Với ecosystem của mình thì đó là điều đáng tiếc vì giờ Grab phải nuôi cả 2 đứa con: Ví Moca trên ứng dụng Grab và ví Moca ngoài ứng dụng Grab...
Thứ 3 là Airpay được tích hợp trên sân nhà Shopee. Shopee là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Có thể nói Airpay gắn vào Shopee như cá gặp nước, mặc sức bơi lội. Shopee bắn 1 mũi tên thì có 2 con chim, vừa được đơn hàng vừa được người mang ví.
Thứ 4 là VnpayQR, ông này nhảy vào là làm lũng đoạn thị trường và ném đá hội nghị vì VnpayQR chuyên đi xây nền tảng ví cho các ngân hàng. Mỗi ngân hàng ở Việt Nam đều đang làm 1 cái ví điện tử...
Có thể nói đây là nước đi chiến lược rất khôn ngoan. Đến khi thị trường ví điện tử lũng đoạn thì VnpayQR đã có trong tay một nền tảng của các nền tảng. Các ví trong một ví. Không biết VnpayQR có đi theo hướng này không. VnpayQR mới được nhận đầu tư từ một Quỹ vận hành bởi chính phủ Singapore. Singapore quả thật rất khôn và khéo.
Thứ 5 là Zalopay của VNG. Zalopay đi theo hướng của Wechat Pay, được tích hợp trên Wechat. Bạn đầu thì Zalopay chạy độc lập nhưng sau đó thì tích hợp trên Zalo. Zalo claimed là có hơn 100 triệu người dùng vừa tròn dân số Việt Nam. Zalopay đi theo hướng social payment service và thanh toán p2p bao gồm cả user side và merchant side. Zalopay sống tầm gửi trên Zalo. Ngày nào Zalo còn thì Zalopay còn, có thể nói hướng đi rất rộng mở. Zalo nên làm sao phát triển được Zalo Merchant OA (Official Account) và hệ sinh thái các mini programs thì ngon, tương lai xán lạn, cực kỳ rộng mở.
Thứ 6 là Senpay. Senpay của Sen Đỏ, nền tảng thương mại điện tử lớn thứ 5 của Việt Nam, sau Shopee, Tiki, Lazada, Adayroi... Senpay có một bệ đỡ rất tốt nhưng khi launch mô hình lại đi theo hướng Paypal. Có thể nói nếu không chơi lớn thì như một cái "payment gateway". Sooner or Later coi như chỉ làm tròn vai cho có hoặc tèo.
Hãy học cách làm của Airpay. Chúng ta không bao giờ thấy xấu hổ khi học người khác cả, vì học được người khác mình mới tiến bộ hơn.
Thứ 7 là VinID. VinID của Phạm Nhật Vượng. Bác Vượng một khi đã làm là tới nơi tới chốn. Chưa có tập đoàn nào ở Việt Nam làm được như Vingroup đã làm. Hành quân thần tốc như tướng Tây Sơn từ trên trời rơi xuống, như quân Tây Sơn từ dưới đất chui lên.
VinID vừa mua lại ví điện tử Monpay. Có thể nói việc làm này giúp VinID đỡ tốn thời gian và tiền bạc, có được giấy phép mở ví điện tử dễ dàng. Và thời gian là tiền bạc, nên VinID mua 1 được 3.
VinID được chống lưng bởi Vingroup, mà Vingroup vừa mua giải pháp Temenos T24 Core Banking cách đây không lâu. Mình đoán không sớm thì muộn nhất là vào mùa Xuân năm sau, Vinbank ra đời. Và Vinbank sẽ hoạt động theo mô hình ngân hàng điện tử chứ không phải như một ngân hàng truyền thống áp dụng giải pháp core banking.... (Hi vọng mình đoán đúng). Nếu nói về cái bệ đỡ tốt nhất cho một nền tảng ví thì VinID đã có cả Việt Nam. Hi vọng bác Vượng bền vốn, trường kì kháng chiến nhất định thành công, phong cách của bác nhanh thì cứ tạm đánh du kích trong năm nay vậy.
Thứ 8 là Alipay. Alipay mình tạm xếp thứ 8 vì đang ở silent-mode. Alipay đã vào Việt Nam từ 2 năm trước và đang ngấm ngầm build hệ thống merchants nhằm phát triển O2O e-commerce khi penetrate market và hợp nhất với Lazada hoàn thiện mô hình của một nền tảng thương mại điện tử multi-sided. Một khi Alipay hoàn tất được thủ tục và thời gian bung lụa điểm thì song hành cùng Lazada chiến. Giờ này cá sấu ở sông Dương Tử vẫn đang nằm ngủ.
Tác giả Nguyễn Việt Hùng