ThanhReview
Tài xế Đồng
hiều người giàu lên từ bán hàng online, ngược lại không ít shop càng bán nhiều càng lỗ đậm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các shop tìm ra các “thủ phạm giấu mặt” ít người biết đến và cung cấp các kỹ thuật giúp shop nhận được công sức bỏ ra một cách trọn vẹn.
Lỗ từ mỗi sản phẩm đến từ việc nhầm lẫn giữa giá vốn với giá thành, chính là hai yếu tố shop cần lưu ý thật kỹ kỹ trước khi nhập hàng. Có shop bán cả trăm đơn hàng, thu về cả chục triệu vẫn thấy “tiền không cánh mà bay" cũng vì sai lầm này.
Nếu như giá vốn của sản phẩm là mức giá nhà cung cấp bán cho chủ shop, thì giá thành là tổng của giá vốn với tất cả các chi phí khác để sản phẩm đó có mặt tại shop.
Để tránh trường hợp đáng tiếc như trên, shop nên tính chính xác giá thành bằng cách điểm danh tất cả các chi phí liên quan, bao gồm phí vận chuyển, vé máy bay, khách sạn, ăn uống, hải quan, thuế phí, chi phí bao bì…Riêng các sản phẩm cồng kềnh, dễ bị hao hụt, tổn thất về số lượng và chất lượng...đều phải được tính hao mòn vào chi phí giá thành.
Với áp lực cạnh tranh hiện nay, các shop online thường bỏ qua các chi phí vận hành khi định giá sản phẩm, để giá bán của mình bằng hoặc thấp hơn thị trường. Điều này không những khiến shop có lợi nhuận thấp, mà còn có khả năng gây thâm hụt vốn nghiêm trọng. Muốn không mắc vào điều này, shop chỉ cần xác định đúng giá sản phẩm bằng cách “nhớ mặt” tất cả chi phí vận hành thường bị bỏ quên, điển hình như: Chi phí điện nước và trang thiết bị, chi phí marketing, chi phí vận chuyển và hoàn trả hàng hoá.
Chi phí điện nước và trang thiết bị thường xuyên bị bỏ quên vì phần lớn chủ shop online coi những điều này quá nhỏ nhặt. Thực tế, các khoản chi cho móc treo quần áo, máy giặt sấy khô, tủ đông, chai lọ đựng, túi đựng sản phẩm, wifi...có thể không đáng kể trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ khiến chủ shop bị thiệt hại không ít.
Chi phí marketing cũng thường bị xem nhẹ.
Một chủ shop bán đồ gia dụng chia sẻ: “Mình đầu tư 10 triệu để viết nội dung khuyến mãi, chạy ads trong 1 tháng. Khi thấy đơn hàng về nhiều hơn bình thường thì rất vui. Nhưng khi tính lại thì thấy lợi nhuận sau khi trừ chi phí chạy ads ra thì không còn bao nhiêu, nếu không muốn nói là hoà vốn". Đến cuối tháng chủ shop mới nhận ra lợi nhuận bán hàng cả tháng không đủ bù đắp hàng loạt hoá đơn chạy ads, tiền lương của freelancer quản lý fanpage, tạo content, chiết khấu cho đối tác...thì đã muộn. Vì vậy, chủ shop cần nhìn thấy trước các chi phí quảng bá trước khi bắt tay vào tiến hành.
Một loại chi phí khá nặng khác mà chỉ khi lăn xả vào thực tế shop mới nhận ra là chi phí vận chuyển và đổi trả.
Ông Phan Anh, chuyên gia thương mại điện tử thuộc Đại học Thương mại, vận chuyển là một trong những chi phí nặng nhất của các shop trực tuyến tại VN hiện nay. Theo ông, tỷ lệ bị hoàn trả đối với bán hàng trực tuyến tại Việt Nam hiện vào khoảng từ 10–30% tùy từng loại sản phẩm (*). Bị trả hàng đồng nghĩa với việc shop phải mất chi phí giao hàng hai chiều, gói hàng, một số loại sản phẩm bị thất thoát, không thể tiếp tục bán…Với các shop online nhỏ, chỉ cần tháng đó đơn hàng bị trả về vài lần thì xem như lợi nhuận “không cánh mà bay".
Đặc biệt, trong các đợt khuyến mãi, giá bán thấp có thể thu hút một lượng lớn khách hàng, nhưng đa số họ là những người nhạy cảm về giá hơn chất lượng sản phẩm. Với đối tượng khách đó, nếu shop tăng giá họ sẽ không mua còn giữ mức giá thấp thì shop sẽ liên tục lỗ. Thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ không xảy ra nếu shop xác định được đúng giá bán ngay từ đầu bằng việc theo dõi và tính toán tất cả các chi phí vào mỗi đầu sản phẩm. Tư duy nhỏ này sẽ giúp việc kinh doanh của shop sẽ chuyên nghiệp, đạt được lợi nhuận tốt hơn, và thuận buồm xuôi gió hơn khi lớn mạnh.
Sức khỏe, thời gian dành cho người thân và trải nghiệm tuổi trẻ là những thứ không lấy lại được, nên cần được sử dụng đúng chỗ đúng cách, tránh bị hối tiếc sau này. Ba yếu tố sau đây sẽ giúp chủ shop nhận biết việc kinh doanh của mình có xứng đáng với công sức bỏ ra hay không:
Tỷ suất lợi nhuận là một trong những dấu hiệu căn bản đầu tiên.
Nếu việc kinh doanh chỉ mang lại cho shop dưới 7% lợi nhuận thì đã đến lúc phải cân nhắc lại. Hiếm ai khởi nghiệp hay đầu tư với mức lợi nhuận bằng hoặc thấp hơn mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Trong trường hợp kinh doanh vali với tỷ suất lợi nhuận 5% ở phần 1, cô chủ shop nên xem lại việc nhập sản phẩm này.
Dấu hiệu thứ hai là niềm vui và trải nghiệm
Nếu cảm giác phấn chấn vẫn luôn hiện hữu kể cả sau khi gặp khách khó chiều hay các chuyến hàng vất vả, chủ shop có vẻ đã chọn đúng con đường của mình. Ngược lại, nếu chỉ thấy áp lực doanh số đè nặng, thì chủ shop có thể đang phải làm việc quá sức, nên phân chia thời gian phù hợp hơn cho giải trí, nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống.
Thứ ba, thời gian dành cho bản thân và gia đình
Một số chủ shop online làm việc ở công ty suốt 8 tiếng, tối về trả lời tin nhắn tư vấn cho khách, ship hàng, chuẩn bị nhập hàng...nên hầu như không có chút thời gian nào để chăm sóc bản thân cũng như giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Một khi thấy mình đang trở nên xa cách, to tiếng, thậm chí chia rẽ với người thân chỉ vì chú tâm quá nhiều vào công việc thì chủ shop nên tạm dừng một chút để điều chỉnh thời gian biểu cho hợp lý hơn.
Cuối cùng và quan trọng nhất, nếu “bán trăm đơn mà vẫn lỗ" thì chủ shop cần xác định lại mục tiêu kinh doanh, xem lại tất cả các yếu tố trên cũng như vận dụng nhuần nhuyễn các bí quyết mà GrabAcademy đã hướng dẫn ở cái bài trước, thì sẽ tạo được lợi nhuận bền vững.
Thủ phạm #1: Lỗ từ mỗi sản phẩm bán ra
Nếu như giá vốn của sản phẩm là mức giá nhà cung cấp bán cho chủ shop, thì giá thành là tổng của giá vốn với tất cả các chi phí khác để sản phẩm đó có mặt tại shop.
Hình: Chủ shop thường chỉ để ý giá vốn mà không biết giá thành mới là cột mốc quan trọng bậc nhất để định giá sản phẩm, quyết định lời lỗ
Để tránh trường hợp đáng tiếc như trên, shop nên tính chính xác giá thành bằng cách điểm danh tất cả các chi phí liên quan, bao gồm phí vận chuyển, vé máy bay, khách sạn, ăn uống, hải quan, thuế phí, chi phí bao bì…Riêng các sản phẩm cồng kềnh, dễ bị hao hụt, tổn thất về số lượng và chất lượng...đều phải được tính hao mòn vào chi phí giá thành.
- 1. Tích cực săn sales: Shop nên canh các mùa sales ở các nước và lên kế hoạch chuyến đi từ sớm. Giá bán của shop sẽ cạnh tranh hơn nhiều nhờ giá thành thấp.
- 2. Nếu giá thành nhỉnh hơn giá thị trường do chủ shop tận tay mua từ nước ngoài chứ không thông qua trung gian? Đừng lo lắng, hãy biến việc “mua tận nơi sản xuất" thành ưu điểm để cam kết chất lượng. Những khách hàng ưu tiên về nguồn gốc sản phẩm chắc chắn sẽ lưu tâm.
- 3. Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến những khoản lỗ không đáng có là vấn nạn thanh toán COD nhưng người nhận lại không nhận hàng dẫn đến việc bạn mất thêm phí vận chuyển mà không bán được món hàng. Để bù lỗ cho những “tai nạn” không ngờ trước này, bạn có thể khuyến khích người mua thanh toán trước bằng những ưu đãi hấp dẫn hoặc nếu thanh toán trước thì sẽ được giao hàng sớm.
Thủ phạm #2: Tính sai giá bán nên ngày thường thì lời, cuối tháng thì lỗ
Chi phí điện nước và trang thiết bị thường xuyên bị bỏ quên vì phần lớn chủ shop online coi những điều này quá nhỏ nhặt. Thực tế, các khoản chi cho móc treo quần áo, máy giặt sấy khô, tủ đông, chai lọ đựng, túi đựng sản phẩm, wifi...có thể không đáng kể trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ khiến chủ shop bị thiệt hại không ít.
Hình: Chi phí điện nước và trang thiết bị thường xuyên bị bỏ quên vì chủ shop cho là nhỏ nhặt
Chi phí marketing cũng thường bị xem nhẹ.
Một chủ shop bán đồ gia dụng chia sẻ: “Mình đầu tư 10 triệu để viết nội dung khuyến mãi, chạy ads trong 1 tháng. Khi thấy đơn hàng về nhiều hơn bình thường thì rất vui. Nhưng khi tính lại thì thấy lợi nhuận sau khi trừ chi phí chạy ads ra thì không còn bao nhiêu, nếu không muốn nói là hoà vốn". Đến cuối tháng chủ shop mới nhận ra lợi nhuận bán hàng cả tháng không đủ bù đắp hàng loạt hoá đơn chạy ads, tiền lương của freelancer quản lý fanpage, tạo content, chiết khấu cho đối tác...thì đã muộn. Vì vậy, chủ shop cần nhìn thấy trước các chi phí quảng bá trước khi bắt tay vào tiến hành.
Một loại chi phí khá nặng khác mà chỉ khi lăn xả vào thực tế shop mới nhận ra là chi phí vận chuyển và đổi trả.
Ông Phan Anh, chuyên gia thương mại điện tử thuộc Đại học Thương mại, vận chuyển là một trong những chi phí nặng nhất của các shop trực tuyến tại VN hiện nay. Theo ông, tỷ lệ bị hoàn trả đối với bán hàng trực tuyến tại Việt Nam hiện vào khoảng từ 10–30% tùy từng loại sản phẩm (*). Bị trả hàng đồng nghĩa với việc shop phải mất chi phí giao hàng hai chiều, gói hàng, một số loại sản phẩm bị thất thoát, không thể tiếp tục bán…Với các shop online nhỏ, chỉ cần tháng đó đơn hàng bị trả về vài lần thì xem như lợi nhuận “không cánh mà bay".
Hình: Chi phí vận chuyển và đổi trả có thể tổn hại cho lợi nhuận nếu không được dự toán trước
Đặc biệt, trong các đợt khuyến mãi, giá bán thấp có thể thu hút một lượng lớn khách hàng, nhưng đa số họ là những người nhạy cảm về giá hơn chất lượng sản phẩm. Với đối tượng khách đó, nếu shop tăng giá họ sẽ không mua còn giữ mức giá thấp thì shop sẽ liên tục lỗ. Thế tiến thoái lưỡng nan này sẽ không xảy ra nếu shop xác định được đúng giá bán ngay từ đầu bằng việc theo dõi và tính toán tất cả các chi phí vào mỗi đầu sản phẩm. Tư duy nhỏ này sẽ giúp việc kinh doanh của shop sẽ chuyên nghiệp, đạt được lợi nhuận tốt hơn, và thuận buồm xuôi gió hơn khi lớn mạnh.
- 1. Chỉ nên giảm giá hay khuyến mãi khi shop đã xác định đúng giá bán. Ngược lại, shop sẽ khiến lợi nhuận càng thấp mà thị trường lại quen với mức giá giảm, khiến việc kinh doanh khó khăn hơn về sau.
- 2. Thiết kế chính sách hoàn đổi trả công bằng để khách hàng phải chịu phí ship khi muốn hoàn đổi trả trong trường hợp sản phẩm hoàn toàn khớp với yêu cầu đặt hàng của khách.
- 3. Để giảm thiểu các chi phí phát sinh từ khâu giao hàng và an tâm về dịch vụ (thái độ, tốc độ, an toàn…), shop nên để việc giao hàng cho các đơn vị chuyên nghiệp đảm nhận. Hiện GrabExpress đã có chương trình giao hàng nhiều điểm dừng, không phụ thu trên điểm dừng như các app khác. Bạn chỉ cần tự mình sắp xếp quãng đường giao hàng hợp lý cho tài xế, giá sẽ được tính bằng tổng quãng đường mà tài xế phải đi, tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ. (Xem chi tiết tại đây).
Thủ phạm #3: Tiền lời không bù công sức bỏ ra
Tỷ suất lợi nhuận là một trong những dấu hiệu căn bản đầu tiên.
Nếu việc kinh doanh chỉ mang lại cho shop dưới 7% lợi nhuận thì đã đến lúc phải cân nhắc lại. Hiếm ai khởi nghiệp hay đầu tư với mức lợi nhuận bằng hoặc thấp hơn mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Trong trường hợp kinh doanh vali với tỷ suất lợi nhuận 5% ở phần 1, cô chủ shop nên xem lại việc nhập sản phẩm này.
Dấu hiệu thứ hai là niềm vui và trải nghiệm
Nếu cảm giác phấn chấn vẫn luôn hiện hữu kể cả sau khi gặp khách khó chiều hay các chuyến hàng vất vả, chủ shop có vẻ đã chọn đúng con đường của mình. Ngược lại, nếu chỉ thấy áp lực doanh số đè nặng, thì chủ shop có thể đang phải làm việc quá sức, nên phân chia thời gian phù hợp hơn cho giải trí, nghỉ ngơi và trải nghiệm cuộc sống.
Hình: Bên cạnh lợi nhuận, niềm vui từ việc kinh doanh là phần thưởng to lớn nhất
Thứ ba, thời gian dành cho bản thân và gia đình
Một số chủ shop online làm việc ở công ty suốt 8 tiếng, tối về trả lời tin nhắn tư vấn cho khách, ship hàng, chuẩn bị nhập hàng...nên hầu như không có chút thời gian nào để chăm sóc bản thân cũng như giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Một khi thấy mình đang trở nên xa cách, to tiếng, thậm chí chia rẽ với người thân chỉ vì chú tâm quá nhiều vào công việc thì chủ shop nên tạm dừng một chút để điều chỉnh thời gian biểu cho hợp lý hơn.
Cuối cùng và quan trọng nhất, nếu “bán trăm đơn mà vẫn lỗ" thì chủ shop cần xác định lại mục tiêu kinh doanh, xem lại tất cả các yếu tố trên cũng như vận dụng nhuần nhuyễn các bí quyết mà GrabAcademy đã hướng dẫn ở cái bài trước, thì sẽ tạo được lợi nhuận bền vững.
- 1. 10% là mức lợi nhuận tham khảo cho các shop mới bắt đầu bán hàng online.
- 2. Mức lợi nhuận này sẽ thay đổi theo nhiều yếu tố: thời gian shop kinh doanh, mặt hàng chủ lực, các yếu tố khách quan như dịp lễ hội, mùa khuyến mãi… Tuy nhiên, chủ shop hãy nhớ là dù lợi nhuận có tăng hay giảm như thế nào, bạn phải cân đối để phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình là được.
Nguồn https://grabacademy.vn