Như vậy cho đến thời điểm hiện tại thì ứng dụng gọi xe MyGo ra mắt gần được 3 tháng tương đương với quý III 2019 và theo thông tin mà Viettel Post thông báo thì hãng này chỉ mới chi chưa đến 1 tỷ đồng con số này so với các ứng dụng gọi xe khác thì thấp hơn vài trăm lần.
Cụ thể Go-Viet sau khi ra mắt 4 tháng thì con số lỗ đã lên tới 550 tỷ đồng, trong khi đó ứng dụng gọi xe BE Group cũng báo lỗ 88 tỷ đồng sau nửa tháng hoạt động chính thức.Còn trong khi đó ứng dụng đang chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Việt Nam là Grab thì báo lỗ lên tới gần 900 tỷ đồng trong năm 2018.
Như vậy mức độ đốt tiền cho thị trường gọi xe của ứng dụng MyGo giường như là số 0, chi phí 1 tỷ đồng trên được hiểu là chi phí cố định bởi hiện tại MyGo chưa hề có các chương trình thưởng hay khuyến mãi gì cho phía tài xế và khách hàng sử dụng.
Trong bài viết trước thì Tổng giám đốc CTCP Bưu chính Viettel ông Trần Trung Hưng đã nói rằng:
Viettel Post sẽ không "đốt tiền", đó là một lời cam kết vì chúng tôi hướng đến giá trị lâu dài chứ không hướng đến giá trị trước mắt. Tôi cũng không biết các doanh nghiệp khác họ lỗ ở cái gì, vì theo như tôi tìm hiểu, chưa có một báo cáo kiểm toán độc lập nào cả.Đến hết 2019, chúng tôi có đặt mục tiêu là tập trung vào cung cấp trải nghiệm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, chứ không đặt ra mục tiêu là doanh số bao nhiêu, lợi nhuận bao nhiêu.Sang năm, chúng tôi mới tính chỉ tiêu doanh thu, đặt mục tiêu về doanh số, số lượng người dùng, số chuyến xe và mục tiêu về đơn hàng.
Tính đến tháng 8/2019, số lượng tài khoản tài xế đạt 120.000 người, trong khi Grab là 200.000 người, Be là 30.000 người tuy nhiên số tài xế hoạt động thực sự trên MyGo là 80%.Và ứng dụng MyGo hiện tại chưa thu hút được khách hàng sử dụng và bên cạnh đó các tài xế MyGo vẫn đang hoạt động chủ yếu là dịch vụ giao hàng từ các đơn hàng tại Viettel Post.
Và có thể kết luận tại thời điểm hiện tại MyGo đang hoạt động chính là dịch vụ giao hàng từ các đơn hàng ViettelPost và chưa có động thái gì về việc đẩy mạnh dịch vụ đặt xe.