HuyenTrang
Tài xế Đồng
Sự kết hợp giữa "ông lớn" Indonesia mới xuất hiện tại Việt Nam là GoViet với GrapViet chắc chắn sẽ khiến Grab phải "đau đầu" tìm phương án đối phó.
Nếu GoViet bắt tay GrapViet thì chắc chắn sẽ trở thành một sức mạnh khiến Grab phải e dè.
Chớp cơ hội vàng khi Uber rút khỏi Việt Nam, hàng loạt ứng dụng gọi xe đã xuất hiện tại Việt Nam trong đó phải kể đến 6 startup được các nhà phát triển giới thiệu đến người dùng gồm Vato, Tnet, Grap Việt, FastGo, Aber, GoViet…
Tuy nhiên, để thực sự phát triển trong thời gian ngắn phải kể đến GoVie khi chỉ sau khi ra mắt 3 tháng, GoViet đã công bố chiếm tới 35% thị phần, tuy nhiên hãng này mới được phép cung cấp dịch vụ gọi xe ôm và giao hàng, giao đồ ăn, với mức giá mà chưa thể tiếp cận đến nhóm đối tượng có nhu cầu di chuyển bằng ô tô.
Chiến lược tiếp thị kéo thường được hiểu là chiến lược lôi kéo khách hàng hay người tiêu dùng, mua hàng của mình bằng cách dùng các công cụ tiếp thị tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu. Trong chiến lược tiếp thị kéo, việc tung ra các gói khuyến mại hấp dẫn, "giá hủy diệt" là chiêu thức quen thuộc.
Mới ra mắt 3 tháng ra mắt, GoViet đã công bố chiếm tới 35% thị phần.
Có thể nói GoViet đã áp dụng chiến lược này một cách nhuần nhuyễn khi trực tiếp bỏ tiền để "mua" khách hàng của mình, hay còn gọi là mua thị phần của Grab.
Cụ thể, GoViet đã trợ giá cho các chuyến đi vô cùng mạnh mẽ khi tung ra các gói di chuyển đồng giá 5.000 đồng, rồi 10.000 đồng khi mới xuất hiện tại thị trường TP HCM và thủ đô Hà Nội, chiêu thức này của GoViet không chỉ gây chú ý mà còn thực sự đủ sức nặng khiến khách hàng thay đổi thói quen từ ứng dụng đặt xe Grab sang ứng dụng khác. Điều đáng tiếc là GoViet mới chỉ hướng tới được nhóm đối tượng có nhu cầu di chuyển bằng xe máy, trong khi nhóm đối tượng có nhu cầu gọi xe taxi, xe hơi là rất lớn.
Vì thế, rất có khả năng GoViet có thể sẽ bắt tay với một ứng dụng gọi xe "nội địa" có thể là Grap Việt để tạo luồng luân chuyển khách hàng có nhu cầu đặt xe hơi hoặc taxi trên địa bàn toàn quốc. Như vậy, GoViet không cần tốn thêm chi phí truyền thông và khuyện mại mà vẫn thu hút được một lượng khách hàng lớn có nhu cầu đặt xe taxi, xe hơi... từ ứng dụng Grap Việt.
Nếu điều này xảy ra, trong thời gian tới chắc chắn "ông lớn" Grab sẽ phải đối diện với áp lực cạnh tranh nặng nề khi một lượng lớn tài xế ‘xe không mào’ có thể đã và sẽ chuyển sang sử dụng thêm ứng dụng GrapViet để nhận cuốc xe 4 bánh có nhiều chế độ tốt hơn.
Đây được coi là bước đi táo bạo cũng như đúng thời điểm của GoViet nhằm tối đa hóa dịch vụ cũng như mở rộng thị trường trong khi Grab còn đang xoay sở ứng phó với vụ kiện của Vinasun.
Theo tintucvietnam
Chớp cơ hội vàng khi Uber rút khỏi Việt Nam, hàng loạt ứng dụng gọi xe đã xuất hiện tại Việt Nam trong đó phải kể đến 6 startup được các nhà phát triển giới thiệu đến người dùng gồm Vato, Tnet, Grap Việt, FastGo, Aber, GoViet…
Tuy nhiên, để thực sự phát triển trong thời gian ngắn phải kể đến GoVie khi chỉ sau khi ra mắt 3 tháng, GoViet đã công bố chiếm tới 35% thị phần, tuy nhiên hãng này mới được phép cung cấp dịch vụ gọi xe ôm và giao hàng, giao đồ ăn, với mức giá mà chưa thể tiếp cận đến nhóm đối tượng có nhu cầu di chuyển bằng ô tô.
Chiến lược tiếp thị kéo thường được hiểu là chiến lược lôi kéo khách hàng hay người tiêu dùng, mua hàng của mình bằng cách dùng các công cụ tiếp thị tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu. Trong chiến lược tiếp thị kéo, việc tung ra các gói khuyến mại hấp dẫn, "giá hủy diệt" là chiêu thức quen thuộc.
Có thể nói GoViet đã áp dụng chiến lược này một cách nhuần nhuyễn khi trực tiếp bỏ tiền để "mua" khách hàng của mình, hay còn gọi là mua thị phần của Grab.
Cụ thể, GoViet đã trợ giá cho các chuyến đi vô cùng mạnh mẽ khi tung ra các gói di chuyển đồng giá 5.000 đồng, rồi 10.000 đồng khi mới xuất hiện tại thị trường TP HCM và thủ đô Hà Nội, chiêu thức này của GoViet không chỉ gây chú ý mà còn thực sự đủ sức nặng khiến khách hàng thay đổi thói quen từ ứng dụng đặt xe Grab sang ứng dụng khác. Điều đáng tiếc là GoViet mới chỉ hướng tới được nhóm đối tượng có nhu cầu di chuyển bằng xe máy, trong khi nhóm đối tượng có nhu cầu gọi xe taxi, xe hơi là rất lớn.
Vì thế, rất có khả năng GoViet có thể sẽ bắt tay với một ứng dụng gọi xe "nội địa" có thể là Grap Việt để tạo luồng luân chuyển khách hàng có nhu cầu đặt xe hơi hoặc taxi trên địa bàn toàn quốc. Như vậy, GoViet không cần tốn thêm chi phí truyền thông và khuyện mại mà vẫn thu hút được một lượng khách hàng lớn có nhu cầu đặt xe taxi, xe hơi... từ ứng dụng Grap Việt.
Nếu điều này xảy ra, trong thời gian tới chắc chắn "ông lớn" Grab sẽ phải đối diện với áp lực cạnh tranh nặng nề khi một lượng lớn tài xế ‘xe không mào’ có thể đã và sẽ chuyển sang sử dụng thêm ứng dụng GrapViet để nhận cuốc xe 4 bánh có nhiều chế độ tốt hơn.
Đây được coi là bước đi táo bạo cũng như đúng thời điểm của GoViet nhằm tối đa hóa dịch vụ cũng như mở rộng thị trường trong khi Grab còn đang xoay sở ứng phó với vụ kiện của Vinasun.
Theo tintucvietnam