Nguyên nhân ung thư dạ dày và giai đoạn phát triển

giangvu

Tài xế Đồng
Ung thư dạ dày đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp, điều đáng tiếc là ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, trong khi đó đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này tại Bệnh viện K ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí. Cùng tìm hiểu các kiến thức cơ bản về ung thư dạ dày trong bài viết dưới đây, từ đó có những hiểu biết đúng và đủ về ung thư dạ dày. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn bảo sức khỏe, xây dựng phác đồ điều trị và tăng cơ hội sống khỏe cho bệnh nhân mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày và các giai đoạn phát triển

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu


Đây là giai đoạn các tế bào ung thư còn nằm ở lớp niêm mạc với kích thước rất nhỏ chỉ vài mm nên không ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Một số dấu hiệu bệnh lý ở giai đoạn này có thể nhận biết như:
  • Sụt cân: Là triệu chứng cơ bản ở bệnh ung thư dạ dày. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, sự sụt cân xảy ra nhanh chóng khi người bệnh thậm chí có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng 3 tháng.
  • Đau bụng: Bắt đầu với những cơn đau từng đợt.
  • Chán ăn: Đây là một triệu chứng thường gặp ở người bị ung thư dạ dày, kèm theo hiện tượng khó nuốt, xuất hiện cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở cổ họng.
  • Đầy bụng sau khi ăn: Cảm giác đầy bụng, khó chịu và buồn nôn sau khi ăn.
  • Đi ngoài phân đen: đây là một dấu hiệu phổ biến ở những người mặc bệnh viêm loét dạ dày. Theo chuyên gia, người bị viên loét dạ dày – tá tràng có nguy mắc ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường và người mắc một số bệnh lý về dạ dày khác.
Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, các tế bào ác tính đã chạm tới lớp thứ hai của dạ dày. Tuy nhiên, giống với đặc điểm của giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh lý vẫn chưa rõ rệt.

Để được chẩn đoán và nhận biết bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm, người bệnh nên thực hiện tầm soát ung thư để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bản thân.

Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn 2

Đến giai đoạn 2, các tế bào đột biến đã hoàn toàn đi qua niêm mạc dạ dày. Đây là giai đoạn quan trọng, nếu không được chẩn đoán bệnh kịp thời, rất có thể sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để điều trị bệnh ung thư dạ dày.

Qua giai đoạn này, các tế bào ung thư đã “sẵn sàng” di chuyên đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số biếu hiện ung thư dạ dày giai đoạn 2 như đau bụng buồn nôn. Tình trạng đau bụng sẽ trầm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu, cơn đau từng đợt, quặn thắt, thậm chí dùng thuốc cũng không thuyên giảm…

Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thâm chí ở một số bệnh nhân, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này, còn gặp phải tình trạng nôn ra máu.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 và những điều cần biết

Các tế bào ác tính đã lan rộng ra các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, không thể điều trị ngay bằng các biện pháp phẫu thuật, loại bỏ khối u.

Các biện pháp điều trị trong giai đoạn này hướng đến tăng cường nền sức khỏe cho bệnh nhân và kéo dài tiên lượng sống.

Dấu hiệu bệnh càng rõ ràng và trầm trọng hơn bao gồm: đau bụng, đầy bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cuối bệnh ung thư dạ dày. Các tế bào ung thư đã lan khắp cơ thể và gần như không còn cơ hội để chữa trị.

Với đầy đủ các dấu hiệu trên ở mức trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cơ thể suy nhược nhanh chóng.

Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh dạ dày

Các tác nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày

Xuất hiện một số tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Người bị các bệnh lý như viêm loét dạ dày thường do sự phá hoạt của loại vi khuẩn này. Vi khuẩn HP gây ra các vùng viêm loét và dần phá hủy niêm mạc dạ dày, đó là một trong những tổn thương tiền ung thư.

Béo phì:nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày ở người béo phì cao hơn nhiều so với người bình thường, đặc biệt là với ung thư phần tâm vị.

Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này, tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con là 48%.

Phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao, nhất là khoảng 15 – 20 năm sau phẫu thuật.

Thói quen sinh hoạt: Đây cũng được coi là nguyên nhân khá quan trọng trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư dạ dày, chính những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không khoa học như hay ăn đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích hoặc thức đêm dậy muộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày.

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về ung thư dạ dày. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tư vong rất cao, chính vì vậy hãy thường xuyên và định kỳ thực hiện các chương trình tầm soát ung thư để phát hiện sớm bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số bệnh lý khác về dạ dày mà Vitos đã chia sẻ nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe bạn và các thành viên trong gia đình nhé.
 
Top