Nhà tuyển dụng chia sẽ các kinh nghiệm và lưu ý cho dân IT khi đi phỏng vấn

analinh

Tài xế mới
Dưới đây là tổng hợp tất cả những gì mình muốn chia sẽ cho các bạn IT (lập trình viên, phần mềm, phần cứng) đang và chuẩn bị làm CV đi phỏng vấn phải biết vì đã có rất nhiều bạn mắc những lỗi bên dưới đây mà họ hoàn toàn không biết.
Nếu bạn nắm vững được các mẹo dưới đây đảm bảo cuộc phỏng vấn của bạn sẽ diễn ra xuôn sẽ và nếu có bắt trắc gì bạn vẫn tạo được ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

UG5G82h.jpg

Mình trước đây khi viết CV tìm việc đã từng tham khảo khá nhiều note và lời khuyên hữu ích từ các trang tuyển dụng, blog của bạn Tuấn Anh… Tuy nhiên, mãi đến khi đóng vai trò là một người tuyển dụng, mình lại càng có cái nhìn khách quan hơn về những thông tin mà CV cần phải có.
(Do làm việc cho một công ty công nghệ nên những note dưới đây chủ yếu mình đăng cho dân #IT, một vài tình huống có lẽ sẽ không hợp với những ngành nghề khác)

1. Nội dung CV

Nội dung CV là cái quan trọng nhất, quyết định bạn có phải ứng viên đáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hay không vậy nên:

Nội dung phải đầy đủ

Bộ phận tuyển dụng là nơi đầu tiên tiếp nhận thông tin của bạn. Tuy nhiên, bộ phận này lại có rất ít kiến thức chuyên ngành. Vì vậy, đặc điểm đầu tiên trong CV của bạn phải là đủ. Đủ thông tin về những loại ngôn ngữ, kỹ năng, công nghệ sử dụng, vai trò trong nhóm mà bạn từng làm… Liệt kê hết ra. Nhấn mạnh là phải liệt kê hết ra. Bởi vì có thể một trong những đặc điểm đó lại chính là nội dung mà phía tuyển dụng đang tìm kiếm.
Ví dụ, hiện tại mình đang tuyển PHP Developer, vậy thì trong hàng đống những CV xem qua, mình sẽ chỉ tập trung tìm kiếm những thuật ngữ như PHP, MySQL, MVC framework, CMS… Hồ sơ nào có nhắc đến mình sẽ dừng lại cân nhắc, nếu không có hoặc ít quá, hoặc thời gian làm việc không phù hợp mình sẽ loại ngay luôn.
Mình thấy một số anh chị có bảng kê khai kinh nghiệm cụ thể đi kèm. Ví dụ như PHP làm được 12 tháng, MySQL làm được 16 tháng… chẳng hạn. Điều này cũng khá tốt cho nhà tuyển dụng trong việc lọc hồ sơ. Tuy nhiên, bản thân mình nhận thấy, có thể nó sẽ gây trở lại cho chính ứng viên, vì quá chi tiết (so với thông tin cập nhật mình đề cập ở đoạn trên) và do đó sẽ dễ loại ra khỏi danh sách nếu thấy chưa có kinh nghiệm tương ứng. Vậy nên, cứ ghi chung 1 dự án có sử dụng loại nào loại nào có khi lại hay hơn.
Nhưng dĩ nhiên nếu anh chị có kinh nghiệm khá nhiều, muốn ứng tuyển vào các vị trí PM chẳng hạn, thì bảng kê khai này sẽ rất đáng giá.
Đối với những bạn trẻ chưa kinh nghiệm nhiều, nếu có giải thưởng gì đó thì đừng đơn giản chỉ ghi “Đạt giải mấy trong cuộc thi tên gì” không thôi, mà nên giải thích ngắn gọn bên dưới là cuộc thi liên quan đến lĩnh vực gì, sử dụng phần mềm gì, ngôn ngữ gì, để phía tuyển dụng hiểu rằng bạn cũng có kiến thức và nỗ lực ở nội dung này. Quan trọng nhất là cuộc thi phải liên quan đến công việc. Đừng ghi bạn đoạt giải nhất cuộc thi nấu ăn, văn nghệ…, trừ khi CV của bạn hoàn toàn không có gì đáng nhắc tới.

Nội dung đừng quá đầy đủ

Có một câu trong một bài hướng dẫn viết CV nọ mà mình thấy rất đúng: Đừng khiến CV của bạn trở thành nhật ký mỗi ngày.
Hôm trước mình đọc được CV của bạn kia mô tả công việc,bao gồm cả “Họp với team về cách xử lý vấn đề sao cho tối ưu”, “Báo cáo công việc hằng ngày cho PM”.
Tâm lý bạn trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ muốn làm thật đầy CV của mình. Nhưng với việc cập nhật những thông tin không cần thiết, CV sẽ trở nên dư thừa và “kì lạ” (là mình, mình cảm thấy như vậy… Suy nghĩ của mình lúc đó là: Sao cái này mà nhóc nó cũng viết vào vậy???)
Lại một bạn khác mô tả quá trình học tập của bạn ấy. Hồi năm nhất bạn ăn chơi lười học ra sao, sau đó bố mẹ phá sản thế nào, rồi thì là bạn nhận ra bản thân phải chăm chỉ, nên từ đó bạn học hành rồi làm việc nghiêm túc này nọ. No no no!!! Cái đó bạn có thể để dành cho hôm phỏng vấn, hoặc cho ngày bạn đạt được nhiều thành tưu và lên báo, chứ không phải viết tràn lan đại hải như vậy. Những cái đó chắc chỉ có mấy tuyển dụng rảnh rỗi như mình vào đọc chơi, hoàn toàn không có giá trị.
Nếu đã tham gia quá nhiều dự án, chỉ nên viết những dự án tiêu biểu (dự án lớn, thời gian dài, nhiều thành viên, công ty khách hàng có tiếng, sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình, vai trò Team Leader…), sau đó liệt kê những ngôn ngữ, phần mềm, gì gì đấy mà bạn đã làm hoặc có nghiên cứu tới. Việc ghi nhiều đương nhiên sẽ thể hiện bạn làm được nhiều dự án, nhưng sẽ khiến người đọc mệt và khó tóm gọn thông tin nổi bật.
Trong trường hợp mới ra trường chưa đi làm ngay mà còn làm part-time trong một thời gian dài nhưng lại không liên quan đến công việc đang tìm kiếm và không mang lại kinh nghiệm cần thiết nhiều (đọc hụt cả hơi~), như phục vụ, phát tờ rơi chẳng hạn, cũng nên ghi ra. Dành 1 đến 2 dòng để giải thích cho nhà tuyển dụng biết bạn đã làm gì trong một thời gian dài như vậy (cỡ 1 năm trở lên), đồng thời cũng không tốn nhiều thời gian đọc.
Và cũng nên nhớ, nhà tuyển dụng chỉ tập trung nội dung. Nếu được, bỏ hết những đoạn văn, câu văn dài dòng lê thê đi, thay bằng gạch đầu dòng cho dễ nhìn.

2. Tự đánh giá bản thân

Việc bạn biết tự nhìn nhận khả năng của mình là tốt, nhưng không có nghĩa bạn phải nói thẳng đuột ra đâu.
Hôm trước mình có lướt qua phần “Tự đánh giá bản thân” của một bạn nọ, trong đó ghi đại khái như sau: “Em là người tò mò, nên thích tìm hiểu lĩnh vực abc. Nhưng cũng vì tò mò nên chỉ tìm hiểu ở bề nổi của công nghệ. (…) Mục tiêu thì muốn có nhiều kiến thức để kiếm tiền nhưng vì tiếng Anh chỉ ở mức đọc hiểu cơ bản đây là hạn chế lớn (….)” ???
Một người tuyển dụng cần nhân tài thật sự sẽ không chỉ vì thế mà đánh rớt bạn, dĩ nhiên nó còn liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm này nọ nữa. Nhưng nếu bạn chỉ toàn nhận khuyết điểm mà không hề nhắc tới việc bạn đã/ đang cải thiện nó như thế nào sẽ khiến người khác đánh một dấu trừ to tướng vào khả năng làm việc của bạn. Mà đặc biệt, nếu ngay cả trong buổi phỏng vấn mà bạn vẫn có phong thái "liều mạng nhận sai" như vậy, thì khả năng được nhận việc của bạn chắc cũng chẳng còn lại bao nhiêu đâu...

3. Những điều vụn vặt không hẳn rất quan trọng nhưng cũng nên chú ý tới

  • Mail: địa chỉ mail thông thường sẽ bao gồm tên đệm/họ và tên của bạn. Những tên như superman999@ hay fullhouse@ sẽ khiến đối phương có cảm giác bạn vẫn chỉ là một người trẻ (trâu).
  • Lỗi chính tả: Đối với CV của dân IT, có vẻ như lỗi chính tả nếu có mắc phải thì cũng thường thôi. Nhưng việc bạn sai khá nhiều lỗi sẽ khiến người đọc cảm thấy bạn không nghiêm túc với thông tin đã đưa ra, làm việc chểnh mảng không cần xem xét lại.
  • Nơi ở hiện tại và nơi làm việc mong muốn: Nếu hiện tại bạn đang ở quê, hay ở Hà Nội muốn chuyển lên Sài Gòn hoặc ngược lại thì nên ghi rõ ra. Việc không đề cập đến sẽ làm bạn mất thời gian khi phải trả lời nhà tuyển dụng ở cuộc phỏng vấn điện thoại, hoặc khiến bạn mất cơ hội cho một nơi làm việc mới mà bạn đang mong chờ.

4. Những cái nho nhỏ tưởng cần mà hóa ra thừa

  • Đừng để quá nhiều chữ “Tôi”.Mình đã từng đọc một CV từ trên xuống dưới là một hàng thẳng tắp “Tôi có một số kinh nghiệm trong…” “Tôi có kỹ năng…” “Tôi đã từng…” “Tôi đã thực hiện..”. Đơn giản chỉ cần bỏ bớt chữ “Tôi”, câu văn của bạn sẽ đỡ bị lặp lại nhàm chán, đồng thời cũng thể hiện mình không quá coi trọng bản thân.
  • Biệt danh: Có một vài bạn dành 1, 2 dòng để liệt kê những biệt danh của mình ra. Điều này hoàn toàn không cần thiết. Không nhà tuyển dụng nào cần thông tin này cả.
  • Hình thẻ: Nên chọn 1 tấm thấy rõ mặt, sáng sủa, tươi tắn. Nếu không có thì khỏi cần đăng, không cần thiết lắm, nhà tuyển dụng cần xem thông tin hơn là nhìn mặt bạn. Đừng chọn bừa những tấm chụp cùng người khác, lờ đờ mắt mở hết nổi hay sefie cu te, sẽ gây mất thiện cảm.
  • Thông tin trường: Chẳng ai cần để ý xem hồi cấp 1, 2, 3 bạn học trường nào đâu. Chỉ cần ghi trường + tên ngành học, tên trường + khóa đào tạo ngắn hạn có liên quan. Trong trường hợp đã đi làm được nhiều năm, nên bỏ cả phần “từng làm lớp trưởng nhiều năm” hoặc “điểm trung bình đạt…” luôn, vì nó hoàn toàn không còn giá trị nữa.
  • Thông tin cha mẹ anh chị em: Thề, không ai coi cái đấy làm gì cả, trừ khi bạn là COCC!
  • Thông tin chứng minh nhân dân, passport, địa chỉ nhà cụ thể: Không cần thiết, người ta chỉ cần nó khi bạn được nhận vào làm thôi. Với địa chỉ nhà, bỏ số nhà đi, ghi tên đường, phường, quận, thành phố là đủ. Nếu không cần thiết thì không cần tiết lộ thông tin cá nhân làm gì.
  • Thành tích học tập: Nếu các anh chị lớn đã đi làm nhiều năm (trên 5 năm chẳng hạn), thì nên tập trung vào những thành tựu hoặc dự án trong công việc, đừng nên ghi chú “Đã từng đoạt giải Ba môn Hóa cấp tỉnh lớp 12”, điều này thật sự không cần thiết và sẽ làm loãng CV của mình.
Tương tự, nếu các anh chị tốt nghiệp loại Giỏi thì cũng có thể viết vào để thể hiện phần nào khả năng của mình. Nhưng nếu từ Khá trở xuống thì cũng không cần đề cập đến làm gì.

5. Thông tin khi gửi mail

Có một lần mình đăng tuyển cùng lúc 2 việc làm trên Facebook. Một bạn nọ gửi mail apply, tựa đề “cv xin việc”, trong đấy có họ tên, năm sinh, đã từng làm dự án tên gì, chấm hết. Bạn ấy còn quên đính kèm CV, và mình thậm chí còn không biết bạn này ứng tuyển vào vị trí gì.
Thông tin cơ bản của một mail xin việc tối thiểu cần có:
  • Tiêu đề: Tên – Vị trí ứng tuyển.
  • Nội dung: Mặc dù đã có phần tiêu đề và tài liệu đính kèm, nhưng vẫn phải giới thiệu đơn giản bản thân.
  • CV đính kèm.
Trong trường hợp quên đính kèm, nên gửi lại liền kèm câu xin lỗi, hoặc cứ giả điên, ghi là bổ sung thêm vào mail trước, khỏi xin xỏ gì nữa. Do đó, việc đọc lại trước khi gửi đi, và đọc lại thêm 1 lần nữa sau khi gửi cũng rất quan trọng.

6. Trong trường hợp đã xác nhận tham gia phỏng vấn nhưng đổi ý

Có 4 lý do chính mình nhận thấy các ứng viên thường sẽ không tham gia phỏng vấn dù đã đồng ý trước đó:
  • Có việc đột xuất phải giải quyết
  • Nhận vào làm từ công ty khác
  • Tâm lý/ kiến thức chưa chuẩn bị kỹ nên đâm ra nhát
  • Không thích cách nói chuyện khi phỏng vấn qua điện thoại, nghe/thấy những điều không hay về công ty đó
Và dù vì bất kì lý do gì, bản thân ứng viên cũng cần phải phản hồi lại phía tuyển dụng. Nếu trước thời gian phỏng vấn nhiều tiếng đồng hồ trở lên, bạn có thể gửi mail thông báo. Việc gửi mail sẽ giúp người tuyển dụng biết chính xác bạn là ai, đồng thời bạn cũng sẽ đỡ ngại. Trong trường hợp chỉ còn 1, 2 tiếng nữa là phỏng vấn và không thể tham gia, bạn nên gọi điện hủy.
Cũng cần phải cân nhắc trước lý do hợp lý mà bạn sẽ nêu ra. Ví dụ nếu nghe tin bạn có việc quan trọng đột xuất không đến được, hoặc lịch sự từ chối khéo léo rằng bản thân đã tìm được một công việc khác thích hợp, phía tuyển dụng cũng sẽ châm chước, và có thể sẽ liên lạc lại nếu họ cần bạn một lần nữa. Nhưng nếu bạn im lặng tránh né, có khi bạn sẽ bị đưa vào danh sách đen!
Điều này cũng giải thích lý do vì sao một số công ty mặc dù từ chối không nhận bạn nhưng vẫn phải trả lời lịch sự. Họ là vì bộ mặt của công ty, còn bạn là vì bộ mặt của chính bạn.

Trên đây là một số kinh nghiệm mình rút ra trong một thời gian bị “bắt” làm bên tuyển dụng IT và cũng là các điều bạn các bạn IT nên biết để có thể chuẩn bị tốt cho việc phỏng vấn xin việc đặc biệt các bạ mới ra trường nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top