Những việc cần lưu ý khi thành lập công ty bán hàng online

hotrotinviet

Tài xế Đồng
Bán hàng online (bán hàng qua mạng) đang là 1 xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Vậy, khi mở công ty bán hàng online chúng ta cần lưu ý những gì khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp và khi kê khai thuế, có khác những công ty bán hàng theo cách truyền thống hay không?

nhung-viec-can-luu-y-khi-thanh-lap-cong-ty-ban-hang-online.jpg


Mã ngành nghề cần đăng ký khi thành lập công ty bán hàng online


Ngành nghề bán hàng qua mạng (bán qua website, facebook hay các sàn thương mại điện tử) là ngành nghề tương đối mới so với các ngành nghề kinh doanh khác trong hệ thống ngành nghề kinh doanh của Việt Nam. Đây có thể là một ngành nghề trung gian trong hệ thống ngành nghề kinh doanh. Vậy, khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, các công ty bán hàng online cần đăng ký những mã ngành nghề gì?

Thứ 1: như đã nói, mã ngành bán hàng online chỉ là một hình thức bán hàng. Nên khi đăng ký ngành nghề, chúng ta cần đăng ký những ngành nghề đúng với các mặt hàng chúng ta đang và sẽ kinh doanh. Một số mã ngành nghề được sử dụng thường xuyên như:
  • 4721 - Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4723 - Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4753 - Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh.
  • 4759 - Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4761 - Bán lẻ sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
  • 4771 - Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
  • 4772 - Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh.

Thứ 2: Để có thể bán hàng qua mạng (bán online), chúng ta sẽ đăng ký thêm mã ngành sau:
  • 4791 - Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet
Các bạn lưu ý, hãy đăng ký ngành nghề kinh doanh có chứa các mặt hàng bạn đang và sẽ kinh doanh, có thể đăng ký các ngành nghề liên quan. Để trong quá trình hoạt động, nếu có mở rộng loại hàng hóa kinh doanh, chúng ta không cần phải bổ sung ngành nghề kinh doanh. Vì khi sử dụng dịch vụ thay đổi GPKD, chúng ta phải mất 1 số tiền lệ phí và một khoản thời gian nhất định.

Mở công ty bán hàng oline qua Tiki, Lazada, Shopee cần lưu ý gì về kế toán thuế?


Khác với hình thức bán hàng online trực tiếp (bán trực tiếp cho khách hàng – thu tiền về tài khoản công ty), thì việc bán hàng online qua các sàn thương mại như: Tiki, Lazada, Shopee sẽ khác về các vận hành, cụ thể như sau:

  • Tạo shop online và đăng sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử
  • Khách hàng truy cập các sàn thương mại điện tử và đặt hàng
  • Đơn hàng sẽ được hiển thị trên giao diện quản lý của shop
  • Shop đóng gói hàng, giao đến kho của các sàn thương mại điện tử, các sàn sẽ căn cứ vào nhà vận chuyển mà khách hàng đã chọn, điều phối hàng và giao đến tay người mua hàng
  • Người mua hàng sẽ thanh toán bằng tiền mặt cho shipper và công ty vận chuyển sẽ chuyển trả tiền hàng qua các sàn TMĐT hoặc khách hàng sẽ thanh toán bằng chuyển khoản, các loại ví online vào số tài khoản của các sàn TMĐT
  • Định kỳ, các sàn thương mại điện tử sẽ chuyển tiền thanh toán của khách hàng cho nhà bán hàng (sau khi trừ các khoản hoa hồng, phí vận chuyển,…)

Như vậy, có thể thấy, khi bán hàng trên các sàn TMĐT như: Tiki, Shopee, Lazada, thì người mua hàng trực tiếp là khách hàng. Còn các sàn thương mại điện tử chỉ có các chức năng như: môi giới, cho thuê gian hàng, thu tiền phí vận chuyển.

Cho nên, khi mở công ty bán hàng qua mạng, cho dù bạn sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài hay có kế toán toàn thời gian, thì việc xuất hóa đơn, nhận tiền, sẽ được ghi nhận theo công thức sau:

  1. Giá trị hóa đơn xuất ra = giá trị đơn hàng đăng bán trên các sàn TMĐT
  2. Giá trị tiền thu về = giá trị hóa đơn xuất ra – phí bán hàng qua sàn TMĐT

Vậy, khi mở doanh nghiệp bán hàng online, khi xuất hóa đơn thì tên người mua hàng là cá nhân đặt hàng hay xuất hóa đơn về các sàn TMĐT?

Như đã nói, khách hàng cuối cùng (người mua sản phẩm) là các khách hàng đặt hàng thông qua các sàn TMĐT. Nên khi xuất hóa đơn, nếu khách hàng không để lại thông tin công ty để xuất hóa đơn, thì tên người mua hàng ghi trên hóa đơn phải là:

KHÁCH VÃNG LAI hoặc KHÁCH CÁ NHÂN KHÔNG LẤY HÓA ĐƠN

Những hóa đơn này, bắt buộc phải ghi và kê khai thuế đầy đủ.

Trên đây là những lưu ý khi mở công ty/doanh nghiệp bán hàng online qua mạng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về loại hình này, hãy liên hệ ngay Tín Việt để được giải đáp.
 
Top