Now hay còn gọi với tên cũ là Deliverynow sau khi cho ra mắt thử nghiệm dịch vụ NowMoto thì hiện nay khách hàng đã có thể sử dụng dịch vụ này trên ứng dụng NOW bên cạnh đó là dịch vụ NowShip cũng vừa được ra mắt vào hôm nay.
Không dừng lại ở việc chỉ là ứng dụng đặt và giao đồ ăn, NOW liên tiếp tung ra các dịch vụ tiện ích khác nhau trên ứng dụng của mình như: dịch vụ làm đẹp, dịch vụ mua thuốc, dịch vụ giúp việc, dịch vụ giặt ủi, đặt bàn... và mới đây nhất là dịch vụ xe ôm và giao hàng.
NowMoto là dịch vụ xe ôm của Now được thử nghiệm trong tháng 9 vừa qua cho một số đối tượng khách hàng và hiện nay mọi người đã có thể bắt sử dụng dịch vụ này.Đây là một dịch vụ tương tự như GrabBike của Grab hay Go-Bike của Go-Viet tuy nhiên mức giá là đối tượng hướng đến lại thu hẹp hơn.
NowMoto hướng tới các khách hàng ở phân khúc tâm trung bởi dịch vụ này đang chỉ tuyển lọc các tài xế 2 bánh có đời xe từ 2015 trở về sau và Now gọi đây là dịch vụ xe ôm Premium.Chính vì vậy mà giá dịch vụ nào có mức giao cao hơn bình thường với dự kiến giá mở cửa là 15.000đ và mỗi km sẽ có giá là 6.000đ, được biết hãng này chỉ thu chiết khấu 10% đối với tài xế đăng ký.
Bên cạnh đó thì dịch vụ NowShip hôm nay (08/11) cũng được Now cho ra mắt với mục đích giành lấy thị phần giao hàng nội thành đang rơi vào tay của LalaMove, Ahamove, GrabExpress.Tương tự như các dịch vụ khác NowShip cũng cho khách hàng tạm ứng tiền <= 500.000đ.Nhân dịp ra mắt hãng này cũng tung ra khuyến mãi gỉam 15.000đ phí ship khi sử dụng mã khuyến mãi FREESHIP.
Việc cho ra mắt 2 dịch vụ trên trên cũng sẽ giúp Now tận dụng được lượng đối tác tài xế giao đồ ăn của mình, gia tăng thu nhập cho cả đối tác và đa loại thêm loại hình dịch vụ.
Vào ngày 28/09/2017 thì Foody đã được Sea (Garena) mua lại với giá 64 triệu USD là chiếm lấy 82% của công ty này.Sea hiện tại không những phát triển dịch vụ giải trí game online mà còn sở hữu trang thương mại điện tử nỗi tiếng là Shoppe và dịch vụ thanh toán AirPay.Chính vì lí do đó mà hiện tại Foody hay Now đang thu hút người dùng tại Việt Nam sử dụng hệ sinh thái của hãng này bằng cách phát triển ứng dung NOW thành một ứng dụng cung cấp tất cả các dịch vụ mua sắm, tiêu dùng để rồi hướng khách hàng tới việc thanh toán bằng ví điện tử AirPay.
Foody Việt Nam đang hướng đến việc phát triển ứng dụng của mình thành Super App tương tự như Go-Jek hay Grab và tại Việt Nam Zalo cũng đang đi theo xu hướng này.Đây là xu hướng tất yếu của loại hình dịch vụ này khi tất cả các hãng trên đều muốn kết nối khách hàng của mình vào hệ sinh thái của mình.
Báo cáo của Euromonitor cho biết, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm nay và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Chính vì béo bở đến như vậy mà rất nhiều hãng dịch vụ nhảy vào mảng thị phần này.
Foody của Sea hiện tại đang chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn với hơn 25.000 nhà cung cấp đăng ký đối tác với khoảng 25.000 đơn/ngày, tuy nhiên ngôi vương này có thể bị lật đổ bất kì lúc nào.Hiện tại GrabFood đang triển khai hoạt động chính thức tại HCM và Hà Nội từ tháng 6 cho theo báo cáo mới nhất thì đơn hàng GrabFood hiện tại đã tăng lên gấp 2,3 lần bên cạnh đó số lượng đối tác đăng ký tham gia tăng gấp 8 lần.
Hiện tại dịch vụ giao đồ ăn của Now vẫn còn khá thủ công khi phụ thuộc nhiều vào call center – đội ngũ trực tổng đài điện thoại.Tức là quy trình vẫn chưa tự động hóa nhiều, vẫn có sự can thiệp nhiều bởi bàn tay con người. Vì thế, tốc độ xử lý đơn hàng và giao nhận đồ ăn không là lợi thế của Now, vì vậy nên khi đặt món ăn tại Now khách hàng có thể chờ đợi đến cả tiếng đồng hồ.
Tài xế Now và GrabFood xếp hàng dài để chờ giao hàng
Và trong buổi ra mắt GrabFood tại Hà Nội Giám đốc Grab Việt Nam Jerry Lim từng tuyên bố tốc độ giao nhận 1 đơn hàng của GrabFood vào khoảng 25 phút, sẽ hướng đến cắt giảm còn 20 phút trong tương lai.
Trong một diễn biến khác nữa thì Zalo cũng đang thử nghiệm dịch vụ ZaloFood của mình với tất cả các quy trình đặt hàng sẽ thông qua ứng dụng Zalo.Cụ thể khách hàng sẽ nhận được các thông báo trạng thái đơn hàng thông qua tin nhắn từ Zalo, tuy nhiên hiện tại dịch vụ này của Zalo đang nhờ Ahamove phân phối, giao hàng thay vì có đội ngũ riêng.
Go-Food của Go-Viet cũng đã lên kế hoạch cho ra mắt thị trường trong năm nay với kinh nghiệm và công nghệ sẵn có từ Go-Jek đầu tư.Bên cạnh đó các dịch vụ giao đồ ăn mới khác cũng xuất hiện như Lala.vn,Vietnammm.com, Chonmon.vn... cũng đang tranh giành thị phần riêng cho mình.
Thị trường giao đồ ăn hiện nay được đánh giá là NÓNG BỎNG không thua kém gì so với thị trường gọi xe công nghệ và cũng chưa biết được trong tương lai dịch vụ nào sẽ thống lĩnh thị trường?
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: