lengochang

Tài xế Bạc
Thành viên BQT
sau-khi-uong-bia-ruou-thi-bao-lau-c_-the-lai-xe-khong-bi-phat.jpg

Chắc hẳn bạn đã biết từ năm 2020 trở đi theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 thì chỉ cần uống một ngụm bia hoặc rượu thì bạn đều có thể bị xử phạt với mức phạt thấp nhất lên tới 8 triệu đồng và thu bằng lái xe 12 tháng.
Như vậy sẽ có nhiều người thắc mắc rằng nếu đã uống bia, rượu rồi thì bao lâu thì có thể lái xe và nếu có bị thổi nồng độ cồn sẽ không bị phát hiện và xử phạt?
Câu trả lời sẽ rất bất ngờ cho bạn đó nhé.Theo như Luật sư Nguyễn Danh Huế chi sẽ thì để nồng độ cồn đo được trong máu, khí thở hay nước tiểu trở về mức bình thường thì phù thuộc vào rất nhiều lượng bia, rượu bạn đã uống, bạn có thể tham khảo thông tin sau đây:
  • Trong khoảng từ 6 tiếng đến 12 tiếng sau khi uống rượu bia thì máy đo nồng độ cồn trong máu vẫn phát hiện được.
  • Trong khoảng từ 12 tiếng đến 24 tiếng sau khi uống rượu bia thì máy đo nồng độ cồn trong khi thở vẫn phát hiện được.
  • Sau 36 tiếng vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72 tiếng vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sỹ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy câu trả lời cho câu hỏi trên là bạn cần ít nhất 24 tiếng đồ hồ sau khi uống rượu, bia thì nồng độ cồn trong máu mới trờ lại mức bình thưởng và không bị xử phạt.
Điều này có nghĩa là nếu như tối nay bạn uống rượu, bia thì ngày mai lái xe vẫn có thể bị bắt vì vậy hãy cân nhắc để đảm bảo an toàn giao thông và tránh bị xử phạt về tài chính.

Xem thêm: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt giao thông đường bộ và đường sắt
 
Top