Sinh viên chạy Grab được gì và mất gì?

hoangnam

Moderator trial
Thành viên BQT
Nhanh tay chạm vào màn hình cảm ứng điện thoại, Linh hớn hở nhận cuốc xe Grab Bike dù chỉ với mức giá là 11 nghìn đồng. Hôm nay là ngày đầu tiên thanh niên 22 tuổi sắp ra trường này chạy Grab. “Em chạy Grab cho vui trong thời gian chờ đồ án, bạn bè em đi Grab nhiều lắm”, cậu sinh viên này cho biết.
Linh cũng chỉ là một đốm nhỏ trong đám đông đồng phục màu xanh lá cây đã trở nên phổ biến tại Hà Nội. Thậm chí họ còn được hãng thông tấn Mỹ Bloomberg xem là một hiện tượng tại Việt Nam và có vài nét phân tích. Theo hãng tin này, có những sinh viên học ngành kinh tế của những trường top đầu nhưng hiện đang kiếm sống bằng thu nhập 250 USD mỗi tháng.
cuoc-doi-grab.jpg

Chính sự phát triển của công nghệ khiến tìm khách hàng không hề khó khăn ngoài ra chưa kể các chương trình hỗ trợ của doanh nghiệp khiến so với cùng mức thu nhập nhưng những công việc ở vị trí thấp nhất như bán hàng, sales… vất vả hơn nhiều, điều này khiến cho nhiều sinh viên mới ra trường ngại bắt đầu ở các vị trí thấp với thu nhập thấp mà tìm ngay đến các công việc được hỗ trợ công nghệ như Grap với thu nhập cao hơn…

Trong kinh tế học có một khái niệm khá nổi tiếng liên quan đến quyết định lựa chọn có tên Chi phí cơ hội. Hiểu nôm na là khi quyết định chọn một thứ bạn phải từ bỏ thứ gì hay Tôi phải mất gì để có nó?

Việc những người như Linh chạy Grab để nhận lợi ích trước mắt thay vì tìm công việc vất vả như sales thì chi phí cơ hội là được rèn luyện các kỹ năng từ phân tích tâm lý, đến đàm phán thương lượng cho đến giao tiếp. Hoặc thay vì tìm công việc liên quan đến ngành học thì chi phí cơ hội là được soi chiếu những lý thuyết học trên ghế nhà trường vào thực tế, các mối quan hệ của những người cùng ngành.

Phần lớn những người thành công và giàu có đều sở hữu 2 đặc điểm: Ham làm việc và biết giao việc. Ham làm việc xuất phát từ việc nghĩ ra việc cho mình làm, chủ động trong công việc thay vì tư tưởng há miệng chờ sung, không biết ngày hôm nay mình phải làm gì. Còn muốn giao việc thì phải có óc quan sát, biết sắp xếp công việc theo khả năng từng người và quan trọng là phải từng làm từ vị trí thấp nhất mới có thể hiểu được công việc.

Tất nhiên quyết định làm thêm kiếm sống của Linh còn tốt hơn nhiều so với những người khác đang bỏ quên tuổi trẻ của mình trôi theo mạng ảo xã hội như Facebook. Thế nên điều mà những người đang sở hữu sức bật của tuổi trẻ cần lưu tâm là tất cả quyết định đều đòi hỏi sự đánh đổi và điều bạn cần nhớ là giá trị mình sẽ thu lại được là bao nhiêu.
 
Top