nguyenvancuong2020
Tài xế Đồng
“Có lần vào lúc 8h30 tối, em gặp một người đàn ông đi xe máy tự nhận là tài xế GrabBike dù không mặc đồng phục. Người này cho biết có 3 khách muốn đi thị xã Từ Sơn nên đề nghị em gọi thêm một tài xế nữa đi cùng. Tuy nhiên, vì đã tối muộn và em cũng thấy ngờ ngợ, lo sợ bị “dàn cảnh” cướp tài sản nên đã từ chối thẳng thừng”, Mạnh Hùng – sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cho hay.
Nếu xe ôm truyền thống thường là người có kinh nghiệm lâu năm, thông thạo đường xá và có kỹ năng trong việc cảnh giác trước những mối nguy hiểm rình rập thì tài xế xe ôm công nghệ lại đa số là sinh viên làm việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống nên thời gian gần đây, những sinh viên chạy GrabBike đang trở thành nạn nhân của các đối tượng cướp tài sản, giết người với tính chất ngày một nghiêm trọng, phức tạp hơn.
Gần đây nhất, ngày 26/9 vừa qua, Nguyễn Cao S. (18 tuổi, quê huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là tài xế GrabBike đã bị giết, cướp tài sản tại khu vực bãi đất hoang gần công trường thi công đường nối Phạm Văn Đồng đến Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Bắc Từ Liêm).
Nghe những lời tâm sự của tài xế xe ôm trong nghề mà chua chát
Sự việc một lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng giết người cướp tài sản dã man mà nạn nhân là sinh viên hành nghề Grab hoặc lái xe công nghệ trẻ tuổi.
Mạnh Hùng – sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cho hay, trước khi có ý định chạy xe Grab em đã đọc trên mạng và tìm hiểu về những bất trắc, nguy hiểm có thể xảy ra đối với công việc này. Từ đó, Hùng nhận thấy rõ việc chạy Grab là một nghề vô cùng rủi ro nếu gặp phải khách là những đối tượng "có vấn đề", đối tượng nghiện hút…
"Có lần vào lúc 8h30 tối, em gặp một người đàn ông đi xe máy tự nhận là tài xế GrabBike dù không mặc đồng phục. Người này cho biết có 3 khách muốn đi thị xã Từ Sơn nên đề nghị em gọi thêm một tài xế nữa đi cùng. Tuy nhiên, do trời đã tối và em cũng thấy ngờ ngờ, lo sợ bị "dàn cảnh" cướp tài sản nên đã từ chối thẳng thừng", Mạnh Hùng kể.
Cũng theo Mạnh Hùng, trong 6 tháng chạy xe em cũng từng gặp phải tình huống "rợn người". Đó là vào một buổi tối cách đây 4 tháng, có một khách nam đề nghị Hùng chở từ Giáp Bát về Mỹ Đình. Tuy nhiên, khi đến Mỹ Đình thì khách lại yêu cầu chạy xe lên Nhổn. Đến nơi, khách bảo Hùng chờ một lát rồi đi vào một căn nhà tối om, sau đó thì không thấy quay trở ra nữa.
"Nhìn bề ngoài em cũng ngờ ngợ vì trông người này cũng không đàng hoàng, nhưng lúc đó không hiểu thế nào em vẫn chở. Ông khách cứ yêu cầu chở lòng vòng khiến em vô cùng hoang mang. Người ta ngồi đằng sau mình nếu có làm gì xấu thì mình cũng phải chịu chứ phản ứng sao kịp. Chở khách đến nơi rồi, đợi 30 phút không thấy khách quay trở ra nên em càng linh cảm gặp phải khách là người xấu. Sau đó, em gọi điện cũng không thấy khách nghe máy nên đành ngậm ngùi quay xe trở về nhà, trong lòng cảm thấy vô cùng tủi thân, sợ hãi nhưng cũng phần nào thấy mình còn may mắn. Qua lần đó em rút kinh nghiệm không chở khách đi xa khỏi nội thành vào buổi tối nữa", Mạnh Hùng chia sẻ thêm.
Cũng giống như Mạnh Hùng, nhiều tài xế xe ôm công nghệ khác chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình mà chấp nhận chạy cả những chuyến xe vào đêm muộn, đường xa, vắng vẻ… Thậm chí, họ còn gặp phải khách hàng yêu cầu chở đến nơi không đúng như điểm đặt ban đầu, quỵt tiền, hủy chuyến, hành hung, đối xử thiếu tôn trọng…
Trọng Hiếu (sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, do gia đình ở quê nghèo, bố mẹ không thể chu cấp cho con trai mỗi tháng vài triệu nên Hiếu phải tự bươn chải bằng cách đầu quân cho GrabBike. Trọng Hiếu tiết lộ, do bận học nên chỉ có thể chạy xe tuần 4 buổi, thu nhập mỗi tuần khoảng 500.000 – 600.000 đồng.
Dù vậy, chàng sinh viên năm 2 cũng thừa nhận đây là một nghề nguy hiểm nếu làm đêm và có thể bị chính khách hàng của mình tấn công. Chính bản thân Trọng Hiếu đã từng rơi vào trường hợp này trong một lần nhận chở khách ở Công viên Lê Nin đi Gia Lâm vào lúc 9h tối. Tuy biết đoạn đường khá xa và phải đi ra ngoại thành nhưng chỉ vì "cố", "nốt" để kiếm thêm ít tiền mà Trọng Hiếu đã gặp phải nguy hiểm.
"Sau khi chở khách đến nơi gã không trả tiền mà còn cướp luôn cả ví tiền lẫn điện thoại của em. Lúc đấy đường vắng, em nghĩ nếu mình chống cự thì sẽ bị giết nên đành ngậm ngùi giao ví tiền cho gã khách để thoát thân. Nghĩ đến giờ em vẫn còn run", Trọng Hiếu kể.
Theo Trọng Hiếu, để hạn chế thấp nhất những nguy cơ rình rập thì tài xế GrabBike không nên chở khách không sử dụng phần mềm đặt chuyến trên điện thoại. Nếu khách sử dụng phần mềm đặt chuyến thì phần nào yên tâm hơn vì chí ít còn có số điện thoại, thông tin nơi đón và đến của khách.
"Nhiều tài xế GrabBike lại muốn nhận khách không qua phần mềm đặt chuyến để khỏi phải cắt 20% lại cho doanh nghiệp. Như vậy rất nguy hiểm không nắm được thông tin của khách", Trọng Hiếu nói thêm.
Kỹ năng bảo vệ bản thân đối với nghề xe ôm công nghệ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với các sinh viên trẻ dấn thân vào nghề này để kiếm tiền trang trải. Cũng vì thế, bên cạnh việc tự tìm hiểu, nâng cao tinh thần cảnh giác…qua các câu chuyện, thông tin trên mạng thì các tài xế GrabBike hàng tháng đều nhận được tin nhắn, clip về bí quyết phòng tránh mất tài sản, giữ tính mạng… từ phía công ty. Điều này góp phần đảm bảo an toàn về tài sản cũng như tính mạng của các tài xế GrabBike, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Hà Giang
Nếu xe ôm truyền thống thường là người có kinh nghiệm lâu năm, thông thạo đường xá và có kỹ năng trong việc cảnh giác trước những mối nguy hiểm rình rập thì tài xế xe ôm công nghệ lại đa số là sinh viên làm việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Do còn trẻ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống nên thời gian gần đây, những sinh viên chạy GrabBike đang trở thành nạn nhân của các đối tượng cướp tài sản, giết người với tính chất ngày một nghiêm trọng, phức tạp hơn.
Gần đây nhất, ngày 26/9 vừa qua, Nguyễn Cao S. (18 tuổi, quê huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là tài xế GrabBike đã bị giết, cướp tài sản tại khu vực bãi đất hoang gần công trường thi công đường nối Phạm Văn Đồng đến Khu công nghiệp Nam Thăng Long (Bắc Từ Liêm).
Nghe những lời tâm sự của tài xế xe ôm trong nghề mà chua chát
Sự việc một lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng giết người cướp tài sản dã man mà nạn nhân là sinh viên hành nghề Grab hoặc lái xe công nghệ trẻ tuổi.
Mạnh Hùng – sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp cho hay, trước khi có ý định chạy xe Grab em đã đọc trên mạng và tìm hiểu về những bất trắc, nguy hiểm có thể xảy ra đối với công việc này. Từ đó, Hùng nhận thấy rõ việc chạy Grab là một nghề vô cùng rủi ro nếu gặp phải khách là những đối tượng "có vấn đề", đối tượng nghiện hút…
"Có lần vào lúc 8h30 tối, em gặp một người đàn ông đi xe máy tự nhận là tài xế GrabBike dù không mặc đồng phục. Người này cho biết có 3 khách muốn đi thị xã Từ Sơn nên đề nghị em gọi thêm một tài xế nữa đi cùng. Tuy nhiên, do trời đã tối và em cũng thấy ngờ ngờ, lo sợ bị "dàn cảnh" cướp tài sản nên đã từ chối thẳng thừng", Mạnh Hùng kể.
Cũng theo Mạnh Hùng, trong 6 tháng chạy xe em cũng từng gặp phải tình huống "rợn người". Đó là vào một buổi tối cách đây 4 tháng, có một khách nam đề nghị Hùng chở từ Giáp Bát về Mỹ Đình. Tuy nhiên, khi đến Mỹ Đình thì khách lại yêu cầu chạy xe lên Nhổn. Đến nơi, khách bảo Hùng chờ một lát rồi đi vào một căn nhà tối om, sau đó thì không thấy quay trở ra nữa.
"Nhìn bề ngoài em cũng ngờ ngợ vì trông người này cũng không đàng hoàng, nhưng lúc đó không hiểu thế nào em vẫn chở. Ông khách cứ yêu cầu chở lòng vòng khiến em vô cùng hoang mang. Người ta ngồi đằng sau mình nếu có làm gì xấu thì mình cũng phải chịu chứ phản ứng sao kịp. Chở khách đến nơi rồi, đợi 30 phút không thấy khách quay trở ra nên em càng linh cảm gặp phải khách là người xấu. Sau đó, em gọi điện cũng không thấy khách nghe máy nên đành ngậm ngùi quay xe trở về nhà, trong lòng cảm thấy vô cùng tủi thân, sợ hãi nhưng cũng phần nào thấy mình còn may mắn. Qua lần đó em rút kinh nghiệm không chở khách đi xa khỏi nội thành vào buổi tối nữa", Mạnh Hùng chia sẻ thêm.
Cũng giống như Mạnh Hùng, nhiều tài xế xe ôm công nghệ khác chỉ vì muốn kiếm thêm thu nhập cho gia đình mà chấp nhận chạy cả những chuyến xe vào đêm muộn, đường xa, vắng vẻ… Thậm chí, họ còn gặp phải khách hàng yêu cầu chở đến nơi không đúng như điểm đặt ban đầu, quỵt tiền, hủy chuyến, hành hung, đối xử thiếu tôn trọng…
Trọng Hiếu (sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho biết, do gia đình ở quê nghèo, bố mẹ không thể chu cấp cho con trai mỗi tháng vài triệu nên Hiếu phải tự bươn chải bằng cách đầu quân cho GrabBike. Trọng Hiếu tiết lộ, do bận học nên chỉ có thể chạy xe tuần 4 buổi, thu nhập mỗi tuần khoảng 500.000 – 600.000 đồng.
Dù vậy, chàng sinh viên năm 2 cũng thừa nhận đây là một nghề nguy hiểm nếu làm đêm và có thể bị chính khách hàng của mình tấn công. Chính bản thân Trọng Hiếu đã từng rơi vào trường hợp này trong một lần nhận chở khách ở Công viên Lê Nin đi Gia Lâm vào lúc 9h tối. Tuy biết đoạn đường khá xa và phải đi ra ngoại thành nhưng chỉ vì "cố", "nốt" để kiếm thêm ít tiền mà Trọng Hiếu đã gặp phải nguy hiểm.
"Sau khi chở khách đến nơi gã không trả tiền mà còn cướp luôn cả ví tiền lẫn điện thoại của em. Lúc đấy đường vắng, em nghĩ nếu mình chống cự thì sẽ bị giết nên đành ngậm ngùi giao ví tiền cho gã khách để thoát thân. Nghĩ đến giờ em vẫn còn run", Trọng Hiếu kể.
Theo Trọng Hiếu, để hạn chế thấp nhất những nguy cơ rình rập thì tài xế GrabBike không nên chở khách không sử dụng phần mềm đặt chuyến trên điện thoại. Nếu khách sử dụng phần mềm đặt chuyến thì phần nào yên tâm hơn vì chí ít còn có số điện thoại, thông tin nơi đón và đến của khách.
"Nhiều tài xế GrabBike lại muốn nhận khách không qua phần mềm đặt chuyến để khỏi phải cắt 20% lại cho doanh nghiệp. Như vậy rất nguy hiểm không nắm được thông tin của khách", Trọng Hiếu nói thêm.
Kỹ năng bảo vệ bản thân đối với nghề xe ôm công nghệ là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với các sinh viên trẻ dấn thân vào nghề này để kiếm tiền trang trải. Cũng vì thế, bên cạnh việc tự tìm hiểu, nâng cao tinh thần cảnh giác…qua các câu chuyện, thông tin trên mạng thì các tài xế GrabBike hàng tháng đều nhận được tin nhắn, clip về bí quyết phòng tránh mất tài sản, giữ tính mạng… từ phía công ty. Điều này góp phần đảm bảo an toàn về tài sản cũng như tính mạng của các tài xế GrabBike, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Hà Giang