Tài xế công nghệ tiết lộ bí quyết "đào vàng" từ những "mỏ" thức ăn

Chẳng những phải chịu đủ loại phí xăng xe, điện thoại mà còn phải đóng 1001 loại thuế… tài xế công nghệ vẫn “cá kiếm” ổn định chục triệu mỗi tháng? Bí quyết chẳng đâu xa vời, ngoài việc “cày” ngày đêm 10 – 12 tiếng, cùng với biết làm “dịch vụ” một cách thông minh.

Bí quyết 1: Không chỉ là giao nhận, đó còn là “dịch vụ khách hàng"

Gia nhập đội tài xế áo xanh cách đây một năm rưỡi với dịch vụ GrabBike, 3 tháng trở lại đây, anh Đặng Thanh Phong (34 tuổi, Tân Bình, Tp.HCM) đã chạy thêm GrabFood vì thấy thu nhập tốt, ổn định hơn. Mỗi ngày chạy từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối, trung bình mỗi tháng anh kiếm được 20 triệu đồng.

Nói con số thì ai cũng ham nhưng nghề gì cũng có cái khó. Nhất là khi chạy ngoài đường nắng nóng kẹt xe, tới quán đông, đợi lâu, thêm khách khó tính, tài xế mà không bình tĩnh là đổ quạu ngay.” – anh Phong trải lòng.

Anh cũng từng chứng kiến nhiều trường hợp tài xế do mất kiên nhẫn mà gây gổ với nhân viên quán, thậm chí đánh nhau. “Làm vậy không hay chút nào. Khách order giờ cao điểm phải đợi lâu cũng là thường. Đã làm nghề thì phải chấp nhận mấy cái khó hiển nhiên đó.” – anh ý kiến.

Hay anh Kim Văn Phương (26 tuổi, quê ở Kiên Giang) thì cho biết chính công việc đã giúp anh bỏ được cái tính nóng nảy. “Tui hồi xưa cũng nóng lắm nhưng phải tự rèn luyện giao tiếp và học tính kiên nhẫn. Kiên nhẫn đợi đơn hàng, rồi đợi khách xuống nhận. Mình làm việc cho mình, càng nhiều cuốc thì thu nhập càng cao nên phải luôn vui vẻ với công việc chứ.” – anh tài xế miền Tây thật thà tâm sự.

Trên thực tế, thu thập trên 10 triệu đồng mỗi tháng với tài xế dịch vụ giao thức ăn là không khó. Nhưng nếu không xác định đây là nghề làm dịch vụ, người tài xế khó lòng trụ được. Anh Lê Phạm Đ. Tr. (46 tuổi, Bình Tân) – một tài xế GrabFood có bằng đại học, từng mở công ty riêng (nhưng chẳng may phá sản) cho biết công việc mang đến cho anh khoảng 600,000 đồng mỗi ngày sau khi trừ hết chi phí. “Nhưng cái đáng giá nhất mà tôi học được là cách tổ chức làm việc cũng như hiểu hơn về nguyên tắc hợp tác, phục vụ khách hàng.” – anh Tr. nói.

Bí quyết 2: Tưởng việc cá nhân, nhưng lại cần kỹ năng “đội nhóm"

Các tài xế như anh Phong, anh Phương, anh Tr. đều cho rằng, bí quyết quan trọng nhất để công việc trơn tru, thu nhập cao “thẳng tiến" nằm ở thái độ hoà nhã của người tài xế, không chỉ với khách hàng mà còn với đồng nghiệp và quán ăn. Song song đó, tài xế cũng cần quán ăn, dịch vụ hỗ trợ để hoàn thành tốt công việc. Chỉ khi “làm việc nhóm" thật tốt, tài xế mới có thể hái được quả ngọt trong mảng giao nhận thức ăn.

Nói về một số vụ “ẩu đả” giữa tài xế và nhân viên nhà hàng mà mình từng chứng kiến, anh Phương cho rằng: “Đều vì phục vụ khách hàng, đâu có lý do gì hai bên xích mích, vừa mất thời gian, vừa không chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, thương hiệu nữa. Còn tài xế thì đều là anh em, đồng nghiệp mà, phải hỗ trợ nhau chứ.

Nhận thức được điều này, tự anh cũng luôn có ý thức giúp quán kiểm soát được đơn hàng. “Quán nào khi lên app cũng đông và “rối loạn”, nhất là khi nhân viên mới làm còn lúng túng, nên tui luôn cố gắng nhấn mạnh kĩ các yêu cầu của khách nếu có như là không hành, ít bún, nhiều ớt… rồi kiểm tra đơn hàng để tránh lấy lộn, sửa lại đóng gói kĩ càng rồi mới lên đường đi giao.” – anh nói thêm.

kinh-nghiem-chạy-grabfood-nhieu-tien.jpg

Nghề shipper cũng cần kỹ năng “làm việc nhóm"

Các tài xế GrabFood cũng cho biết, ngoài chính sách thưởng rõ ràng, đảm bảo doanh thu lên đến 45 nghìn đồng 1 cuốc xe hay chính sách đền bù cho những đơn hàng không thành công, phía đơn vị cung cấp dịch vụ cũng có những hỗ trợ thiết thực nhằm gỉai toả sự căng thẳng cho tài xế. Đó cũng là lý do để các tài xế có thể gắn bó lâu bền và cảm thấy thoải mái hơn trong công việc vốn cũng khá nhiều áp lực này. “Ở một số quán tôi bắt đầu thấy có khu vực lấy hàng riêng cho tài xế, nhiều quán cũng tích cực lắp máy POS, giảm thời gian chờ cho shipper. Một số nơi còn cung cấp đồ ăn, nước uống miễn phí. Mấy dịch vụ này nghe nói là do Grab đề xuất. Tôi thấy tốt và hợp lý cho các bên.” – anh Tr. cho hay.

Không thể phủ nhận, nghề tài xế công nghệ đã mang đến thu nhập khá và ổn định cho không ít người. Trong đó, tài xế chuyên giao nhận thức ăn có phần đặc biệt hơn vì họ đảm nhận luôn phần dịch vụ cho nhà hàng. Nói cách khác, họ chính là “bộ mặt” của toàn bộ dịch vụ.
Một người tài xế nhiều đơn hàng, thu nhập cao không đơn thuần chỉ do chăm chỉ “cày” mà còn do họ có thái độ chuyên nghiệp trong công việc. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ chính doanh nghiệp công nghệ và sự hợp tác của các hàng quán cũng đóng vai trò như “thuốc tăng lực", giúp tài xế mệt mỏi trên những đoạn đường “hồi sức" và phục vụ khách hàng tốt hơn.
 
T

Tranhai3011

Guest
Tx nào chờ đợi kg dc... Nên nghĩ luôn... Đi cho khỏe.
Bán bán đông... Tx mới có đơn hàng.. Mới có thu nhập... Chứ quán ế... Tx đói rồi kêu...
Vd: vào quán hanuri củng chờ tối thiểu nhất 25p..
Tx kg muốn thì tránh đi.. Kg thì hủy...
Đã chấp nhận ... Cuộc chơi đi... Kg chơi thi đi giao nước suối nước đá ngày 100k chở hàng thấy mẹ luôn
 
Top