Hồi còn nhỏ, và khi còn là sinh viên, tôi vẫn thường được nghe người nhà và người quen rỉ tai nhau: Đi khám Bảo hiểm (theo diện được hưởng Bảo hiểm y tế) cực lắm, nào là phải chờ đợi, bị đối xử lạnh nhạt, xét nghiệm và thuốc chỉ được hưởng hạn chế, …
Sau này đi làm thì cá nhân tôi thấy những điều than phiền đó cũng không hoàn toàn đúng.
Đành rằng Bảo hiểm y tế thì phải có trần và có những quy định riêng, để tránh bị lạm dụng thuốc và xét nghiệm, cũng như tránh bị vỡ quỹ Bảo hiểm, nên có phần không được như mong muốn của người bệnh.
Hồi sinh viên, có thẻ BHYT, cũng mấy lần được hưởng chính sách của bảo hiểm, dù chỉ là mấy viên thuốc cho chứng viêm họng thông thường, mình cũng chả có thắc mắc gì cả. Có ai muốn mình bị ốm đâu. Mà mua BHYT thực ra cũng không có đắt đỏ và khó khăn gì. Hiện tại mẹ mình mua Bảo hiểm Y tế tự nguyện thông qua Hội Phụ Nữ xã là 800k 1 năm thì phải.
Sau này đi làm, thì cũng may là chưa một lần nào mình phải dùng đến thẻ và chính sách của BHYT.
Bản thân là một thầy thuốc, chắc cũng như nhiều thầy thuốc khác, thì cá nhân mình thường là mong muốn người bệnh có thẻ BHYT. Bởi vì nếu có thẻ BHYT thì đối với người thầy thuốc, việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh nhân cũng dễ dàng hơn nhiều. Và người bệnh cũng an tâm hơn, ít nhất là về khoản tài chính, vì đã được BHYT thanh toán bớt khá nhiều khoản, kể cả các kỹ thuật cao. Hoặc vào viện mà có BHYT thì cũng không phải ký quỹ nhiều như những người không có BHYT.
Tất nhiên, trần BHYT còn tùy thuộc từng bệnh viện và từng tuyến. Với những bệnh viện tuyến trung ương hay tuyến đặc biệt thì trần BHYT cũng khá là cao, do đó người bệnh có thẻ BHYT cũng được hưởng lợi rất nhiều, so với số tiền mà họ phải đóng cho BHYT hàng năm.
Bệnh nhân không có BHYT, mà lại không có điều kiện về kinh tế, thì đúng là một bi kịch. Vì tất cả mọi khoản, từ khoản bé nhất như cái bơm kim tiêm, hay đôi găng khám, thì người bệnh lúc nào cũng phải chuẩn bị để đóng viện phí trực tiếp. Người thầy thuốc điều trị bệnh nhân cũng phải cân đong đo đếm xem chẩn đoán và điều trị thế nào cho hợp lý và tiết kiệm cho người bệnh, mà vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nặng và nguy kịch, do chi phí xét nghiệm và thuốc men lớn, có khi rất lớn, thì kể cả người có điều kiện về kinh tế cũng không phải dễ chịu gì.
Tuần trước, mình cũng gặp mấy hoàn cảnh có liên quan đến BHYT.
Một bệnh nhân nam giới, bị ung thư tế bào máu, cũng có thẻ BHYT nhưng là loại tự nguyện nên được hưởng giá trị 80%. Khi mình giải thích về một kỹ thuật lọc máu cho người bệnh, vợ bệnh nhân sụt sùi, xin hoãn sang tháng sau, đợi có thẻ BHYT cho người nghèo vì qua hai đợt nằm viện ở một bệnh viện khác, dù có thẻ BHYT nhưng vẫn phải chi tiêu khá nhiều tiền, giờ hoàn cảnh kinh tế cũng khó khăn để có thể lựa chọn những điều trị kỹ thuật cao.
Một cậu sinh viên mới ra trường, nên không có thẻ BHYT, giờ không may phát hiện suy thận nặng phải lọc máu cấp cứu và chuẩn bị cho lọc máu chu kỳ.
Một thanh niên khác, cũng bị suy thận nặng, nhưng làm công nhân mà không có BHYT, gia cảnh ở nông thôn cũng không khá giả gì.
Một bệnh nhân nữ, người nhà một chị nội trú, nhờ mình điều trị vì bị đái máu, thấy bảo chưa kịp mua BHYT thì phải vào viện. Cũng may chỉ phải nằm viện ít ngày, nên không quá tốn kém.
Cuối tuần khám cho một bệnh nhân nam giới, mới 40 tuổi, mới đi khám bệnh nhưng đã phát hiện ra bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc cấp cứu ngay và chuẩn bị cho lọc máu chu kỳ. Hai vợ chồng rất lo lắng vì hai đứa con còn nhỏ, giờ lao động chính lại phải nằm viện. Bệnh nhân cũng vừa mới mua BHYT nên vẫn chưa có giá trị. Cũng may mắn hơn chút ít là hai vợ chồng có mua Bảo hiểm nhân thọ được mấy năm rồi, nên cũng có khoản hỗ trợ thêm.
Một cậu bệnh nhân khác cùng quê mình, suy thận giai đoạn cuối đã làm thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo chu kỳ, cũng không có BHYT vì theo lời cô vợ thì không bị ốm đau bao giờ nên không mua BHYT.
Có lần giải thích về điều trị cho một bệnh nhân. Bà vợ nhà ở nông thôn bảo (nói rất thật) để về nhà bán đi mấy con trâu. Làm mình cũng thấy áy náy.
Đó chỉ là một vài ví dụ, trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân nằm viện mà không có BHYT. Có ai nằm trong hoàn cảnh đó mới thấu hiểu được.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, có BHYT nhưng bệnh nhân không thuộc diện cấp cứu lại đi thẳng lên tuyến trên, do đó chỉ được hưởng 40% theo quy định, thì có khi chi phí lại rất lớn, do bệnh nhân phải bỏ ra tới 60% tất cả các chi phí điều trị. Nên mình không thích bệnh nhân cứ đi thẳng lên tuyến trên, không có giấy chuyển tuyến bảo hiểm, và nhiều trường hợp chỉ cần nằm tuyến dưới là đủ.
Thật tâm mà nói, thì thầy thuốc chúng mình vẫn luôn mong muốn bệnh nhân nói riêng và người dân nói chung có BHYT, mà 100% người dân có BHYT (bảo hiểm toàn dân) thì càng tốt, để những người may mắn không bị bệnh sẽ hỗ trợ được cho những người không may mắn phải đi bệnh viện.
Nên nhà nước phải tuyên truyền làm sao để người dân hiểu ra rằng, số tiền bỏ ra để đóng BHYT là quá nhỏ so với số tiền mà BHYT phải trả nếu như họ không may phải vào bệnh viện khám hay khi phải nằm viện. Đặc biệt là trong tình hình giá viện phí đã tăng khá cao, để có thể đảm bảo “thu đúng, thu đủ” theo chính sách của Bộ Y tế cũng như của Chính phủ đã phê duyệt.
Bảo hiểm y tế nói chung và Bảo hiểm nói riêng, người dân có bảo hiểm nào cũng được, mà có nhiều loại cũng tốt. Bởi nó như là một cái quỹ dự phòng những rủi ro mà người dân có thể sẽ mắc phải, bất cứ lúc nào, mà không ai có thể biết trước được.
Tất nhiên, có một thực tế hiện nay là các bác sĩ làm lâm sàng đang phải đau hết cả đầu, vì những chính sách của BHYT có phần “hành” các bác sĩ không hề nhẹ. Chỉ cần nghe đến cái từ bị “trừ” hay bị “xuất toán” thì bác sĩ nào mà không sợ hãi?
Chỉ mong BHYT “nhẹ tay” một tí cho các bác sĩ dễ thở hơn thì tốt.
Sau này đi làm thì cá nhân tôi thấy những điều than phiền đó cũng không hoàn toàn đúng.
Đành rằng Bảo hiểm y tế thì phải có trần và có những quy định riêng, để tránh bị lạm dụng thuốc và xét nghiệm, cũng như tránh bị vỡ quỹ Bảo hiểm, nên có phần không được như mong muốn của người bệnh.
Hồi sinh viên, có thẻ BHYT, cũng mấy lần được hưởng chính sách của bảo hiểm, dù chỉ là mấy viên thuốc cho chứng viêm họng thông thường, mình cũng chả có thắc mắc gì cả. Có ai muốn mình bị ốm đâu. Mà mua BHYT thực ra cũng không có đắt đỏ và khó khăn gì. Hiện tại mẹ mình mua Bảo hiểm Y tế tự nguyện thông qua Hội Phụ Nữ xã là 800k 1 năm thì phải.
Sau này đi làm, thì cũng may là chưa một lần nào mình phải dùng đến thẻ và chính sách của BHYT.
Bản thân là một thầy thuốc, chắc cũng như nhiều thầy thuốc khác, thì cá nhân mình thường là mong muốn người bệnh có thẻ BHYT. Bởi vì nếu có thẻ BHYT thì đối với người thầy thuốc, việc chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh nhân cũng dễ dàng hơn nhiều. Và người bệnh cũng an tâm hơn, ít nhất là về khoản tài chính, vì đã được BHYT thanh toán bớt khá nhiều khoản, kể cả các kỹ thuật cao. Hoặc vào viện mà có BHYT thì cũng không phải ký quỹ nhiều như những người không có BHYT.
Tất nhiên, trần BHYT còn tùy thuộc từng bệnh viện và từng tuyến. Với những bệnh viện tuyến trung ương hay tuyến đặc biệt thì trần BHYT cũng khá là cao, do đó người bệnh có thẻ BHYT cũng được hưởng lợi rất nhiều, so với số tiền mà họ phải đóng cho BHYT hàng năm.
Bệnh nhân không có BHYT, mà lại không có điều kiện về kinh tế, thì đúng là một bi kịch. Vì tất cả mọi khoản, từ khoản bé nhất như cái bơm kim tiêm, hay đôi găng khám, thì người bệnh lúc nào cũng phải chuẩn bị để đóng viện phí trực tiếp. Người thầy thuốc điều trị bệnh nhân cũng phải cân đong đo đếm xem chẩn đoán và điều trị thế nào cho hợp lý và tiết kiệm cho người bệnh, mà vẫn có hiệu quả. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh nặng và nguy kịch, do chi phí xét nghiệm và thuốc men lớn, có khi rất lớn, thì kể cả người có điều kiện về kinh tế cũng không phải dễ chịu gì.
Tuần trước, mình cũng gặp mấy hoàn cảnh có liên quan đến BHYT.
Một bệnh nhân nam giới, bị ung thư tế bào máu, cũng có thẻ BHYT nhưng là loại tự nguyện nên được hưởng giá trị 80%. Khi mình giải thích về một kỹ thuật lọc máu cho người bệnh, vợ bệnh nhân sụt sùi, xin hoãn sang tháng sau, đợi có thẻ BHYT cho người nghèo vì qua hai đợt nằm viện ở một bệnh viện khác, dù có thẻ BHYT nhưng vẫn phải chi tiêu khá nhiều tiền, giờ hoàn cảnh kinh tế cũng khó khăn để có thể lựa chọn những điều trị kỹ thuật cao.
Một cậu sinh viên mới ra trường, nên không có thẻ BHYT, giờ không may phát hiện suy thận nặng phải lọc máu cấp cứu và chuẩn bị cho lọc máu chu kỳ.
Một thanh niên khác, cũng bị suy thận nặng, nhưng làm công nhân mà không có BHYT, gia cảnh ở nông thôn cũng không khá giả gì.
Một bệnh nhân nữ, người nhà một chị nội trú, nhờ mình điều trị vì bị đái máu, thấy bảo chưa kịp mua BHYT thì phải vào viện. Cũng may chỉ phải nằm viện ít ngày, nên không quá tốn kém.
Cuối tuần khám cho một bệnh nhân nam giới, mới 40 tuổi, mới đi khám bệnh nhưng đã phát hiện ra bị suy thận giai đoạn cuối, phải lọc cấp cứu ngay và chuẩn bị cho lọc máu chu kỳ. Hai vợ chồng rất lo lắng vì hai đứa con còn nhỏ, giờ lao động chính lại phải nằm viện. Bệnh nhân cũng vừa mới mua BHYT nên vẫn chưa có giá trị. Cũng may mắn hơn chút ít là hai vợ chồng có mua Bảo hiểm nhân thọ được mấy năm rồi, nên cũng có khoản hỗ trợ thêm.
Một cậu bệnh nhân khác cùng quê mình, suy thận giai đoạn cuối đã làm thông động tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo chu kỳ, cũng không có BHYT vì theo lời cô vợ thì không bị ốm đau bao giờ nên không mua BHYT.
Có lần giải thích về điều trị cho một bệnh nhân. Bà vợ nhà ở nông thôn bảo (nói rất thật) để về nhà bán đi mấy con trâu. Làm mình cũng thấy áy náy.
Đó chỉ là một vài ví dụ, trong rất nhiều trường hợp bệnh nhân nằm viện mà không có BHYT. Có ai nằm trong hoàn cảnh đó mới thấu hiểu được.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, có BHYT nhưng bệnh nhân không thuộc diện cấp cứu lại đi thẳng lên tuyến trên, do đó chỉ được hưởng 40% theo quy định, thì có khi chi phí lại rất lớn, do bệnh nhân phải bỏ ra tới 60% tất cả các chi phí điều trị. Nên mình không thích bệnh nhân cứ đi thẳng lên tuyến trên, không có giấy chuyển tuyến bảo hiểm, và nhiều trường hợp chỉ cần nằm tuyến dưới là đủ.
Thật tâm mà nói, thì thầy thuốc chúng mình vẫn luôn mong muốn bệnh nhân nói riêng và người dân nói chung có BHYT, mà 100% người dân có BHYT (bảo hiểm toàn dân) thì càng tốt, để những người may mắn không bị bệnh sẽ hỗ trợ được cho những người không may mắn phải đi bệnh viện.
Nên nhà nước phải tuyên truyền làm sao để người dân hiểu ra rằng, số tiền bỏ ra để đóng BHYT là quá nhỏ so với số tiền mà BHYT phải trả nếu như họ không may phải vào bệnh viện khám hay khi phải nằm viện. Đặc biệt là trong tình hình giá viện phí đã tăng khá cao, để có thể đảm bảo “thu đúng, thu đủ” theo chính sách của Bộ Y tế cũng như của Chính phủ đã phê duyệt.
Bảo hiểm y tế nói chung và Bảo hiểm nói riêng, người dân có bảo hiểm nào cũng được, mà có nhiều loại cũng tốt. Bởi nó như là một cái quỹ dự phòng những rủi ro mà người dân có thể sẽ mắc phải, bất cứ lúc nào, mà không ai có thể biết trước được.
Tất nhiên, có một thực tế hiện nay là các bác sĩ làm lâm sàng đang phải đau hết cả đầu, vì những chính sách của BHYT có phần “hành” các bác sĩ không hề nhẹ. Chỉ cần nghe đến cái từ bị “trừ” hay bị “xuất toán” thì bác sĩ nào mà không sợ hãi?
Chỉ mong BHYT “nhẹ tay” một tí cho các bác sĩ dễ thở hơn thì tốt.