dienlanhkimtinphat
Tài xế mới
Trong cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ, tập vật lý trị liệu là việc quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng cột sống. Với các bài tập sau đây, người bệnh có thể thực hiện tại nhà dưới sự giúp đỡ của người thân.
Với phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện tại bệnh viện, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ được kéo giãn các đốt sống cổ bằng các thiết bị hiện đại như giường kéo, đèn hồng ngoại, sóng siêu âm… dưới sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên, chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm.
Nằm giường kéo, chiếu đèn hồng ngoại, chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng sóng siêu âm… giúp tăng cường tuần hoàn máu ở khu vực cổ, thư giãn nhóm cơ nơi đây, giúp chúng giãn ra, cải thiện tình trạng co thắt cơ, giảm triệu chứng đau.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian, điều kiện thực hiện những phương pháp trên. Rất nhiều bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại nhà đúng cách vẫn đạt hiệu quả cải thiện tốt
* Bài tập 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà.
- Người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường, hai tay đặt sau gáy của người bệnh, nâng đỡ đầu của họ lên, đồng thời dùng lực kéo giãn cột sống cổ hướng về phía người kéo. Kéo và giữ lại đến khi nào mỏi thì giảm lực từ từ, thực hiện 15 lần.
Lưu ý: Trong lúc kéo nếu người bệnh cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên dừng lại. Bài tập này giúp kéo giãn nhóm cơ cổ và cần phải có sự hỗ trợ của người thân.
* Bài tập 2: Nằm ngửa trên giường, hai tay xuôi theo thân, cổ gập về phía chân (cằm chạm xương ức) rồi giữ lại đến khi mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 3: Người bệnh ngồi tựa lưng vào ghế, tay phải (hoặc tay trái) đặt trên trán, cố gắng gập cổ về phía trước, đồng thời tay phải dùng một lực đẩy ngược lại để giữ đầu vẫn giữ thẳng, đến khi thấy mỏi thì dừng lại. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 4: Người bệnh ngồi tựa lưng vào ghế, tay phải đặt phía đầu bên phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải, đồng thời tay phải dùng lực đẩy ngược lại sao cho đầu vẫn giữ thẳng, đến khi mỏi tay thì dừng lại. Lặp lại 15 lần sau đó tiếp tục đổi sang tay trái và làm tương tự.
Mỗi ngày, người bệnh nên cố gắng thực hiện hết 4 động tác ít nhất 1 lần trong ngày để giúp cột sống cổ khỏe mạnh hơn. Khi thực hiện, nếu cảm thấy đau, khó chịu ở động tác nào thì nên dừng và chuyển sang động tác khác.
- Khi chuyển vị thế từ nằm ngửa sang ngồi dậy, người bệnh cần chuyển sang nằm nghiêng bên phải, hai tay chống xuống giường (sàn) đẩy người ngồi dậy, khi nằm xuống thì làm ngược lại. Không xoay cổ một cách nhanh và đột ngột
Bên cạnh việc tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, cột sống cổ đang bị thoái hóa rất cần được cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất có lợi giúp tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn. Vì sự tổn thương cùng lúc của bộ đôi sụn khớp và xương dưới sụn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp.
Nguồn: trung tâm vật lý trị liệu Đức Điệp
Với phương pháp vật lý trị liệu được thực hiện tại bệnh viện, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ sẽ được kéo giãn các đốt sống cổ bằng các thiết bị hiện đại như giường kéo, đèn hồng ngoại, sóng siêu âm… dưới sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên, chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm.
Nằm giường kéo, chiếu đèn hồng ngoại, chiếu thấu nhiệt vi sóng, dùng sóng siêu âm… giúp tăng cường tuần hoàn máu ở khu vực cổ, thư giãn nhóm cơ nơi đây, giúp chúng giãn ra, cải thiện tình trạng co thắt cơ, giảm triệu chứng đau.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian, điều kiện thực hiện những phương pháp trên. Rất nhiều bệnh nhân tập vật lý trị liệu tại nhà đúng cách vẫn đạt hiệu quả cải thiện tốt
* Bài tập 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà.
- Người trợ giúp ngồi phía trên đầu giường, hai tay đặt sau gáy của người bệnh, nâng đỡ đầu của họ lên, đồng thời dùng lực kéo giãn cột sống cổ hướng về phía người kéo. Kéo và giữ lại đến khi nào mỏi thì giảm lực từ từ, thực hiện 15 lần.
Lưu ý: Trong lúc kéo nếu người bệnh cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên dừng lại. Bài tập này giúp kéo giãn nhóm cơ cổ và cần phải có sự hỗ trợ của người thân.
* Bài tập 2: Nằm ngửa trên giường, hai tay xuôi theo thân, cổ gập về phía chân (cằm chạm xương ức) rồi giữ lại đến khi mỏi thì nghỉ. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 3: Người bệnh ngồi tựa lưng vào ghế, tay phải (hoặc tay trái) đặt trên trán, cố gắng gập cổ về phía trước, đồng thời tay phải dùng một lực đẩy ngược lại để giữ đầu vẫn giữ thẳng, đến khi thấy mỏi thì dừng lại. Lặp lại 15 lần.
* Bài tập 4: Người bệnh ngồi tựa lưng vào ghế, tay phải đặt phía đầu bên phải, cố gắng nghiêng đầu qua bên phải, đồng thời tay phải dùng lực đẩy ngược lại sao cho đầu vẫn giữ thẳng, đến khi mỏi tay thì dừng lại. Lặp lại 15 lần sau đó tiếp tục đổi sang tay trái và làm tương tự.
Mỗi ngày, người bệnh nên cố gắng thực hiện hết 4 động tác ít nhất 1 lần trong ngày để giúp cột sống cổ khỏe mạnh hơn. Khi thực hiện, nếu cảm thấy đau, khó chịu ở động tác nào thì nên dừng và chuyển sang động tác khác.
- Khi chuyển vị thế từ nằm ngửa sang ngồi dậy, người bệnh cần chuyển sang nằm nghiêng bên phải, hai tay chống xuống giường (sàn) đẩy người ngồi dậy, khi nằm xuống thì làm ngược lại. Không xoay cổ một cách nhanh và đột ngột
Bên cạnh việc tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, cột sống cổ đang bị thoái hóa rất cần được cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là những dưỡng chất có lợi giúp tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn. Vì sự tổn thương cùng lúc của bộ đôi sụn khớp và xương dưới sụn là nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp.
Nguồn: trung tâm vật lý trị liệu Đức Điệp