hotrotinviet
Tài xế Đồng
Không giống như cuộc sống an nhiên của những thế hệ trước, thế hệ trẻ tại Việt Nam ngày này càng có nhiều ý chí tự lập hơn. Chính vì thế có nhiều công ty khởi nghiệp ra đời. Tuy nhiên có một vấn đề mà những người trẻ tuổi khi thành lập doanh nghiệp thường thắc mắc, đó là thành lập công ty có cần bằng cấp không? Liệu nó có ảnh hưởng gì trong quá trình điều hành công ty?
Trên thế giới có nhiều người không cần bằng cấp nhưng vẫn thành lập và sở hữu nhiều công ty to lớn tiêu biểu như Bill Gates. Tuy nhiên, tại Việt Nam lại có những quy định riêng cho vấn đề này.
Quyền góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp
Tại Khoản 1, 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty, trừ những trường hợp nằm trong danh sách dưới đây:
Theo quy định, mọi công dân Việt Nam nếu không thuộc những trường hợp trên thì đều có thể thành lập công ty. Vậy những trường hợp này có bao gồm trường hợp không có bằng cấp không?
Thành lập công ty có cần bằng cấp không
Theo luật Việt Nam hiện hành, ngành nghề kinh doanh đươc chia làm hai loại: ngành nghề kinh doanh bình thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đối với ngành nghề kinh doanh bình thường: công dân Việt Nam thỏa điều kiện cá nhân và không thuộc những trường hợp tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 đều có thể thành lập công ty kể cả khi không có bằng cấp.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm:
Nếu người thành lập doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề và Bằng tốt nghiệp thì đây là điều kiện bắt buộc. Ngoài việc thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp thì phải có chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp thì công dân mới có thể thành lập công ty.
Như vậy, người không có bằng cấp cũng có thể thành lập công ty nếu không thuộc những trường hợp luật định và không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Để hiểu thêm về vấn đề liên quan quý khách có thể tìm đến dịch vụ tư vấn thành lập công ty để được giải đáp rõ hơn.
Trên thế giới có nhiều người không cần bằng cấp nhưng vẫn thành lập và sở hữu nhiều công ty to lớn tiêu biểu như Bill Gates. Tuy nhiên, tại Việt Nam lại có những quy định riêng cho vấn đề này.
Quyền góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp
Tại Khoản 1, 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 quy định các cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty, trừ những trường hợp nằm trong danh sách dưới đây:
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
Theo quy định, mọi công dân Việt Nam nếu không thuộc những trường hợp trên thì đều có thể thành lập công ty. Vậy những trường hợp này có bao gồm trường hợp không có bằng cấp không?
Thành lập công ty có cần bằng cấp không
Theo luật Việt Nam hiện hành, ngành nghề kinh doanh đươc chia làm hai loại: ngành nghề kinh doanh bình thường và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đối với ngành nghề kinh doanh bình thường: công dân Việt Nam thỏa điều kiện cá nhân và không thuộc những trường hợp tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 đều có thể thành lập công ty kể cả khi không có bằng cấp.
Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện gồm:
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về chứng chỉ hành nghề
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về Bằng tốt nghiệp đại học
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ký quỹ
Nếu người thành lập doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh ngành nghề có điều kiện về chứng chỉ hành nghề và Bằng tốt nghiệp thì đây là điều kiện bắt buộc. Ngoài việc thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp thì phải có chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp thì công dân mới có thể thành lập công ty.
Như vậy, người không có bằng cấp cũng có thể thành lập công ty nếu không thuộc những trường hợp luật định và không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện về bằng cấp và chứng chỉ hành nghề. Để hiểu thêm về vấn đề liên quan quý khách có thể tìm đến dịch vụ tư vấn thành lập công ty để được giải đáp rõ hơn.