HiQuang
Tài xế Đồng
Năm 2019 đã khép lại với một trận chiến không cân sức. Ngoài 3 ông lớn là Grab, Go-Viet và Be, những cái tên khác như Fastgo, Vato, Aber cũng đã gia nhập vào thị trường xe công nghệ, nhưng đến nay những tân binh này vẫn chưa thể “phủ sóng” trên thị trường rộng lớn này được.
Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Do đó, năm 2020, thị trường ứng dụng gọi xe chắc chắn sẽ vẫn chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, ít nhất là với 3 cái tên Grab, Be và Go-Viet.
Tuy nhiên, năm 2020 mở đầu đầy khó khăn không chỉ với thị trường xe công nghệ mà toàn bộ lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, dịch vụ, … Dịch Covid-19 kéo dài đã tác động mạnh đến cả doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, để sống sót và đứng vững trên thị trường nóng hổi này, các ông lớn cũng đã bắt đầu cuộc “chạy đua” ai là người chiếm được nhiều “miếng bánh” nhất.
Không thể không kể đến là sự kiện ngày 3-7, ứng dụng gọi xe công nghệ GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. Hiện nay, cả Grab và Gojek đều là những "decacorn" tại Đông Nam Á với định giá vượt mốc 10 tỷ USD. Danh sách nhà đầu tư của cả hai lên tới hàng chục cái tên bao gồm những ông lớn như SoftBank, Microsoft, Toyota, Honda phía Grab hay Google, Temasek, Mitsubishi, Samsung phía Gojek. Duy nhất Visa là nhà đầu tư của cả hai.
Từ lĩnh vực gọi xe ban đầu, hiện Grab và Gojek đều trở thành những siêu ứng dụng tại Đông Nam Á, cung cấp thêm nhiều dịch vụ như giao nhận, giao đồ ăn, thanh toán điện tử.
Một tân binh nữa cũng gia nhập vào thị trường xe công nghệ Việt Nam đầu năm 2020 – Carback. Đây là ứng dụng đặt xe tiện chuyến, xuất phát từ ý tưởng tận dụng những cuốc xe rỗng chiều về của tài xế, kết nối với những khách hàng có nhu cầu đi cùng lộ trình để giảm giá thành cho khách hàng.
Tuy mới chỉ gia nhập vào thị trường được 6 tháng, đồng thời cũng chịu tác động bởi dịch Covid-19, nhưng thành viên mới này đã nhanh chóng tạo dựng được niềm tin của một bộ phận khách hàng, có tiềm năng phát triển vượt trội, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng.
Sau hơn 4 tháng chính thức đi vào hoạt động, Carback đã thu hút được 15.000 khách hàng và hơn 10.000 tài xế tham gia ứng dụng.
Năm 2020 dự báo sẽ thêm những cái tên mới xuất hiện, nhưng cái tên nào có thể làm khuấy động thị trường gọi xe công nghệ thì đến hiện tại vẫn còn là một ẩn số.
Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm. Điều này giải thích tại sao, Việt Nam liên tục thu hút đầu tư của các ông lớn quốc tế, lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Be...
Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, quy mô thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam khoảng 500 triệu USD với tốc độ tăng bình quân hơn 40% mỗi năm. Do đó, năm 2020, thị trường ứng dụng gọi xe chắc chắn sẽ vẫn chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, ít nhất là với 3 cái tên Grab, Be và Go-Viet.
Tuy nhiên, năm 2020 mở đầu đầy khó khăn không chỉ với thị trường xe công nghệ mà toàn bộ lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, dịch vụ, … Dịch Covid-19 kéo dài đã tác động mạnh đến cả doanh nghiệp và người dân. Vì vậy, để sống sót và đứng vững trên thị trường nóng hổi này, các ông lớn cũng đã bắt đầu cuộc “chạy đua” ai là người chiếm được nhiều “miếng bánh” nhất.
Không thể không kể đến là sự kiện ngày 3-7, ứng dụng gọi xe công nghệ GoViet công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với Gojek để trở thành Gojek Việt Nam. Hiện nay, cả Grab và Gojek đều là những "decacorn" tại Đông Nam Á với định giá vượt mốc 10 tỷ USD. Danh sách nhà đầu tư của cả hai lên tới hàng chục cái tên bao gồm những ông lớn như SoftBank, Microsoft, Toyota, Honda phía Grab hay Google, Temasek, Mitsubishi, Samsung phía Gojek. Duy nhất Visa là nhà đầu tư của cả hai.
Từ lĩnh vực gọi xe ban đầu, hiện Grab và Gojek đều trở thành những siêu ứng dụng tại Đông Nam Á, cung cấp thêm nhiều dịch vụ như giao nhận, giao đồ ăn, thanh toán điện tử.
Một tân binh nữa cũng gia nhập vào thị trường xe công nghệ Việt Nam đầu năm 2020 – Carback. Đây là ứng dụng đặt xe tiện chuyến, xuất phát từ ý tưởng tận dụng những cuốc xe rỗng chiều về của tài xế, kết nối với những khách hàng có nhu cầu đi cùng lộ trình để giảm giá thành cho khách hàng.
Tuy mới chỉ gia nhập vào thị trường được 6 tháng, đồng thời cũng chịu tác động bởi dịch Covid-19, nhưng thành viên mới này đã nhanh chóng tạo dựng được niềm tin của một bộ phận khách hàng, có tiềm năng phát triển vượt trội, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng.
Sau hơn 4 tháng chính thức đi vào hoạt động, Carback đã thu hút được 15.000 khách hàng và hơn 10.000 tài xế tham gia ứng dụng.
Năm 2020 dự báo sẽ thêm những cái tên mới xuất hiện, nhưng cái tên nào có thể làm khuấy động thị trường gọi xe công nghệ thì đến hiện tại vẫn còn là một ẩn số.
Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm. Điều này giải thích tại sao, Việt Nam liên tục thu hút đầu tư của các ông lớn quốc tế, lẫn trong nước như Grab, Go-Viet, FastGo hay Be...