Việc áp thuế 10% lên toàn bộ giá trị dịch vụ của xe công nghệ ở Việt Nam hiện nay có đấu hiệu của việc đánh thuế hai lần và lạm thu.
Để hình thành nên dịch vụ người lái xe công nghệ cần đầu tư các tài sản như: xe máy, ôtô và trong quá trình cung cấp dịch vụ sẽ phát sinh chi phí xăng dầu, bảo dưỡng, bảo hiểm... là chi phí đầu vào đã phải chịu thuế GTGT, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin cũng đã phải thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó những tài xế lái xe công nghệ là cá nhân nên không thực hiện kê khai để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như doanh nghiệp. Mà dịch vụ đầu ra phải gánh chịu thêm thuế GTGT 10% như hiện nay là không hợp lý,
Theo tôi những người làm chính sách nên có phương pháp tính toán giá trị gia tăng của dịch vụ này tính tỷ lệ bình quân xem nó khoảng bao nhiêu%, trong tổng giá trị dịch vụ, sau đó tính toán để đưa ra mức thuế GTGT áp dụng tương như chính sách thuế khoán mà hiện nay đang áp dụng cho các hộ kinh doanh cá thể thì sẽ hợp lý hơn.
Xét về bản chất thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên "giá trị gia tăng" trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải đánh vào toàn bộ giá trị dịch vụ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cá nhân cung ứng.
Tôi không rõ những người viết ra chính sách Thuế GTGT áp dụng cho dịch vụ xe công nghệ đã không hiểu về bản chất của thuế GTGT hay cố tình không hiểu để đưa ra một chính sách Thuế chồng thuế, tận thu của những người lao động và người sử dụng dịch vụ đa số là những người dân nghèo ở các đô thị.
Để hình thành nên dịch vụ người lái xe công nghệ cần đầu tư các tài sản như: xe máy, ôtô và trong quá trình cung cấp dịch vụ sẽ phát sinh chi phí xăng dầu, bảo dưỡng, bảo hiểm... là chi phí đầu vào đã phải chịu thuế GTGT, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin cũng đã phải thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó những tài xế lái xe công nghệ là cá nhân nên không thực hiện kê khai để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như doanh nghiệp. Mà dịch vụ đầu ra phải gánh chịu thêm thuế GTGT 10% như hiện nay là không hợp lý,
Theo tôi những người làm chính sách nên có phương pháp tính toán giá trị gia tăng của dịch vụ này tính tỷ lệ bình quân xem nó khoảng bao nhiêu%, trong tổng giá trị dịch vụ, sau đó tính toán để đưa ra mức thuế GTGT áp dụng tương như chính sách thuế khoán mà hiện nay đang áp dụng cho các hộ kinh doanh cá thể thì sẽ hợp lý hơn.
Xét về bản chất thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên "giá trị gia tăng" trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải đánh vào toàn bộ giá trị dịch vụ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cá nhân cung ứng.
Tôi không rõ những người viết ra chính sách Thuế GTGT áp dụng cho dịch vụ xe công nghệ đã không hiểu về bản chất của thuế GTGT hay cố tình không hiểu để đưa ra một chính sách Thuế chồng thuế, tận thu của những người lao động và người sử dụng dịch vụ đa số là những người dân nghèo ở các đô thị.