ThanhReview
Tài xế Đồng
Dưới đây là tổng hợp các review, đánh giá và nhận xét của những bạn đã đi xem phim Joker 2019 khởi chiếu từ ngày 04/10/2019 và phần review sẽ tuân thủ theo quy tắc là trung thực nhất và không Spoil phim để tránh việc khi bạn đi xem sẽ không còn hấp dẫn nữa.Nếu bạn đang có ý định đi xem phim này thì không thể bỏ qua các review bên dưới đây rồi nhé.
1. Hình ảnh(9/10)
Cũng như trailer đã lột tả 1 phần, khung cảnh trong phim từ ngoại cảnh lớn cho đến những căn phòng đều mang một sắc xám xanh ảm đạm. Tông màu này mang đến cho người xem một sự buồn bã, và với bộ phim này nó còn là một cái gì đó ám ảnh hơi đáng sợ. Ngược lại thì, những công dân thượng lưu của thành phố Gotham luôn xuất hiện dưới ánh sáng vàng, thể hiện sự sang trọng, quý phái của tầng lớp trên, đối nghịch với gam màu tối đã đề cập ở đầu bài. Một ranh giới rất rõ ràng, rất dễ thấy kể cả khi không cần một lời thoại nào. Đây là tiền đề cho những xung đột xảy ra xuyên suốt bộ phim này.
2. Âm thanh(8.5/10)
Phần này mình thấy khá ổn với cách chọn nhạc cho bộ phim. Những bài nhạc jazz hay những nốt piano đã có trong trailer đều được đưa vào phim một cách hợp lí. Tại sao lại là jazz? Bởi vì jazz là một loại nhạc không quá nhiều người thích và cũng ko quá dễ nghe. Bạn thấy mình có nét gì đó giống với một nhân vật trong phim này? Bạn có thể thích nhân vật đó, hành động đó nhưng không phải tất cả đều giống như bạn. Jazz khó nghe, nhưng một khi đã thích rồi thì không thể dứt ra được và bộ phim này cũng vậy. Nếu chỉ xem lần đầu, có thể sẽ có bạn ngủ gục ở nửa đầu phim hay có bạn sẽ chán chường thốt lên "phim chán quá" chẳng hạn. Nhưng đừng lo, đây là bộ phim không thể xem ngay lần đầu đã cảm nhận được, cũng như jazz mà thôi.
3. Nội dung(9/10)
Để nói về nội dung thì ko thể một bài review no spoil mà nói hết được nên mình chỉ tóm gọn lại thế này: bộ phim nói về sự chênh lệch giàu nghèo, về cách mà xã hội đối xử với những tầng lớp thấp kém, về một người bị dồn vào đường cùng và không còn gì để mất, về nạn bạo hành(cả gia đình và đường phố), về sự giả tạo của những "diễn viên quần chúng" hàng ngày đang "diễn" ngoài xã hội - ngoài mặt cười nói với ta nhưng thực chất lại đâm sau lưng ta. Mình sẽ có bài phân tích kĩ hơn về nội dung sau khi phim công chiếu được 1 tuần.
4. Diễn xuất(10/10)
Không có gì phải bàn cãi khi Joaquin Phoenix là 1 trong những diễn viên xuất sắc với lối diễn xuất "full-on method acting", tức hóa thân hoàn toàn vào nhân vật. Mình đã xem rất nhiều phim của Joaquin từ Walk The Line, Ladder49, Gladiator hay The Master và mỗi bộ phim, Joaquin đều đem đến cho khán giả một nhân vật thật sự "sống" và rất "chân thực". Và Joker(2019) không phải là một ngoại lệ. Như đã nói, để phân tích kĩ hơn về nội dung cũng như diễn biến tâm lí/diễn xuất mình sẽ có bài viết khác sau khi phim công chiếu được 1 tuần.
Mình có một số suy nghĩ và cảm xúc về nội dung và nhân vật Joker trong bộ phim Joker (2019), bài viết của mình có spoil khá nhiều nội dung và chi tiết của phim ạ, mong mọi người chú ý nhé.
Joker, một bộ phim về một nhân vật mang đủ nền tảng để thành một hiện tượng, để được đề cao và mang tính điện ảnh cũng như tính văn hóa sâu sắc – hơn nhiều so với kì vọng của mọi người về truyện tranh. Con người luôn ngưỡng mộ và đề cao những điều họ không hiểu, hoặc chưa hiểu, về những điều họ có thể cảm thông, và Joker chính là một kẻ như vậy. Một hình tượng, cũng như một kẻ tha hóa bởi những hình tượng này.
Joker của Arthur Fleck lại là một nhân vật khác xa so với những bộ phim Joker trước đây. Không thoắt ẩn thoắt hiện không quá khứ. Không được dựng nên bởi những lời miêu tả tạm bợ. Và nếu nói rằng những hình tượng Joker khác là những điều Joker sẽ làm trong tương lai, thì cũng không phải, vì mình tin rằng, Arthur Fleck sẽ không trở thành một Joker điên cuồng với mong ước bá trùm như kia. Vì Arthur Fleck không phải một kẻ xấu. Vì kể cả những giây phút cuối phim, Arthur vẫn đâu đó mang trong mình một con người cố giữ một cái tâm lương thiện, hoặc như mình mong vậy.
Trong những phân cảnh mở đầu, Arthur được giới thiệu trong một căn phòng thay đồ bẩn thỉu xấu xí, với những cánh cửa sổ tạm bợ chỉ nhìn ra khoảng trời tối mịt. Đúng tăm tối, và cũng đúng Gotham. Nhân vật chính được soi sáng bởi ánh đèn của chiếc bàn hóa trang, nơi anh ta đang tô vẽ những đường nét cuối cùng của một tên hề, bằng những đường nét tạm bợ. Xung quanh là những người đồng nghiệp khác, cùng đang chuẩn bị cho một ngày làm việc. Chỉ với một góc quay như thế, ta có một ấn tượng đầu hoàn chỉnh, và đầy đủ về Arthur Fleck: một gã đàn ông giả trang làm chú hề cho các đám vui, hoặc chỉ đơn giản là kẻ cầm biển cho các cửa hiệu tồi tàn, với chứng nghiện thuốc lá. Vì chính hắn ta cũng chỉ là một kẻ tồi tàn. Nhưng Arthur không phải một kẻ tồi tàn thông thường, không phải một kẻ rên rỉ, hay luôn trưng lên gương mặt khó chịu. Arthur dường như là một kẻ điên. Điên từ hành động sơn cả chiếc lưỡi của mình, cho đến các hành động sau này. Và chính vì hắn ta là một kẻ điên, dù có chối bỏ đến đâu, xã hội cũng sẽ nhìn nhận hắn chỉ như một kẻ điên.
Trong những sự kiện đầu tiên được giới thiệu trong phim, nếu ta ví mỗi cảnh là một ngày: từ ngày một hắn ta bị đánh đập cho đến ngày hai hắn gặp cô gái cho đến ngày ba hắn theo dõi cô cho đến ngày bốn hắn ta bị lộ chiếc súng, mất việc và bắn chết ba người trên tàu điện, ngày năm hắn ta có vở diễn độc thoại và cuộc hẹn hò ảo tưởng với cô gái hàng xóm, và cũng là ngày hắn phát hiện ra sự thật về người mẹ của mình, ngày sáu hắn nỗ lực tìm đến Thomas Wayne nhưng lại gặp Bruce Wayne, ngày bảy hắn ta lần nữa tìm đên và phát hiện ra sự thật về bản thân, cũng là ngày ta phát hiện ra bản chất của căn bệnh thần kinh hắn ta mang, ngày tám hắn ta tìm được tài liệu về quá khứ của bà cũng là ngày bà vào viện, ngày chín hắn ta thấy mình trên sóng truyền hình, ngày mười hắn ta nhận được lời mời từ Bill Murray, ngày mười một là show diễn của Bill – show diễn của Joker, đồng thời là ngày hắn ta giết chết Gadreell (?), cũng là ngày hắn ta có vở diễn hằng ao ước của đời mình, ngày mười một, ta thấy Joker trong trại thương điên, và tự hắn cũng đóng màn vở diễn này. Vậy, chỉ trong mười một ngày – mười một sự kiện, ta chứng kiến toàn bộ của Joker, từ một con người cố trở nên tốt đẹp đang trượt dần và chấp nhận sự tha hóa của bản thân, cho đến một kẻ xấu thật sự. Và thật tài hoa, khi có thể khắc họa một kẻ tồi tàn, một kẻ tha hóa chỉ bằng mười một phân cảnh vô cùng liên kết như vậy.
Vậy thì, điều gì đã khiến Arthur thành một kẻ điên, và điều gì đã khiến sự điên của Arthur là hợp lý?
Bắt đầu với Arthur Fleck, một gã đàn ông, mà theo như miêu tả chỉ mới ba mươi tuổi, nhưng khuôn mặt của gã lại nhiều hơn thế. Trông Arthur Fleck như một gã trung niên già nua đáng quên, với những biểu cảm kì dị và khuôn mặt khó gần. Arthur là một gã hề bán thời gian với không nơi làm việc ổn định: khi thì ở vỉa hè một cửa hàng sắp đóng cửa, khi thì làm gã hề bệnh viện. Hắn ta cũng chỉ muốn một cuộc sống yên bình, có một công việc (mà như hắn mong ước là một nghệ sĩ hài độc lập), đồng lương ổn định có thể chu cấp cho người mẹ già, hàng đêm xem chương trình talkshow của Bill Murray, và không muốn dây dưa vào chuyện của người khác. Điều này cũng thể hiện trong phân cảnh đầu, khi bị lũ trẻ con bắt nạt, Arthur chỉ đuổi theo để lấy lại tấm bảng, vì gã ta cần công việc này. Hắn ta cũng không hề - hoặc không thể - chống trả khi bị lũ trẻ đánh đập. Sự nhẫn nhịn của Arthur cũng xuất hiện trên chuyến xe buýt, hay ở chiếc thẻ về bệnh tình của mình. Arthur đang cố làm mọi người hài lòng, không muốn dây dưa, và phần nào nhu nhược.
Niềm vui duy nhất của hắn ta là người mẹ già, mà thực chất, mình nghĩ cũng chỉ trong độ tuối năm mươi – sáu mươi – người phụ nữ già đi vì vất vả chứ không phải năm tháng. Arthur làm mọi điều mẹ muốn, ngày ngày chăm sóc cho mẹ, tắm rửa, hay là lo cho mẹ hơn cả bản thân. Arthur yêu thương mẹ vì những lời mẹ dạy từ ngày bé: hãy luôn mỉm cười luôn khắc ghi trong hắn, yêu mẹ vì đó là người cuối cùng hắn còn lại trong cuộc sống này, mẹ là người níu giữ phần lương thiện nơi hắn, và cũng chỉ đơn giản vì mẹ là mẹ: người Arthur tin tưởng nhất cuộc sống này. Người phụ nữ hàng xóm cũng đóng một vai trò như vậy, tuy nhiên, cô chỉ là một người phụ nữ tốt bụng, cố gắng thân thiện với một gã sống cũng tòa nhà, và trở thành đối tượng để hắn ta bấu víu vào trong những cơn ảo tưởng về cuộc sống hạnh phúc. Cũng vì thế, mà khi người mẹ mất đi, còn người bạn gái hóa ra chỉ là ảo tưởng, Arthur Fleck cũng không còn là Arthur của ba mươi năm vừa qua, mà trở thành, và chấp nhận kẻ điên mà hắn đã và luôn là.
Arthur vốn là một kẻ tiêu cực, vì trong thành phố của kẻ điên, thì sao hắn có thể giữ được đầu óc bình thường, và hắn ta không phủ nhận điều này. Những cuộc gặp của bác sĩ cũng làm rõ điều này, cho ta thấy được những suy nghĩ tiêu cực của Arthur, nhưng có lẽ, lại không xoa dịu những tiêu cực trong hắn. Trong hai buổi hẹn duy nhất, bác sĩ không thể hiện chút nào thấu cảm hay mong muốn tìm hiểu và xoa dịu Arthur, mà chỉ tiếp tục là một kẻ thờ ơ, một kẻ cố gắng chữa tâm thần bằng lời nói như: ‘Đừng tiêu cực nữa’, hay ‘Đừng tâm thần nữa’. Nhưng bà không phải kẻ xấu, mà với bà ta đây chỉ là một công việc bà phải làm và Arthur cũng chỉ là một kẻ bà phải nói chuyện với như bảo kẻ tiêu cực khác. Bà ta cũng là một kẻ đáng thương, một kẻ đáng thương chữa cho những kẻ đáng thương khác, và cũng phải chịu những khó khăn của xã hội. Nhưng mà, khi những buổi hẹn phải dừng lại, Arthur mất đi thuốc và những buổi trò chuyện (mà như độc thoại) để giải tỏa bản thân, thì hắn ta cũng dần thay đổi.
Arthur có một công việc tồi tàn, làm cũng những kẻ tồi tàn lấy niềm vui ở việc cười nhạo những kẻ tồi tàn hơn, tìm cách hãm hại nhau thay vì đồng cảm.
Arthur là một kẻ tồi tàn trong vô số kẻ tồi tàn như vậy, nhưng hắn ta cố gắng không trở nên hay chấp nhận sự tồi tàn của mình. Arthur mong muốn được lắng nghe, được tin tưởng và công nhận ( vì chính người mẹ cũng không tin tưởng hắn!); nhưng liệu con người có chịu lắng nghe và thấu hiểu những con người tồi tàn khác, khi chính họ cũng là những con người tồi tàn?
Và những điều này đã khiến cho Arthur những ngày sau không còn là Arthur ngày đầu, vì khi xã hội cố gắng ngăn cản mong muốn trở nên tốt đẹp để được công nhận, thì cách hành xử hợp lý sẽ là đối đãi với xã hội một cách tương tự. Và đó là cách Arthur lựa chọn: ngừng chịu đựng và ném lại xã hội những gì nó xứng đáng - hay vùng lên.
Ba phát súng khởi đầu là dành cho ba tên trên tàu điện ngầm. Arthur muốn bảo vệ cô gái, nhưng lại quá sợ hãi để chống trả, bất chấp cái nhìn cầu cứu từ cô. Kìm nén mong muốn khẳng định mình đã khiến Arthur bật lên tiếng cười, nhưng lại biến hắn thành mục tiêu của những kẻ quấy rối kia. Trước cảnh lần nữa bị đánh đập, Arthur nhớ về chiếc súng giắt trong cạp quần, và chiếc súng cuối cùng cũng được sử dụng, chứ không phải đạo cụ, lấy đi mạng sống của ba tên bắt nạt, và lấy đi những mảnh lo sợ cuối cùng của Arthur, để hắn dần chuyển mình thành Joker. Hành động này xuất phát là một hành động bắt nạt, nhưng được duy trì bởi cảm giác thỏa mãn và chút độc địa khoái trá Arthur có trong mình sau những lần bị hành hạ. Và điểm đặc biệt là, ta không cảm thấy được sự hối hận, hay sự cố gắng che giấu sự thật rằng hắn ta chính là thủ phạm đã giết chết ba người. Ngay từ trong sáng hôm sau khi cũng mẹ nghe bản tin, hay đến buổi đêm đi dạo trên phố, trong Arthur vẫn không xuất hiện chút gì né tránh, thậm trí còn mỉm cười trước một kẻ đeo mặt nạ hề, và nhìn chăm chú vào tờ báo có hắn trên tiêu đề. Giờ đây, hắn đã nhận được sự công nhận mà hắn mong muốn, hắn cũng không e ngại kể điều này với những người khác kèm theo niềm vui sướng.
Điều này cũng phần nào thể hiện được một phần bản chất xấu xa, bên cạnh những nỗ lực tốt đẹp của Arthur. Hắn ta cảm thấy thỏa mãn với những điều mình làm, phần nào đổ tội rằng chính những méo mó của xã hội đã đẩy mình đến con đường đấy, và bất kì hành động nào của xã hội cũng chỉ làm nó càng méo mó thêm. Nhưng khi một con người không có một hình mẫu tốt đẹp để học tập và bấu víu vào – những người ở thành phố này đều méo mó theo một cách nào đó – thì cùng với những điều tồi tệ xảy đến, họ chỉ càng tệ đi.
Phim càng được đẩy lên hơn với câu chuyện về Thomas Wayne và Penny Fleck được tiết lộ. Không ai biết câu chuyện đấy có thực hay không trừ hai người họ, nhưng với Arthur, luôn có niềm tin dành cho mẹ của mình, hoàn toàn tin vào câu chuyện, đến mức hắn ta sẵn sàng tìm đủ mọi cách để tiếp cận Thomas, từ việc đến nhà riêng của Thomas, hay giả trang làm nhân viên rạp phim để có vài phút gặp mặt trong nhà vệ sinh. Arthur làm điều này có lẽ vì niềm tin dành cho lời nói của người mẹ, vì phần nào đó gã tin vào hình ảnh đẹp đẽ của Thomas trước truyền thông, và vì mong muốn và niềm tin có được một người cha. Hắn tin rằng người cha đã bỏ mình, và khi tin rằng Thomas bỏ gã vì các yếu tố ngoại cảnh, gã bấu víu vào mong muốn đấy. Đó là lời giải thích cho mong muốn nhận được chiếc ôm từ Thomas, hay sự rụt rè và nỗ lực tiếp cận người cha. Ta không thể biết liệu Thomas có phải người cha thật của Arthur hay không, có thể việc giấu diếm là sự thật, có thể Penny cũng chính là người điên, có thể Arthur đang sống bấy lâu nay cùng một người mẹ nuôi. Nhưng những điều ta thấy là những hành động của Arthur dựa vào niềm tin này. Và cuộc sống luôn có những cách làm ta chệch hướng. Thomas chối bỏ sự thật, đồng thời đấm Arthur vì sự điên loạn của hắn, cùng với những hồ sơ hắn lấy được từ viện tâm thần và trí tưởng tượng của mình, Thomas không còn là niềm tin của Arthur nữa, và gã hoàn toàn chệch hướng.
Và khi nơi cuối cùng để tin vào của Arthur là những talkshow của Bill Murray và ước mơ làm diễn viên hài của hắn tan biến, thì đó là khi Arthur hoàn toàn biến chất. Bill Murray phát một đoạn clip ngắn về buổi diễn độc thoại của Arthur, cũng là một buổi diễn mà hắn tự hào, chà đạp và làm trò hài về nó. Và đó là khi Arthur nhận ra Bill Murray chẳng khác gì một tên dẫn chương trình bình thường lấy mọi thứ có thể để làm trò hài, và hắn ta dường như không còn cơ hội nào trở thành một diễn viên hài. Bao nỗ lực nghĩ những câu chuyện cười mỗi đêm, hay học tập từ những diễn viên khác còn để làm gì, khi hắn không thể trở thành con người hắn mong ước, và đến cả người mẹ cũng không tin rằng hắn sẽ thành công? Khi niềm tin và mong ước đã mất, thì liệu còn điều gì là động lực cho ta trở thành một con người tốt hơn không? Mong ước của Arthur đã mất, kéo theo những tốt đẹp cuối cùng sót lại ở hắn ta.
Và Arthur chẳng ngại ngần trước những hành động xấu xa nữa.
Hắn ta chuẩn bị thật kĩ càng, thật lớn, nhuộm xanh tóc, trang điểm kĩ càng, thậm chí diện bộ quần áo thẳng thớm đẹp đẽ khác hẳn với những bộ cánh cũ nát bẩn thỉu ngả màu hắn hay mặc. Hắt chuẩn bị thật nhiều, vì đây cũng sẽ là lần duy nhất hắn có cơ hội này, và hắn cũng chẳng còn lại gì. Arthur cũng chẳng còn tiếc gì khi bình thản giết đi người phần nào đẩy gã khỏi một cuộc sống như xưa, nhưng lại để một người bạn khác thoát thân. Trong cái ác sắp được đẩy đến tột cùng, hắn vẫn còn chút nào sót lại nhân tính. Hắn chỉ giết đi những kẻ nào làm tổn hại, hoặc làm mất đi niềm tin nơi hắn, chứ chưa phải một kẻ đắm chìm trong niềm vui của giết chóc. Và hắn vẫn còn sót lại chút biết ơn, khi nói lời cảm ơn cho người đồng nghiệp cũ, và hôn trán anh ta. Arthur Fleck vẫn còn mong muốn tốt đẹp, hắn trở nên xấu xa chỉ vì những người xung quanh không xứng đáng để hắn cố gắng tốt đẹp, và những niềm tin cuối cùng của Arthur cũng không còn. Và một Arthur với nhiều lo lắng, hay sợ sệt và nhu nhược, yêu thương mẹ, mong muốn có được tình yêu và sự hạnh phúc, có ước mơ trở thành diễn viên hài độc lập đã chết đi; và Joker được sinh ra.
Joker chuẩn bị cho vở diễn cuối cùng, cho một đỉnh cao trước khi hạ màn. Arthur chính thức chấp nhận mình là một gã hề, cuộc đời hắn là một vở hài, và chấp nhận hắn là Joker. Hắn hành động theo bất kì thứ gì hắn cho là phải, và nói ra những gì hắn nghĩ trong buổi talkshow, và tuyên bố về bản thân mình trước sóng truyền hình. Hắn ta có một màn chất vấn giữa hắn và Bill Murray, giữa cái ích kỉ và tiêu cực của hắn và một kẻ thành đạt đại diện cho xã hội đã làm hắn thất vọng. Đến đây ta mới thực sự hiểu về Joker, về những giằng xé và ngại ngùng trong hắn, về những điều xã hội đã phản bội hắn và về những gì mà hắn tin là phải. Có thể những niềm tin của hắn là sai, nhưng những thù hận và thất vọng của là tất cả những gì hắn còn, và là tất cả động lực cho Joker xuất hiện. Cả cuộc đời hắn hiện lên xuyên suốt, và phát súng dành cho Bill Murray, cũng là phát súng bắn bỏ quá khứ đấy. Hắn chẳng còn lại gì cả, chẳng còn quá khứ hay niềm tin, mà tràn ngập những thù hận và thất vọng. Hắn bảo hắn không quá quan tâm đến đoàn người biểu tình, vì chính hắn cũng không ngờ được độ lan tỏa của hành động của hắn, nhưng khi nhìn thấy cuộc bạo động diễn ra, Joker không ngăn nổi sự tự hào, và lời cảm thán ‘Isnt it pretty?’. Đối với cảnh sát và những con người giàu có no đủ, những cuộc bạo động, Joker hay những tên hề là những điều méo mó của xã hội và cần phải tiêu trừ, nhưng với Joker đó lại là di sản của hắn, là những điều hắn muốn làm, muốn trút lên xã hội này.
Joker đấu tranh cho bản thân hắn, chứ không vì ai cả. Hắn đấu tranh và trả thù cho những mất mát, những thất vọng và niềm tin vụn vỡ, cùng những sự chà đạp dành cho hắn. Những kẻ biểu tình cũng vậy, họ đấu tranh cho bản thân họ, chứ không phải Joker. Joker chỉ xuất hiện như một nhóm lửa, và khi trong những người dân càng khát khô sự hành phúc, thì ngọn lửa càng lan rộng. Bằng chứng là, khi Joker bị đẩy trên tàu điện ngầm sau khi lấy mặt nạ của một tên, thì hai gã đàn ông – người đẩy Joker và người bị đẩy vào – lao vào đánh nhau. Trong họ không có sự thương cảm hay cảm thông, mà họ chỉ vì bản thân mình, họ đấu tranh vì niềm tin của họ, và họ đấu tranh để trả thù, để trút giận, và để giành được những gì họ muốn đạt được. Họ không có niềm tin vào nhau hay những thấu hiểu, mà thứ đưa họ đến với nhau là sự căm ghét và thất vọng với xã hội, và thành phố Gotham, và Joker chính là người đã mang họ lại. Chính xã hội như thế đã biến họ thành những con người vô cảm, và bây giờ họ lại đang đấu tranh để xã hội đó trở nên tốt đẹp hơn với họ, và có thể ở trong xã hội đấy họ sẽ trở thành những người tốt. Vì niềm tin dành cho Joker mà đã có kẻ giải thoát hắn khỏi chiếc xe cảnh sát, bế hắn một cách trịnh trọng, và đặt hắn nằm ngửa trên mui chiếc xe cảnh sát vỡ nát vụn kính, trong khi mọi người vây quanh chờ mong hắn tỉnh dậy. Không có bất kì nỗ lực nào để đánh thức hắn dậy, hay bất kì nỗ lực nào để bảo vệ hắn, vì cuối cùng Joker vẫn kết thúc trong nhà nhà thương điên. Nhưng mà đó là những gì Joker cần, hắn khao khát sự để ý, dù sự để ý đó cũng tràn ngập thờ ơ và lợi dụng. Và Joker thực sự đạt đến đỉnh cao khi, trên mũi xe nát bấy, trước bao con người bạo loạn tồi tàn khác, hắn khó nhọc đứng dậy, dùng máu của mình tô đậm cho mặt cười, tái khẳng định sự xuất hiện và giá trị của Joker, cho bản thân hắn, cho sự thất vọng và mối thù lên xã hội.
Và mỉa mai thay, Joker kết thúc trong một nhà thương điên, nơi hắn thuộc về, và nơi hắn mong hắn sẽ thuộc về ngay từ phân cảnh hắn đi tìm hồ sơ về người mẹ ở nhà thương điên. Dòng tựa ‘The end’ cũng thật tài tình, giống như kết thúc của một bộ phim hài kịch vậy, cũng như tạm thời đặt một dấu chấm cho Joker, cũng như sự điên loạn của hắn.
Xuyên suốt bộ phim là tiếng cười của Joker, những tiếng cười hắn không bao giờ mong muốn bật ra, vì trong cuộc sống của Arthur làm đâu có điều hạnh phúc để tạo nên tiếng cười? Cũng tiếng cười đó đã điểm thêm cho sự điên loạn của hắn. Sự điên của Arthur đâu chỉ dừng lại ở tiếng cười bật ra không kiểm soát? Ở đầu phim, Arthur thường xuyên giấu đi tiếng cười của mình, hay liên tục xin lỗi, hay luôn mang theo tấm thẻ giải thích bệnh tình. Đó thể hiện cho mong muốn trở nên bình thường, và hòa nhập của hắn ta. Nhưng càng về sau, hắn lại để tiếng cười vang lên không kiểm soát, vì chính tiếng cười đấy đã làm nên một phần của hắn, và tiếng cười cay nghiệt cũng góp phần làm cuộc đời hắn nên ngày hôm nay. Tiếng cười có thể giải thích cho sự điên loạn của hắn, và một người bị bệnh luôn nhận được sự thương cảm, nhưng nó càng làm ta băn khoăn trước sự thương cảm vội vàng dành cho Joker, và nó cũng làm đậm thêm cho bản chất của Joker: một tên hề, một tên điên, và một tên thỏa mãn trước sự giết chóc của mình.
Bộ phim mang màu sắc u tối vốn có của phim DC, nhưng lại hòa hợp và kết nối rất hài hòa và hợp lý. Nơi ở và nơi làm việc của Arthur vô cùng thiếu sáng và mang những màu sắc ảm đạm xám xịt, trong khi rạp chiếu phim, nơi ở của nhà Wayne, trường quay talkshow lại rực rỡ và màu sắc. Trong phim ta thường xuyên thấy những cảnh có những nguồn sáng rất lớn, và Joker đang đi về nguồn sáng đấy. Ánh sáng có thể đại diện cho sự thiện lương, cho một tương lai tươi đẹp, nhưng những ánh sáng này càng tô đậm sự mỉa mai cho cuộc sống khổ đau không hồi kết của Arthur. Hắn có thể có một ngày đẹp đẽ, một ngày được công nhận và nổi tiếng, nhưng suy cho cùng, tất cả cũng sẽ lặp lại, và hắn cũng không sót lại gì ngoài những khổ đau và những ngày tệ hại đã biến hắn thành kẻ điên như vậy.
Joker là một kẻ tồi tàn, và là một kẻ đáng thương, nhưng cũng đáng sợ. Hắn đáng thương ở một tuổi thơ không hạnh phúc, đáng thương ở cuộc đời khó khăn không thể vươn lên, ở những chà đạp áp bức, và ở niềm tin bị phản bội. Nhưng ở hắn ta cũng là một nỗi kinh sợ cho mọi người về sự tha hóa con người có thể trở thành, nhưng lại được tạo dựng một cách hợp lý, khiến cho tất cả mọi hành động độc ác đều có lý do, và khiến cho hắn trở thành một kẻ điên, nhưng lại là một kẻ điên hợp lý. Qua cả bộ phim, ta có thể có nhiều cảm nhận khác nhau, nhưng suy cho cùng, bên cạnh sự kinh sợ dành cho Joker, ta vẫn sẽ cảm thông trước một cuộc đời đau khổ đầy hoài nghi và thất vọng đã đẩy Arthur đến tội lỗi; và ta cũng tự nhìn lại bản thân mình: liệu ta có đang cho mọi người sự cảm thông và chú ý đúng lúc, và liệu ta có đang biến những khổ đau của ta thành khổ đau của người khác, và thay vì quan tâm ta lại cho mọi người một ngày tệ hại?
Vì, một ngày tệ hại nhất có thể biến người bình thường nhất thành kẻ điên và mình nghĩ rằng, Joker của Joanquin Phoenix là một trong những nhân vật phản diện hợp lý nhất từng được tạo dựng.
Đấy là một số cảm nhận cá nhân nhanh của mình sau khi xem phim thôi ạ. Nếu có điều gì thiếu sót hay sai, mong mọi người bổ sung và chỉ cho mình.
Joker - U ám, nặng nề, dồn nén, bức bối, ám ảnh - Đòn phản kháng mạnh mẽ cuối cùng của lớp người bị bỏ rơi bên lề xã hội.
Phim có tiết lộ nội dung, cân nhắc trước khi đọc tiếp.
Trước khi review, tôi coi như phim này như một bộ phim độc lập, không liên quan gì tới những bộ phim hay những hình tượng về Joker trước đó.
Môtíp phim thực ra có rất nhiều kịch bản đã khai thác, tấn bi kịch của những đứa trẻ sinh ra đã bất hạnh, những lớp người bị bỏ rơi bên lề xã hội, không ai quan tâm, luôn muốn tránh xa, đè nén áp bức, đánh đập tàn tệ, sẵn sàng lợi dụng, bóc lột kiệt sức. Đến một lúc không thể chịu đựng được nữa, cơn ác mộng bắt đầu bùng phát một cách kinh hoàng. Lò xo càng nén mạnh, lực bung ra càng khủng khiếp.
Diễn viên chính trong phim, diễn xuất nhập tâm xuất thần, như bị điên loạn, ám ảnh cùng nhân vật luôn, kể cả diễn xong ra ngoài đời tôi chắc cũng không thể thoát ra được, cười khóc, khóc cười. Trong nụ cười gượng gạo chất chứa ầng ậng một lít nước mắt mà không thoát ra được, hệt như phân cảnh Lão Hạc bán con ch* vàng. Nụ cười chua chắt, đắng cay, khóc thương cho thân phận mình, mà vĩnh viễn không thể thoát ra được. Càng cố gắng giãy giụa, thòng lọng của cuộc sống càng ngày càng siết chặt lại. Cuộc sống ép bạn đến mức nghẹt thở. Phân cảnh phim trong nhà vệ sinh, joker nhảy múa điên loạn, sau khi gã hề giết người, thật ám ảnh.
Một số cảnh phim bị cắt, xem phim thì bạn cũng có thể đoán ra được, nhưng nói chung cũng không ảnh hưởng lắm đến tình tiết, mạch phim.
Phim nói lên bối cảnh xã hội rối ren lọc lừa, người ăn thịt người, tầng lớp chính trị gia xảo trá, những kẻ hay nói đạo lý thường sống như lol, những kẻ ăn nói như lol thì sống rất đạo lý. Đạo lý ở đời lẽ nào lại như vậy.
Vẫn còn một số tình tiết trong phim chưa được làm sáng tỏ hay cố tình không được làm sáng tỏ để khán giả tự suy nghĩ: ví dụ như khung cảnh hạnh phúc của Joker và cô hàng xóm là có thật hay chỉ là do gã hề xiếc tự tưởng tượng ra để ru ngủ bản thân. Cô hàng xóm liệu có bị gã hề giết hại hay chưa.
Joker có đúng là con ruột của Wayne hay không ? Hay do bà mẹ Joker bị tâm thần, nhận nuôi Joker ? Cũng có thể là Wayne ngụy tạo hồ sơ sổ sách để tống cổ mẹ của Joker vào tù.
Tại sao mẹ của Walker lại tự nhiên bị đột quỵ hay có nguyên nhân gì khác, mẹ của Joker mất là do bị gì ?
Đây là một bộ phim tâm lý kén người xem, nhịp phim chậm, cảm giác xem phim dồn nén bức bối, không khí phim nặng nề. Ai thích xem phim hành động nhanh gọn dứt khoát, thì phim này không phải là một bộ phim như vậy. Phim cũng không dành cho những người đang thất tình, thất bại, thất bát, thất nghiệp bởi vì phim này quá nặng nề và u ám, nó như một ngọn lửa, bùng cháy, kích nổ quả bom đang chực trờ sẵn trong con người bạn. Không biết hậu quả gì sẽ xảy ra. Hãy kiềm chế.
Như chúng ta biết, Joker là bộ phim lấy bối cảnh tại Thành phố Gotham, vào khoảng năm 1981. Đây sẽ là một bộ phim tâm lý kinh dị, bối cảnh có thể sẽ không tác động lớn đến toàn bộ cốt truyện, nhưng sẽ rất thú vị khi được tận mắt chiếm ngưỡng một phiên bản Gotham hạn chế công nghệ kỹ thuật hình ảnh, và nó sẽ không giống như bộ ba phim The Dark Knight của đạo diễn Christopher Nolan.
Review 1
Cũng như trailer đã lột tả 1 phần, khung cảnh trong phim từ ngoại cảnh lớn cho đến những căn phòng đều mang một sắc xám xanh ảm đạm. Tông màu này mang đến cho người xem một sự buồn bã, và với bộ phim này nó còn là một cái gì đó ám ảnh hơi đáng sợ. Ngược lại thì, những công dân thượng lưu của thành phố Gotham luôn xuất hiện dưới ánh sáng vàng, thể hiện sự sang trọng, quý phái của tầng lớp trên, đối nghịch với gam màu tối đã đề cập ở đầu bài. Một ranh giới rất rõ ràng, rất dễ thấy kể cả khi không cần một lời thoại nào. Đây là tiền đề cho những xung đột xảy ra xuyên suốt bộ phim này.
2. Âm thanh(8.5/10)
Phần này mình thấy khá ổn với cách chọn nhạc cho bộ phim. Những bài nhạc jazz hay những nốt piano đã có trong trailer đều được đưa vào phim một cách hợp lí. Tại sao lại là jazz? Bởi vì jazz là một loại nhạc không quá nhiều người thích và cũng ko quá dễ nghe. Bạn thấy mình có nét gì đó giống với một nhân vật trong phim này? Bạn có thể thích nhân vật đó, hành động đó nhưng không phải tất cả đều giống như bạn. Jazz khó nghe, nhưng một khi đã thích rồi thì không thể dứt ra được và bộ phim này cũng vậy. Nếu chỉ xem lần đầu, có thể sẽ có bạn ngủ gục ở nửa đầu phim hay có bạn sẽ chán chường thốt lên "phim chán quá" chẳng hạn. Nhưng đừng lo, đây là bộ phim không thể xem ngay lần đầu đã cảm nhận được, cũng như jazz mà thôi.
3. Nội dung(9/10)
Để nói về nội dung thì ko thể một bài review no spoil mà nói hết được nên mình chỉ tóm gọn lại thế này: bộ phim nói về sự chênh lệch giàu nghèo, về cách mà xã hội đối xử với những tầng lớp thấp kém, về một người bị dồn vào đường cùng và không còn gì để mất, về nạn bạo hành(cả gia đình và đường phố), về sự giả tạo của những "diễn viên quần chúng" hàng ngày đang "diễn" ngoài xã hội - ngoài mặt cười nói với ta nhưng thực chất lại đâm sau lưng ta. Mình sẽ có bài phân tích kĩ hơn về nội dung sau khi phim công chiếu được 1 tuần.
4. Diễn xuất(10/10)
Không có gì phải bàn cãi khi Joaquin Phoenix là 1 trong những diễn viên xuất sắc với lối diễn xuất "full-on method acting", tức hóa thân hoàn toàn vào nhân vật. Mình đã xem rất nhiều phim của Joaquin từ Walk The Line, Ladder49, Gladiator hay The Master và mỗi bộ phim, Joaquin đều đem đến cho khán giả một nhân vật thật sự "sống" và rất "chân thực". Và Joker(2019) không phải là một ngoại lệ. Như đã nói, để phân tích kĩ hơn về nội dung cũng như diễn biến tâm lí/diễn xuất mình sẽ có bài viết khác sau khi phim công chiếu được 1 tuần.
Review 2
Joker, một bộ phim về một nhân vật mang đủ nền tảng để thành một hiện tượng, để được đề cao và mang tính điện ảnh cũng như tính văn hóa sâu sắc – hơn nhiều so với kì vọng của mọi người về truyện tranh. Con người luôn ngưỡng mộ và đề cao những điều họ không hiểu, hoặc chưa hiểu, về những điều họ có thể cảm thông, và Joker chính là một kẻ như vậy. Một hình tượng, cũng như một kẻ tha hóa bởi những hình tượng này.
Joker của Arthur Fleck lại là một nhân vật khác xa so với những bộ phim Joker trước đây. Không thoắt ẩn thoắt hiện không quá khứ. Không được dựng nên bởi những lời miêu tả tạm bợ. Và nếu nói rằng những hình tượng Joker khác là những điều Joker sẽ làm trong tương lai, thì cũng không phải, vì mình tin rằng, Arthur Fleck sẽ không trở thành một Joker điên cuồng với mong ước bá trùm như kia. Vì Arthur Fleck không phải một kẻ xấu. Vì kể cả những giây phút cuối phim, Arthur vẫn đâu đó mang trong mình một con người cố giữ một cái tâm lương thiện, hoặc như mình mong vậy.
Trong những phân cảnh mở đầu, Arthur được giới thiệu trong một căn phòng thay đồ bẩn thỉu xấu xí, với những cánh cửa sổ tạm bợ chỉ nhìn ra khoảng trời tối mịt. Đúng tăm tối, và cũng đúng Gotham. Nhân vật chính được soi sáng bởi ánh đèn của chiếc bàn hóa trang, nơi anh ta đang tô vẽ những đường nét cuối cùng của một tên hề, bằng những đường nét tạm bợ. Xung quanh là những người đồng nghiệp khác, cùng đang chuẩn bị cho một ngày làm việc. Chỉ với một góc quay như thế, ta có một ấn tượng đầu hoàn chỉnh, và đầy đủ về Arthur Fleck: một gã đàn ông giả trang làm chú hề cho các đám vui, hoặc chỉ đơn giản là kẻ cầm biển cho các cửa hiệu tồi tàn, với chứng nghiện thuốc lá. Vì chính hắn ta cũng chỉ là một kẻ tồi tàn. Nhưng Arthur không phải một kẻ tồi tàn thông thường, không phải một kẻ rên rỉ, hay luôn trưng lên gương mặt khó chịu. Arthur dường như là một kẻ điên. Điên từ hành động sơn cả chiếc lưỡi của mình, cho đến các hành động sau này. Và chính vì hắn ta là một kẻ điên, dù có chối bỏ đến đâu, xã hội cũng sẽ nhìn nhận hắn chỉ như một kẻ điên.
Trong những sự kiện đầu tiên được giới thiệu trong phim, nếu ta ví mỗi cảnh là một ngày: từ ngày một hắn ta bị đánh đập cho đến ngày hai hắn gặp cô gái cho đến ngày ba hắn theo dõi cô cho đến ngày bốn hắn ta bị lộ chiếc súng, mất việc và bắn chết ba người trên tàu điện, ngày năm hắn ta có vở diễn độc thoại và cuộc hẹn hò ảo tưởng với cô gái hàng xóm, và cũng là ngày hắn phát hiện ra sự thật về người mẹ của mình, ngày sáu hắn nỗ lực tìm đến Thomas Wayne nhưng lại gặp Bruce Wayne, ngày bảy hắn ta lần nữa tìm đên và phát hiện ra sự thật về bản thân, cũng là ngày ta phát hiện ra bản chất của căn bệnh thần kinh hắn ta mang, ngày tám hắn ta tìm được tài liệu về quá khứ của bà cũng là ngày bà vào viện, ngày chín hắn ta thấy mình trên sóng truyền hình, ngày mười hắn ta nhận được lời mời từ Bill Murray, ngày mười một là show diễn của Bill – show diễn của Joker, đồng thời là ngày hắn ta giết chết Gadreell (?), cũng là ngày hắn ta có vở diễn hằng ao ước của đời mình, ngày mười một, ta thấy Joker trong trại thương điên, và tự hắn cũng đóng màn vở diễn này. Vậy, chỉ trong mười một ngày – mười một sự kiện, ta chứng kiến toàn bộ của Joker, từ một con người cố trở nên tốt đẹp đang trượt dần và chấp nhận sự tha hóa của bản thân, cho đến một kẻ xấu thật sự. Và thật tài hoa, khi có thể khắc họa một kẻ tồi tàn, một kẻ tha hóa chỉ bằng mười một phân cảnh vô cùng liên kết như vậy.
Vậy thì, điều gì đã khiến Arthur thành một kẻ điên, và điều gì đã khiến sự điên của Arthur là hợp lý?
Bắt đầu với Arthur Fleck, một gã đàn ông, mà theo như miêu tả chỉ mới ba mươi tuổi, nhưng khuôn mặt của gã lại nhiều hơn thế. Trông Arthur Fleck như một gã trung niên già nua đáng quên, với những biểu cảm kì dị và khuôn mặt khó gần. Arthur là một gã hề bán thời gian với không nơi làm việc ổn định: khi thì ở vỉa hè một cửa hàng sắp đóng cửa, khi thì làm gã hề bệnh viện. Hắn ta cũng chỉ muốn một cuộc sống yên bình, có một công việc (mà như hắn mong ước là một nghệ sĩ hài độc lập), đồng lương ổn định có thể chu cấp cho người mẹ già, hàng đêm xem chương trình talkshow của Bill Murray, và không muốn dây dưa vào chuyện của người khác. Điều này cũng thể hiện trong phân cảnh đầu, khi bị lũ trẻ con bắt nạt, Arthur chỉ đuổi theo để lấy lại tấm bảng, vì gã ta cần công việc này. Hắn ta cũng không hề - hoặc không thể - chống trả khi bị lũ trẻ đánh đập. Sự nhẫn nhịn của Arthur cũng xuất hiện trên chuyến xe buýt, hay ở chiếc thẻ về bệnh tình của mình. Arthur đang cố làm mọi người hài lòng, không muốn dây dưa, và phần nào nhu nhược.
Niềm vui duy nhất của hắn ta là người mẹ già, mà thực chất, mình nghĩ cũng chỉ trong độ tuối năm mươi – sáu mươi – người phụ nữ già đi vì vất vả chứ không phải năm tháng. Arthur làm mọi điều mẹ muốn, ngày ngày chăm sóc cho mẹ, tắm rửa, hay là lo cho mẹ hơn cả bản thân. Arthur yêu thương mẹ vì những lời mẹ dạy từ ngày bé: hãy luôn mỉm cười luôn khắc ghi trong hắn, yêu mẹ vì đó là người cuối cùng hắn còn lại trong cuộc sống này, mẹ là người níu giữ phần lương thiện nơi hắn, và cũng chỉ đơn giản vì mẹ là mẹ: người Arthur tin tưởng nhất cuộc sống này. Người phụ nữ hàng xóm cũng đóng một vai trò như vậy, tuy nhiên, cô chỉ là một người phụ nữ tốt bụng, cố gắng thân thiện với một gã sống cũng tòa nhà, và trở thành đối tượng để hắn ta bấu víu vào trong những cơn ảo tưởng về cuộc sống hạnh phúc. Cũng vì thế, mà khi người mẹ mất đi, còn người bạn gái hóa ra chỉ là ảo tưởng, Arthur Fleck cũng không còn là Arthur của ba mươi năm vừa qua, mà trở thành, và chấp nhận kẻ điên mà hắn đã và luôn là.
Arthur vốn là một kẻ tiêu cực, vì trong thành phố của kẻ điên, thì sao hắn có thể giữ được đầu óc bình thường, và hắn ta không phủ nhận điều này. Những cuộc gặp của bác sĩ cũng làm rõ điều này, cho ta thấy được những suy nghĩ tiêu cực của Arthur, nhưng có lẽ, lại không xoa dịu những tiêu cực trong hắn. Trong hai buổi hẹn duy nhất, bác sĩ không thể hiện chút nào thấu cảm hay mong muốn tìm hiểu và xoa dịu Arthur, mà chỉ tiếp tục là một kẻ thờ ơ, một kẻ cố gắng chữa tâm thần bằng lời nói như: ‘Đừng tiêu cực nữa’, hay ‘Đừng tâm thần nữa’. Nhưng bà không phải kẻ xấu, mà với bà ta đây chỉ là một công việc bà phải làm và Arthur cũng chỉ là một kẻ bà phải nói chuyện với như bảo kẻ tiêu cực khác. Bà ta cũng là một kẻ đáng thương, một kẻ đáng thương chữa cho những kẻ đáng thương khác, và cũng phải chịu những khó khăn của xã hội. Nhưng mà, khi những buổi hẹn phải dừng lại, Arthur mất đi thuốc và những buổi trò chuyện (mà như độc thoại) để giải tỏa bản thân, thì hắn ta cũng dần thay đổi.
Arthur có một công việc tồi tàn, làm cũng những kẻ tồi tàn lấy niềm vui ở việc cười nhạo những kẻ tồi tàn hơn, tìm cách hãm hại nhau thay vì đồng cảm.
Arthur là một kẻ tồi tàn trong vô số kẻ tồi tàn như vậy, nhưng hắn ta cố gắng không trở nên hay chấp nhận sự tồi tàn của mình. Arthur mong muốn được lắng nghe, được tin tưởng và công nhận ( vì chính người mẹ cũng không tin tưởng hắn!); nhưng liệu con người có chịu lắng nghe và thấu hiểu những con người tồi tàn khác, khi chính họ cũng là những con người tồi tàn?
Và những điều này đã khiến cho Arthur những ngày sau không còn là Arthur ngày đầu, vì khi xã hội cố gắng ngăn cản mong muốn trở nên tốt đẹp để được công nhận, thì cách hành xử hợp lý sẽ là đối đãi với xã hội một cách tương tự. Và đó là cách Arthur lựa chọn: ngừng chịu đựng và ném lại xã hội những gì nó xứng đáng - hay vùng lên.
Ba phát súng khởi đầu là dành cho ba tên trên tàu điện ngầm. Arthur muốn bảo vệ cô gái, nhưng lại quá sợ hãi để chống trả, bất chấp cái nhìn cầu cứu từ cô. Kìm nén mong muốn khẳng định mình đã khiến Arthur bật lên tiếng cười, nhưng lại biến hắn thành mục tiêu của những kẻ quấy rối kia. Trước cảnh lần nữa bị đánh đập, Arthur nhớ về chiếc súng giắt trong cạp quần, và chiếc súng cuối cùng cũng được sử dụng, chứ không phải đạo cụ, lấy đi mạng sống của ba tên bắt nạt, và lấy đi những mảnh lo sợ cuối cùng của Arthur, để hắn dần chuyển mình thành Joker. Hành động này xuất phát là một hành động bắt nạt, nhưng được duy trì bởi cảm giác thỏa mãn và chút độc địa khoái trá Arthur có trong mình sau những lần bị hành hạ. Và điểm đặc biệt là, ta không cảm thấy được sự hối hận, hay sự cố gắng che giấu sự thật rằng hắn ta chính là thủ phạm đã giết chết ba người. Ngay từ trong sáng hôm sau khi cũng mẹ nghe bản tin, hay đến buổi đêm đi dạo trên phố, trong Arthur vẫn không xuất hiện chút gì né tránh, thậm trí còn mỉm cười trước một kẻ đeo mặt nạ hề, và nhìn chăm chú vào tờ báo có hắn trên tiêu đề. Giờ đây, hắn đã nhận được sự công nhận mà hắn mong muốn, hắn cũng không e ngại kể điều này với những người khác kèm theo niềm vui sướng.
Điều này cũng phần nào thể hiện được một phần bản chất xấu xa, bên cạnh những nỗ lực tốt đẹp của Arthur. Hắn ta cảm thấy thỏa mãn với những điều mình làm, phần nào đổ tội rằng chính những méo mó của xã hội đã đẩy mình đến con đường đấy, và bất kì hành động nào của xã hội cũng chỉ làm nó càng méo mó thêm. Nhưng khi một con người không có một hình mẫu tốt đẹp để học tập và bấu víu vào – những người ở thành phố này đều méo mó theo một cách nào đó – thì cùng với những điều tồi tệ xảy đến, họ chỉ càng tệ đi.
Phim càng được đẩy lên hơn với câu chuyện về Thomas Wayne và Penny Fleck được tiết lộ. Không ai biết câu chuyện đấy có thực hay không trừ hai người họ, nhưng với Arthur, luôn có niềm tin dành cho mẹ của mình, hoàn toàn tin vào câu chuyện, đến mức hắn ta sẵn sàng tìm đủ mọi cách để tiếp cận Thomas, từ việc đến nhà riêng của Thomas, hay giả trang làm nhân viên rạp phim để có vài phút gặp mặt trong nhà vệ sinh. Arthur làm điều này có lẽ vì niềm tin dành cho lời nói của người mẹ, vì phần nào đó gã tin vào hình ảnh đẹp đẽ của Thomas trước truyền thông, và vì mong muốn và niềm tin có được một người cha. Hắn tin rằng người cha đã bỏ mình, và khi tin rằng Thomas bỏ gã vì các yếu tố ngoại cảnh, gã bấu víu vào mong muốn đấy. Đó là lời giải thích cho mong muốn nhận được chiếc ôm từ Thomas, hay sự rụt rè và nỗ lực tiếp cận người cha. Ta không thể biết liệu Thomas có phải người cha thật của Arthur hay không, có thể việc giấu diếm là sự thật, có thể Penny cũng chính là người điên, có thể Arthur đang sống bấy lâu nay cùng một người mẹ nuôi. Nhưng những điều ta thấy là những hành động của Arthur dựa vào niềm tin này. Và cuộc sống luôn có những cách làm ta chệch hướng. Thomas chối bỏ sự thật, đồng thời đấm Arthur vì sự điên loạn của hắn, cùng với những hồ sơ hắn lấy được từ viện tâm thần và trí tưởng tượng của mình, Thomas không còn là niềm tin của Arthur nữa, và gã hoàn toàn chệch hướng.
Và khi nơi cuối cùng để tin vào của Arthur là những talkshow của Bill Murray và ước mơ làm diễn viên hài của hắn tan biến, thì đó là khi Arthur hoàn toàn biến chất. Bill Murray phát một đoạn clip ngắn về buổi diễn độc thoại của Arthur, cũng là một buổi diễn mà hắn tự hào, chà đạp và làm trò hài về nó. Và đó là khi Arthur nhận ra Bill Murray chẳng khác gì một tên dẫn chương trình bình thường lấy mọi thứ có thể để làm trò hài, và hắn ta dường như không còn cơ hội nào trở thành một diễn viên hài. Bao nỗ lực nghĩ những câu chuyện cười mỗi đêm, hay học tập từ những diễn viên khác còn để làm gì, khi hắn không thể trở thành con người hắn mong ước, và đến cả người mẹ cũng không tin rằng hắn sẽ thành công? Khi niềm tin và mong ước đã mất, thì liệu còn điều gì là động lực cho ta trở thành một con người tốt hơn không? Mong ước của Arthur đã mất, kéo theo những tốt đẹp cuối cùng sót lại ở hắn ta.
Và Arthur chẳng ngại ngần trước những hành động xấu xa nữa.
Hắn ta chuẩn bị thật kĩ càng, thật lớn, nhuộm xanh tóc, trang điểm kĩ càng, thậm chí diện bộ quần áo thẳng thớm đẹp đẽ khác hẳn với những bộ cánh cũ nát bẩn thỉu ngả màu hắn hay mặc. Hắt chuẩn bị thật nhiều, vì đây cũng sẽ là lần duy nhất hắn có cơ hội này, và hắn cũng chẳng còn lại gì. Arthur cũng chẳng còn tiếc gì khi bình thản giết đi người phần nào đẩy gã khỏi một cuộc sống như xưa, nhưng lại để một người bạn khác thoát thân. Trong cái ác sắp được đẩy đến tột cùng, hắn vẫn còn chút nào sót lại nhân tính. Hắn chỉ giết đi những kẻ nào làm tổn hại, hoặc làm mất đi niềm tin nơi hắn, chứ chưa phải một kẻ đắm chìm trong niềm vui của giết chóc. Và hắn vẫn còn sót lại chút biết ơn, khi nói lời cảm ơn cho người đồng nghiệp cũ, và hôn trán anh ta. Arthur Fleck vẫn còn mong muốn tốt đẹp, hắn trở nên xấu xa chỉ vì những người xung quanh không xứng đáng để hắn cố gắng tốt đẹp, và những niềm tin cuối cùng của Arthur cũng không còn. Và một Arthur với nhiều lo lắng, hay sợ sệt và nhu nhược, yêu thương mẹ, mong muốn có được tình yêu và sự hạnh phúc, có ước mơ trở thành diễn viên hài độc lập đã chết đi; và Joker được sinh ra.
Joker chuẩn bị cho vở diễn cuối cùng, cho một đỉnh cao trước khi hạ màn. Arthur chính thức chấp nhận mình là một gã hề, cuộc đời hắn là một vở hài, và chấp nhận hắn là Joker. Hắn hành động theo bất kì thứ gì hắn cho là phải, và nói ra những gì hắn nghĩ trong buổi talkshow, và tuyên bố về bản thân mình trước sóng truyền hình. Hắn ta có một màn chất vấn giữa hắn và Bill Murray, giữa cái ích kỉ và tiêu cực của hắn và một kẻ thành đạt đại diện cho xã hội đã làm hắn thất vọng. Đến đây ta mới thực sự hiểu về Joker, về những giằng xé và ngại ngùng trong hắn, về những điều xã hội đã phản bội hắn và về những gì mà hắn tin là phải. Có thể những niềm tin của hắn là sai, nhưng những thù hận và thất vọng của là tất cả những gì hắn còn, và là tất cả động lực cho Joker xuất hiện. Cả cuộc đời hắn hiện lên xuyên suốt, và phát súng dành cho Bill Murray, cũng là phát súng bắn bỏ quá khứ đấy. Hắn chẳng còn lại gì cả, chẳng còn quá khứ hay niềm tin, mà tràn ngập những thù hận và thất vọng. Hắn bảo hắn không quá quan tâm đến đoàn người biểu tình, vì chính hắn cũng không ngờ được độ lan tỏa của hành động của hắn, nhưng khi nhìn thấy cuộc bạo động diễn ra, Joker không ngăn nổi sự tự hào, và lời cảm thán ‘Isnt it pretty?’. Đối với cảnh sát và những con người giàu có no đủ, những cuộc bạo động, Joker hay những tên hề là những điều méo mó của xã hội và cần phải tiêu trừ, nhưng với Joker đó lại là di sản của hắn, là những điều hắn muốn làm, muốn trút lên xã hội này.
Joker đấu tranh cho bản thân hắn, chứ không vì ai cả. Hắn đấu tranh và trả thù cho những mất mát, những thất vọng và niềm tin vụn vỡ, cùng những sự chà đạp dành cho hắn. Những kẻ biểu tình cũng vậy, họ đấu tranh cho bản thân họ, chứ không phải Joker. Joker chỉ xuất hiện như một nhóm lửa, và khi trong những người dân càng khát khô sự hành phúc, thì ngọn lửa càng lan rộng. Bằng chứng là, khi Joker bị đẩy trên tàu điện ngầm sau khi lấy mặt nạ của một tên, thì hai gã đàn ông – người đẩy Joker và người bị đẩy vào – lao vào đánh nhau. Trong họ không có sự thương cảm hay cảm thông, mà họ chỉ vì bản thân mình, họ đấu tranh vì niềm tin của họ, và họ đấu tranh để trả thù, để trút giận, và để giành được những gì họ muốn đạt được. Họ không có niềm tin vào nhau hay những thấu hiểu, mà thứ đưa họ đến với nhau là sự căm ghét và thất vọng với xã hội, và thành phố Gotham, và Joker chính là người đã mang họ lại. Chính xã hội như thế đã biến họ thành những con người vô cảm, và bây giờ họ lại đang đấu tranh để xã hội đó trở nên tốt đẹp hơn với họ, và có thể ở trong xã hội đấy họ sẽ trở thành những người tốt. Vì niềm tin dành cho Joker mà đã có kẻ giải thoát hắn khỏi chiếc xe cảnh sát, bế hắn một cách trịnh trọng, và đặt hắn nằm ngửa trên mui chiếc xe cảnh sát vỡ nát vụn kính, trong khi mọi người vây quanh chờ mong hắn tỉnh dậy. Không có bất kì nỗ lực nào để đánh thức hắn dậy, hay bất kì nỗ lực nào để bảo vệ hắn, vì cuối cùng Joker vẫn kết thúc trong nhà nhà thương điên. Nhưng mà đó là những gì Joker cần, hắn khao khát sự để ý, dù sự để ý đó cũng tràn ngập thờ ơ và lợi dụng. Và Joker thực sự đạt đến đỉnh cao khi, trên mũi xe nát bấy, trước bao con người bạo loạn tồi tàn khác, hắn khó nhọc đứng dậy, dùng máu của mình tô đậm cho mặt cười, tái khẳng định sự xuất hiện và giá trị của Joker, cho bản thân hắn, cho sự thất vọng và mối thù lên xã hội.
Và mỉa mai thay, Joker kết thúc trong một nhà thương điên, nơi hắn thuộc về, và nơi hắn mong hắn sẽ thuộc về ngay từ phân cảnh hắn đi tìm hồ sơ về người mẹ ở nhà thương điên. Dòng tựa ‘The end’ cũng thật tài tình, giống như kết thúc của một bộ phim hài kịch vậy, cũng như tạm thời đặt một dấu chấm cho Joker, cũng như sự điên loạn của hắn.
Xuyên suốt bộ phim là tiếng cười của Joker, những tiếng cười hắn không bao giờ mong muốn bật ra, vì trong cuộc sống của Arthur làm đâu có điều hạnh phúc để tạo nên tiếng cười? Cũng tiếng cười đó đã điểm thêm cho sự điên loạn của hắn. Sự điên của Arthur đâu chỉ dừng lại ở tiếng cười bật ra không kiểm soát? Ở đầu phim, Arthur thường xuyên giấu đi tiếng cười của mình, hay liên tục xin lỗi, hay luôn mang theo tấm thẻ giải thích bệnh tình. Đó thể hiện cho mong muốn trở nên bình thường, và hòa nhập của hắn ta. Nhưng càng về sau, hắn lại để tiếng cười vang lên không kiểm soát, vì chính tiếng cười đấy đã làm nên một phần của hắn, và tiếng cười cay nghiệt cũng góp phần làm cuộc đời hắn nên ngày hôm nay. Tiếng cười có thể giải thích cho sự điên loạn của hắn, và một người bị bệnh luôn nhận được sự thương cảm, nhưng nó càng làm ta băn khoăn trước sự thương cảm vội vàng dành cho Joker, và nó cũng làm đậm thêm cho bản chất của Joker: một tên hề, một tên điên, và một tên thỏa mãn trước sự giết chóc của mình.
Bộ phim mang màu sắc u tối vốn có của phim DC, nhưng lại hòa hợp và kết nối rất hài hòa và hợp lý. Nơi ở và nơi làm việc của Arthur vô cùng thiếu sáng và mang những màu sắc ảm đạm xám xịt, trong khi rạp chiếu phim, nơi ở của nhà Wayne, trường quay talkshow lại rực rỡ và màu sắc. Trong phim ta thường xuyên thấy những cảnh có những nguồn sáng rất lớn, và Joker đang đi về nguồn sáng đấy. Ánh sáng có thể đại diện cho sự thiện lương, cho một tương lai tươi đẹp, nhưng những ánh sáng này càng tô đậm sự mỉa mai cho cuộc sống khổ đau không hồi kết của Arthur. Hắn có thể có một ngày đẹp đẽ, một ngày được công nhận và nổi tiếng, nhưng suy cho cùng, tất cả cũng sẽ lặp lại, và hắn cũng không sót lại gì ngoài những khổ đau và những ngày tệ hại đã biến hắn thành kẻ điên như vậy.
Joker là một kẻ tồi tàn, và là một kẻ đáng thương, nhưng cũng đáng sợ. Hắn đáng thương ở một tuổi thơ không hạnh phúc, đáng thương ở cuộc đời khó khăn không thể vươn lên, ở những chà đạp áp bức, và ở niềm tin bị phản bội. Nhưng ở hắn ta cũng là một nỗi kinh sợ cho mọi người về sự tha hóa con người có thể trở thành, nhưng lại được tạo dựng một cách hợp lý, khiến cho tất cả mọi hành động độc ác đều có lý do, và khiến cho hắn trở thành một kẻ điên, nhưng lại là một kẻ điên hợp lý. Qua cả bộ phim, ta có thể có nhiều cảm nhận khác nhau, nhưng suy cho cùng, bên cạnh sự kinh sợ dành cho Joker, ta vẫn sẽ cảm thông trước một cuộc đời đau khổ đầy hoài nghi và thất vọng đã đẩy Arthur đến tội lỗi; và ta cũng tự nhìn lại bản thân mình: liệu ta có đang cho mọi người sự cảm thông và chú ý đúng lúc, và liệu ta có đang biến những khổ đau của ta thành khổ đau của người khác, và thay vì quan tâm ta lại cho mọi người một ngày tệ hại?
Vì, một ngày tệ hại nhất có thể biến người bình thường nhất thành kẻ điên và mình nghĩ rằng, Joker của Joanquin Phoenix là một trong những nhân vật phản diện hợp lý nhất từng được tạo dựng.
Đấy là một số cảm nhận cá nhân nhanh của mình sau khi xem phim thôi ạ. Nếu có điều gì thiếu sót hay sai, mong mọi người bổ sung và chỉ cho mình.
Review 3
Phim có tiết lộ nội dung, cân nhắc trước khi đọc tiếp.
Trước khi review, tôi coi như phim này như một bộ phim độc lập, không liên quan gì tới những bộ phim hay những hình tượng về Joker trước đó.
Môtíp phim thực ra có rất nhiều kịch bản đã khai thác, tấn bi kịch của những đứa trẻ sinh ra đã bất hạnh, những lớp người bị bỏ rơi bên lề xã hội, không ai quan tâm, luôn muốn tránh xa, đè nén áp bức, đánh đập tàn tệ, sẵn sàng lợi dụng, bóc lột kiệt sức. Đến một lúc không thể chịu đựng được nữa, cơn ác mộng bắt đầu bùng phát một cách kinh hoàng. Lò xo càng nén mạnh, lực bung ra càng khủng khiếp.
Diễn viên chính trong phim, diễn xuất nhập tâm xuất thần, như bị điên loạn, ám ảnh cùng nhân vật luôn, kể cả diễn xong ra ngoài đời tôi chắc cũng không thể thoát ra được, cười khóc, khóc cười. Trong nụ cười gượng gạo chất chứa ầng ậng một lít nước mắt mà không thoát ra được, hệt như phân cảnh Lão Hạc bán con ch* vàng. Nụ cười chua chắt, đắng cay, khóc thương cho thân phận mình, mà vĩnh viễn không thể thoát ra được. Càng cố gắng giãy giụa, thòng lọng của cuộc sống càng ngày càng siết chặt lại. Cuộc sống ép bạn đến mức nghẹt thở. Phân cảnh phim trong nhà vệ sinh, joker nhảy múa điên loạn, sau khi gã hề giết người, thật ám ảnh.
Một số cảnh phim bị cắt, xem phim thì bạn cũng có thể đoán ra được, nhưng nói chung cũng không ảnh hưởng lắm đến tình tiết, mạch phim.
Phim nói lên bối cảnh xã hội rối ren lọc lừa, người ăn thịt người, tầng lớp chính trị gia xảo trá, những kẻ hay nói đạo lý thường sống như lol, những kẻ ăn nói như lol thì sống rất đạo lý. Đạo lý ở đời lẽ nào lại như vậy.
Vẫn còn một số tình tiết trong phim chưa được làm sáng tỏ hay cố tình không được làm sáng tỏ để khán giả tự suy nghĩ: ví dụ như khung cảnh hạnh phúc của Joker và cô hàng xóm là có thật hay chỉ là do gã hề xiếc tự tưởng tượng ra để ru ngủ bản thân. Cô hàng xóm liệu có bị gã hề giết hại hay chưa.
Joker có đúng là con ruột của Wayne hay không ? Hay do bà mẹ Joker bị tâm thần, nhận nuôi Joker ? Cũng có thể là Wayne ngụy tạo hồ sơ sổ sách để tống cổ mẹ của Joker vào tù.
Tại sao mẹ của Walker lại tự nhiên bị đột quỵ hay có nguyên nhân gì khác, mẹ của Joker mất là do bị gì ?
Đây là một bộ phim tâm lý kén người xem, nhịp phim chậm, cảm giác xem phim dồn nén bức bối, không khí phim nặng nề. Ai thích xem phim hành động nhanh gọn dứt khoát, thì phim này không phải là một bộ phim như vậy. Phim cũng không dành cho những người đang thất tình, thất bại, thất bát, thất nghiệp bởi vì phim này quá nặng nề và u ám, nó như một ngọn lửa, bùng cháy, kích nổ quả bom đang chực trờ sẵn trong con người bạn. Không biết hậu quả gì sẽ xảy ra. Hãy kiềm chế.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: