Dưới đây là tổng hợp các review, đánh giá và nhận xét của những bạn đã đi xem phim Vợ Ba - The Third Wife của đạo diễn Ash Mayfair và phần review sẽ tuân thủ theo quy tắc là trung thực nhất và không Spoil phim để tránh việc khi bạn đi xem sẽ không còn hấp dẫn nữa.Nếu bạn đang có ý định đi xem phim này thì không thể bỏ qua các review bên dưới đây rồi nhé.
Ấn tượng đầu tiên khi xem “Vợ Ba” chính là…đẹp! Từng thước phim trôi qua là mỗi một khung ảnh chỉn chu về màu sắc, bố cục và ý tứ gửi gắm vào đó! Cái đẹp làm mình nhớ tới “Mùi Đu Đủ Xanh” của Trần Anh Hùng ngày xưa, và có nhiều thứ thoảng mùi…đu đủ xanh trong này: điển hình là nàng Mùi – Trần Nữ Yên Khê cũng góp mặt, và cố vấn hình ảnh là đạo diễn…Trần Anh Hùng! Nhưng không sao, 25 năm rồi khán giả Việt mới có thêm một lần tự hào nữa về điện ảnh nước nhà từ những cái tên vàng này!
Mình sẽ nói nhiều về câu chuyện trong phim, vì vẻ đẹp của phim, hai hôm nay người người đều nói, và nó…đẹp hiển nhiên luôn rồi!
Khán giả xem trailer dễ hiểu nhầm “Vợ Ba” thành câu chuyện “cung đấu” điển hình giữa những người đàn bà chịu kiếp chồng chung. Nhưng “Vợ Ba’’ làm mình khá bất ngờ, khi chỉ là một vòng tròn khép kín về cuộc đời của người phụ nữ Việt thời đó, từng giai đoạn một được kể hết sức khéo léo, giản lược bớt vai trò của những người đàn ông, để mỗi một lần kể về người đàn bà, về một cô thiếu nữ, thậm chí là một đứa bé gái, cũng là một lần vòng tròn đó hiện lên lần nữa, dắt khán giả đi đúng ý đồ của mạch truyện.
“Vợ Ba” không làm cho người ta phải xót xa, phải quá thương cảm cho những người phụ nữ trong phim. Thậm chí cầm vé phim mình đã rất sợ phải xem một phim nữa…kể lể về phụ nữ Việt, về chuyện họ thống khổ, họ nhỏ bé như thế nào trong thời phong kiến. Nhưng may mà câu chuyện của “Vợ Ba” càng vào sâu lại càng đi xa khỏi hướng đi ngao ngán đó, cao trào một cách rất…nhẹ nhàng, và hình ảnh người phụ nữ tuyệt nhiên chỉ khổ, chứ không đáng thương hại trong phim.
“Vợ Ba” làm mình có cảm giác nếu khán giả rời mắt khỏi màn hình hai ba khung ảnh, thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ đẹp đẽ và ẩn dụ được ý nhị cài cắm vào từng thước phim. Ngay cảnh đầu vào, Mây ngồi đó, giữa đám cưới của mình, bà Đào bưng khay gỗ ra, trong đó có trái lựu và bát hạt lựu đã bóc sẵn. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, trái lựu tượng trưng cho việc sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống. Mây về nhà chồng, với một bổn phận đã định sẵn: là người tiếp tục bổn phận sinh con đẻ cái cho nhà chồng. Giữa quan cảnh tưng bừng của đám cưới, Mây ngồi nhìn chiếc khay vuông vức đựng bát lựu, mặt không một chút khởi sắc, đó là cuộc đời của Mây đã định sẵn: khuôn phép, gọn gàng, sắp đặt, và cô ấy chỉ có một lựa chọn “đặt đâu ngồi đó” của mẹ cha để nghe theo. Từ đoạn này, mình biết rằng phim này không hề “dễ nhai” nếu mất tập trung.
Mình thích hình ảnh con tằm trong mâm kén, thi thoảng lại hiện lên giữa mạch truyện để giữ sự xuyên suốt chặt chẽ tới mức đáng thán phục. Lần xuất hiện đầu tiên, là cảnh đêm động phòng của Mây, rồi đến cảnh con tằm non nằm trên mớ lá dâu ngổn ngang, cảnh này ngồi xem một hồi, hai chữ “bể dâu” đột ngột hiện lên trong đầu mình, mình đã ôm trán thản thốt “mẹ ơi, sao có thể ý tự tới như vậy”! Rồi khi ra khỏi rạp, hình ảnh mình bái phục nhất của đạo diễn và biên kịch phim này, chính là việc họ đã đem…vòng đời của con tằm vào phim, từng chút một, đều là sự “nhắc nhở” khán giả rằng đây mới thực sự là vòng lặp trần trụi mà họ đang cố gắng kể - một vòng lặp của sự cặm cụi, an bài và…khắc nghiệt trong lặng lẽ.
Như mình đã nói, phụ nữ trong phim này không bị làm cho…tội nghiệp, thậm chí mình còn thấy được một chút tôn vinh rất ý nhị ở cuối phim, một sự chuyển đổi tư tưởng thế hệ để thôi cái vòng luần quẩn của phụ nữ Việt thời đó. Ai nói cái kết lưng lửng hay chưa làm rõ câu chuyện hay gây hụt hẫng, thì mình nghĩ họ nên đi xem lần nữa và đọc qua lưu ý này: “Vợ Ba” giải quyết tới hai nút thắt trong phim: kể trọn vẹn cái “vòng đời kén tằm” của phụ nữ Việt thời phong kiến và…(yes) gửi đi thông điệp rằng phụ nữ hoàn toàn được quyền lựa chọn việc…xử đẹp cái vòng đấy trong một nốt nhạc! Lần đầu coi phim Việt, không kể lể, không trình bày, mà lại còn…nữ quyền rất ý tứ và “rắc co” với bối cảnh thời bấy giờ! Bái phục!
Cái bái phục tiếp theo của mình, là việc rất nhiều đối lập đầy ẩn ý trong phim: hình ảnh Mây ngồi con thuyền, ngược dòng về nhà chồng – hình ảnh con thuyền xuôi mái chở chiếc quan tài về lại nhà bố mẹ đẻ của cô gái chỉ mới 13 tuổi, cảnh hai người đàn bà điểm trang sửa soạn cho linh cữu cô bé trong tiếng khóc của một đứa bé gái khác vừa chào đời…Tất cả đều làm rõ cái vòng luẩn quẩn mà những người phụ nữ trong phim đều phải bị cuốn theo, dù sớm hay muộn!
Kết phim là một lần nữa đạo diễn “nắm tay” khán giả đi lại con đường nãy giờ họ đã thơ thẩn đi theo câu chuyện. Bằng một phút phim điểm qua tất cả những người phụ nữ đã xuất hiện, ngoài những tuyến nhân vật chính, có cả cô hầu gái trong nhà trót dại mang thai và bị gửi vào chùa, có cả bà Lao cả đời lầm lũi cần mẫn, có em bé gái con của Mây giương đôi mắt to tròn, bên bông hoa lá ngón mà mẹ nó xót xa cầm…Một lần nữa, đạo diễn cũng không “buông tha” cho đầu óc mình ở những thước phim cuối cùng: hình ảnh bông hoa lẻ loi trôi theo dòng nước, kén tằm trong chảo nước sôi, ba cây đuốc trên con thuyền chở quan tài lập lòe, tất cả gom hết số phận của người phụ nữ vào làm một và (may quá!)…cách giải thoát thuộc về quyết định của chính người phụ nữ đó, chứ không phải là một sự định đoạt hay một phép màu điện ảnh bất ngờ nào của kịch bản!
Một chút xuýt xoa của mình cho những cái đẹp trong phim: Trần Nữ Yên Khê – again - người phụ nữ mang vẻ đẹp thuần Giao Chỉ, rất Việt Nam: gò má cao, gương mặt sắc sảo, mỗi lần nhìn, là một lầm cảm thán của mình trong rạp!
Maya: vẻ đẹp lúng liến, đúng chất đàn bà đất kinh kì, một lựa chọn xuất sắc, không thể thay thế!
Trà My: vô cùng xuất sắc, 13 tuổi và làm nên một nàng Mây chỉn chu, trọn vẹn, ý nhị! Bỏ qua hết lùm xùm tranh cãi, thì đây là tài năng mà điện ảnh Việt Nam “có không giữ, mất đừng tìm”. Nhan sắc “tiểu Phạm Hương” và diễn xuất “tiểu Ninh Dương Lan Ngọc” này sẽ rất gì và này nọ. Trong cảnh đầu tiên của “Vợ Ba” mà Mây xuất hiện, mình nhớ ngay đến ánh mắt thơ ngây của Lư Mẫn San trong “Mùi Đu Đủ” xanh và của Châu Tấn trong “Cao Lương Đỏ”. Rất ít lần diễn viên nhí trong phim Việt làm mình có cảm xúc như vậy, lần gần đây nhất, là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Mà nhiều chuyện chút xíu, phim này kinh phí đội lên, chắc tại gom hết dàn nhí và của điện ảnh Việt: Lâm Thanh Mỹ, Mai Cát Vi và (dĩ nhiên) Nguyễn Phương Trà My!
Tóm lại, “Vợ Ba” không phải phim 50/50 để xem về, cảm xúc có, thư giãn có, thỏa mãn có mà giá trị nghệ thuật cũng có. Mà phim này 100% tập trung giá trị nghệ thuật và câu chuyện, không chiều chuộng bất kì gu thưởng thức của ai hay tư tưởng duy mỹ cá nhân của ai. Đến chính khán giả cũng sẽ rơi vào một vòng lặp: đi xem – nghiềm ngẫm – đi xem lại để xem mình…nghiềm ngẫm vậy đúng chưa – nhưng càng xem thì lại càng có nhiều thứ phải nghiền ngẫm!
Hoặc đơn giản hơn tí, đi xem rồi…tự hào thôi! Vì văn hóa Việt, vẻ đẹp Việt, tài năng Việt, tất cả điều hiện lên rõ mồn một qua từng thước phim!
Người ta viết Người Vợ Ba là phim nói về phụ nữ thời phong kiến, nhưng mình nghĩ khác. Ngày ấy hay bây giờ, Người Vợ Ba là phim nói về sự phong kiến lễ nghĩa đang trói buộc người Việt Nam.
Mây là cô gái 13 tuổi, được gả vào nhà họ giàu có làm lụa làm tơ, để làm một chức danh nhỏ lẻ là người vợ thứ ba. So với người vợ hai và vợ cả, mỗi người đại diện cho khoảng cách khác nhau. Vợ ba mười ba, vợ hai tầm 25 28, còn vợ cả thì hơn 40 và đã có một người con trai lớn.
Đêm Mây tân hôn, tiếng nhạc lấn át tiếng nói, cô hầu già thì thầm gì cô cũng không nghe rõ, như mọi người lần đầu tiên đi đến một chốn lạ lẫm, cô tập trung quan sát.
Chồng của cả ba người, là con của một ông phú hộ, dù là lấy vợ, nhưng xem vợ không khác gì người để thoả mãn sở thích dục tính. Chi tiết này nếu các bạn để ý, thì sẽ nhận ra.
Câu chuyện ba người vợ thủ thỉ chia sẻ với nhau, đều không có câu nào nhắc về một chữ yêu. Tất cả chỉ là nói về làm sao để phục vụ cho người chồng được tốt nhất.
Ở xã hội hiện đại hay phong kiến, cụ tổng là trưởng trong gia đình, đều phải có con dâu chăm sóc. Với mình, đây là cái gai lớn nhất và khó chịu nhất trong lối phong kiến, chứ không phải là chi tiết nào khác.
Trong phim, ngoài cụ tổng và chồng của ba người vợ ra, bạn đều thấy, tất cả đều rất thấp bé do sự phân biệt giai cấp và giới tính.
Vợ cả hay vợ hai, thì cũng phải nhúng tay vào làm, cũng chỉ hơn người hầu 1 tí. Trong gia đình không có tiếng nói, sống với sự im lặng. Đến nỗi khi thằng con trưởng không muốn lấy vợ, người vợ cả cũng chẳng biết nói.
Đến nỗi khi sự việc xảy ra, Sơn cũng phải quỳ gối xin cha giúp. Hay người làm, dù không liên can gì đến cuộc sống gia chủ, cũng bị đánh đập và khống chế.
Tất cả sự sống ngọn ngành trong cái nhà, chỉ phụ thuộc vô hai người đàn ông duy nhất: cụ tổng và chồng.
Song song với hành trình của Mây, hay là số phận của Mây là hình ảnh con dâu, tằm, ăn kén, nhả tơ. Kết nối một vòng đời sinh sống mãnh liệt, sinh sôi nhưng rồi cũng bị số mệnh khống chế. Sợi chỉ sinh mệnh không chỉ khống chế Mây, mợ hai Xuân, hay vợ cả Hà, con trai trưởng Sơn mà còn khống chế cả đời con dâu, cha của con dâu. Sợi chỉ ấu trĩ phong kiến ấy, bao trùm tất cả.
Một vòng đời sinh sôi, chìm tắt, luân hồi. Mây thấy được kết thúc của mình qua nhân vật ấy. Cái kết của phim, là những gì Mây thực sự đã nghĩ ra từ trước, chỉ là cần số phận thúc Mây.
Là lúc Mây ngồi chèo thuyền vô hang động ấy, Mây băn khoăn có biết ngày nào ra?
Là lúc Mây nhìn thấy tình yêu thực sự hiện hữu và thèm khát có được nó.
Và mình hoàn toàn hiểu vì sao Nguyễn Phương Trà My được chọn vô vai người vợ ba. Em có cái gai góc, bướng bỉnh, trong trẻo hồn nhiên, e không nói nhưng e vẫn toát ra có gì đó thu hút, bên cạnh ánh nhìn của em không phải là cam chịu.
Ngoài Mây, vẫn có ánh sáng khác ở phía cuối.
Mình thích Người Vợ Ba poster quốc tế hơn, nó nghiêm nghị, gợi mở một câu chuyện không đằm thắm, so với bản Việt đậm mùi á châu và hơi ... truyền hình với cảnh hai vợ chồng ở dưới. Nhưng mình cũng nhận ra tông màu của poster Việt nó đúng thị hiếu hơn. Mọi người xem thêm poster quốc tế ở dưới comment nhé.
Phim chất lượng cao , nhạc hay, cảnh nào cũng đẹp mê ly. Nói hậu cung hậu đồ, thì đây là phim Việt cũng hậu cung đó chứ đâu, mà tĩnh hơn thôi. Vẫn nhớ cảnh Mây đi trong đêm, đèn lồng đỏ đằng sau. Và nét mặt của cô con dâu mới.
Phim nhạc hay cảnh đều không phô, rất thuần Việt và gợi mở các bạn ạ. Nên đi xem ?. Nếu là người có nỗi đau trong lòng, bạn sẽ thấy được nhiều số phận ở trong Người Vợ Ba.
Những ẩn uất đàn bà đầy tính dục trong "Vợ Ba"
" - Khi anh ấy vào trong em, em chỉ thấy đau thôi.
- Em phải giả vờ là thích. Thì anh ấy mới thích được."
Hai câu thoại này trong phim "Vợ Ba", ám ảnh suốt cả phim, ứng lên từng người đàn bà trong đó khi mà cả cuộc đời của họ đều là những giả vờ rằng mình đang hạnh phúc.
Nếu có một bộ phim mà bỏ lỡ qua cơ hội để xem và hiểu nó, cảm nó, thấy nó đẹp đẽ đến dường này thì sẽ hối tiếc trong rất nhiều năm, thì Vợ Ba chắc chắn là một bộ phim như vậy.
Phim là câu chuyện của một đứa trẻ trong độ trên dưới 15 tuổi, được gả vào nhà một cường phú để làm vợ ba, mục đích duy nhất là sinh thêm con trai nối dõi.
Câu chuyện này rất quen trong nhiều tác phẩm văn học lẫn điện ảnh khác, nhưng nếu lầm tưởng phim nói về những đấu đá đàn bà tranh sủng hạnh, bằng mưu mô nham hiểm như những bộ phim khác từng làm, sẽ lầm to và đánh giá thấp phim.
Phim trần thuật về bản ngã đàn bà, về sự phát triển của một đứa trẻ trong hành trình khám phá tính dục trong mình. Với sự dẫn dắt của những người đàn bà từng trải khác.
Đó là cái hay và xuất sắc của phim này.
Hình ảnh trong phim đẹp đến nao lòng, sự duy mỹ được đặt lên cao nhất khi từng khung hình đều mang một ý ẩn dụ nào đó. Sẽ phân tích một vài phân cảnh để mọi người hiểu hơn và khi ra rạp sẽ thấy rằng bộ phim này tuyệt vời đến mức nào.
Khi nói về nhục cảm đàn bà. Xuân (Người vợ hai) nói với Mây (Vợ ba) rằng chị Hà (Vợ cả) thích mạnh bạo, bây giờ chồng làm thật mạnh mới thấy thỏa mãn. Chị Hà nhìn hai người, vừa cười vừa nói rằng "Hai em sinh con đi rồi sẽ như vậy."
Sau cảnh đó, bà Hà đặt một chiếc vòng đeo tay xuống bàn, lồng vào trong một chiếc vòng lớn hơn đang đặt sẵn trên bàn. Hai hình ảnh vòng tròn, một to, một nhỏ lồng trong nhau. Hình tượng hóa cho sự giãn nỡ của đàn bà, là một ẩn dụ điện ảnh rất đáng ngưỡng mộ.
Hay một hình ảnh khác thường xuyên được nhắc tới, là con tằm nhả tơ. Tượng trưng cho kiếp đàn bà trong căn nhà này hay rộng hơn là xã hội cũ, cả đời chỉ lẩn quẩn trong cái kén, phun hết tơ thì hết một vòng đời.
Giống đực xuất hiện trong phim rất mờ nhạt, chỉ với hai vai trò, một là truyền nọc, hai là trừng phạt. Thể hiện cho quyền lực của đực tính là chiếc tẩu ngặm trên môi ông chủ nhà. Trong một cảnh làm tình của ông chủ và mợ hai Xuân, ông chủ vẫn ngậm trong miệng ống tẩu, còn cô Xuân thì đang ngồi bên trên và quay lưng lại phía ông.
Trời ơi, cái hình ảnh làm tình đẹp và hàm chứa ý nghĩa cỡ như vậy đã có trong phim này. Và coi thêm một đoạn nữa, mọi người sẽ hiểu vì sao cô Xuân lại quay lưng khi làm tình.
Dĩ nhiên phim còn một vài chỗ chưa hợp lý, nhưng trên hết, tinh thần của phim thật sự tuyệt vời. Và rất lâu rồi, sau "Áo lụa Hà Đông", mình mới coi được một bộ phim vừa duy mỹ và giàu cảm xúc đến như vậy.
Và mình rất hi vọng rằng mọi người hãy dành thời gian coi bộ phim này, nếu một lần chưa thể cảm hết, hãy coi thêm lần nữa, để thấy được cái đẹp của phim.
Một bộ phim chỉ hay khi bạn cảm được những ẩn uất đàn bà trong đó... Đặt trong bối cảnh của phim, khi trong thời điểm xã hội mà tính dục của đàn bà bị kìm nén đến cùng cực, thì cách mà mỗi nhân vật đàn bà trong này chọn hướng đi cho cuộc đời họ, đều là một câu chuyện mà người xem phải suy nghĩ về nó.
Thật sự là một bộ phim về bản ngã đàn bà đẹp đến nao lòng.
Review 1
Mình sẽ nói nhiều về câu chuyện trong phim, vì vẻ đẹp của phim, hai hôm nay người người đều nói, và nó…đẹp hiển nhiên luôn rồi!
Khán giả xem trailer dễ hiểu nhầm “Vợ Ba” thành câu chuyện “cung đấu” điển hình giữa những người đàn bà chịu kiếp chồng chung. Nhưng “Vợ Ba’’ làm mình khá bất ngờ, khi chỉ là một vòng tròn khép kín về cuộc đời của người phụ nữ Việt thời đó, từng giai đoạn một được kể hết sức khéo léo, giản lược bớt vai trò của những người đàn ông, để mỗi một lần kể về người đàn bà, về một cô thiếu nữ, thậm chí là một đứa bé gái, cũng là một lần vòng tròn đó hiện lên lần nữa, dắt khán giả đi đúng ý đồ của mạch truyện.
“Vợ Ba” không làm cho người ta phải xót xa, phải quá thương cảm cho những người phụ nữ trong phim. Thậm chí cầm vé phim mình đã rất sợ phải xem một phim nữa…kể lể về phụ nữ Việt, về chuyện họ thống khổ, họ nhỏ bé như thế nào trong thời phong kiến. Nhưng may mà câu chuyện của “Vợ Ba” càng vào sâu lại càng đi xa khỏi hướng đi ngao ngán đó, cao trào một cách rất…nhẹ nhàng, và hình ảnh người phụ nữ tuyệt nhiên chỉ khổ, chứ không đáng thương hại trong phim.
“Vợ Ba” làm mình có cảm giác nếu khán giả rời mắt khỏi màn hình hai ba khung ảnh, thì sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ đẹp đẽ và ẩn dụ được ý nhị cài cắm vào từng thước phim. Ngay cảnh đầu vào, Mây ngồi đó, giữa đám cưới của mình, bà Đào bưng khay gỗ ra, trong đó có trái lựu và bát hạt lựu đã bóc sẵn. Trong văn hóa dân gian Việt Nam, trái lựu tượng trưng cho việc sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống. Mây về nhà chồng, với một bổn phận đã định sẵn: là người tiếp tục bổn phận sinh con đẻ cái cho nhà chồng. Giữa quan cảnh tưng bừng của đám cưới, Mây ngồi nhìn chiếc khay vuông vức đựng bát lựu, mặt không một chút khởi sắc, đó là cuộc đời của Mây đã định sẵn: khuôn phép, gọn gàng, sắp đặt, và cô ấy chỉ có một lựa chọn “đặt đâu ngồi đó” của mẹ cha để nghe theo. Từ đoạn này, mình biết rằng phim này không hề “dễ nhai” nếu mất tập trung.
Mình thích hình ảnh con tằm trong mâm kén, thi thoảng lại hiện lên giữa mạch truyện để giữ sự xuyên suốt chặt chẽ tới mức đáng thán phục. Lần xuất hiện đầu tiên, là cảnh đêm động phòng của Mây, rồi đến cảnh con tằm non nằm trên mớ lá dâu ngổn ngang, cảnh này ngồi xem một hồi, hai chữ “bể dâu” đột ngột hiện lên trong đầu mình, mình đã ôm trán thản thốt “mẹ ơi, sao có thể ý tự tới như vậy”! Rồi khi ra khỏi rạp, hình ảnh mình bái phục nhất của đạo diễn và biên kịch phim này, chính là việc họ đã đem…vòng đời của con tằm vào phim, từng chút một, đều là sự “nhắc nhở” khán giả rằng đây mới thực sự là vòng lặp trần trụi mà họ đang cố gắng kể - một vòng lặp của sự cặm cụi, an bài và…khắc nghiệt trong lặng lẽ.
Như mình đã nói, phụ nữ trong phim này không bị làm cho…tội nghiệp, thậm chí mình còn thấy được một chút tôn vinh rất ý nhị ở cuối phim, một sự chuyển đổi tư tưởng thế hệ để thôi cái vòng luần quẩn của phụ nữ Việt thời đó. Ai nói cái kết lưng lửng hay chưa làm rõ câu chuyện hay gây hụt hẫng, thì mình nghĩ họ nên đi xem lần nữa và đọc qua lưu ý này: “Vợ Ba” giải quyết tới hai nút thắt trong phim: kể trọn vẹn cái “vòng đời kén tằm” của phụ nữ Việt thời phong kiến và…(yes) gửi đi thông điệp rằng phụ nữ hoàn toàn được quyền lựa chọn việc…xử đẹp cái vòng đấy trong một nốt nhạc! Lần đầu coi phim Việt, không kể lể, không trình bày, mà lại còn…nữ quyền rất ý tứ và “rắc co” với bối cảnh thời bấy giờ! Bái phục!
Cái bái phục tiếp theo của mình, là việc rất nhiều đối lập đầy ẩn ý trong phim: hình ảnh Mây ngồi con thuyền, ngược dòng về nhà chồng – hình ảnh con thuyền xuôi mái chở chiếc quan tài về lại nhà bố mẹ đẻ của cô gái chỉ mới 13 tuổi, cảnh hai người đàn bà điểm trang sửa soạn cho linh cữu cô bé trong tiếng khóc của một đứa bé gái khác vừa chào đời…Tất cả đều làm rõ cái vòng luẩn quẩn mà những người phụ nữ trong phim đều phải bị cuốn theo, dù sớm hay muộn!
Kết phim là một lần nữa đạo diễn “nắm tay” khán giả đi lại con đường nãy giờ họ đã thơ thẩn đi theo câu chuyện. Bằng một phút phim điểm qua tất cả những người phụ nữ đã xuất hiện, ngoài những tuyến nhân vật chính, có cả cô hầu gái trong nhà trót dại mang thai và bị gửi vào chùa, có cả bà Lao cả đời lầm lũi cần mẫn, có em bé gái con của Mây giương đôi mắt to tròn, bên bông hoa lá ngón mà mẹ nó xót xa cầm…Một lần nữa, đạo diễn cũng không “buông tha” cho đầu óc mình ở những thước phim cuối cùng: hình ảnh bông hoa lẻ loi trôi theo dòng nước, kén tằm trong chảo nước sôi, ba cây đuốc trên con thuyền chở quan tài lập lòe, tất cả gom hết số phận của người phụ nữ vào làm một và (may quá!)…cách giải thoát thuộc về quyết định của chính người phụ nữ đó, chứ không phải là một sự định đoạt hay một phép màu điện ảnh bất ngờ nào của kịch bản!
Một chút xuýt xoa của mình cho những cái đẹp trong phim: Trần Nữ Yên Khê – again - người phụ nữ mang vẻ đẹp thuần Giao Chỉ, rất Việt Nam: gò má cao, gương mặt sắc sảo, mỗi lần nhìn, là một lầm cảm thán của mình trong rạp!
Maya: vẻ đẹp lúng liến, đúng chất đàn bà đất kinh kì, một lựa chọn xuất sắc, không thể thay thế!
Trà My: vô cùng xuất sắc, 13 tuổi và làm nên một nàng Mây chỉn chu, trọn vẹn, ý nhị! Bỏ qua hết lùm xùm tranh cãi, thì đây là tài năng mà điện ảnh Việt Nam “có không giữ, mất đừng tìm”. Nhan sắc “tiểu Phạm Hương” và diễn xuất “tiểu Ninh Dương Lan Ngọc” này sẽ rất gì và này nọ. Trong cảnh đầu tiên của “Vợ Ba” mà Mây xuất hiện, mình nhớ ngay đến ánh mắt thơ ngây của Lư Mẫn San trong “Mùi Đu Đủ” xanh và của Châu Tấn trong “Cao Lương Đỏ”. Rất ít lần diễn viên nhí trong phim Việt làm mình có cảm xúc như vậy, lần gần đây nhất, là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Mà nhiều chuyện chút xíu, phim này kinh phí đội lên, chắc tại gom hết dàn nhí và của điện ảnh Việt: Lâm Thanh Mỹ, Mai Cát Vi và (dĩ nhiên) Nguyễn Phương Trà My!
Tóm lại, “Vợ Ba” không phải phim 50/50 để xem về, cảm xúc có, thư giãn có, thỏa mãn có mà giá trị nghệ thuật cũng có. Mà phim này 100% tập trung giá trị nghệ thuật và câu chuyện, không chiều chuộng bất kì gu thưởng thức của ai hay tư tưởng duy mỹ cá nhân của ai. Đến chính khán giả cũng sẽ rơi vào một vòng lặp: đi xem – nghiềm ngẫm – đi xem lại để xem mình…nghiềm ngẫm vậy đúng chưa – nhưng càng xem thì lại càng có nhiều thứ phải nghiền ngẫm!
Hoặc đơn giản hơn tí, đi xem rồi…tự hào thôi! Vì văn hóa Việt, vẻ đẹp Việt, tài năng Việt, tất cả điều hiện lên rõ mồn một qua từng thước phim!
Review 2
Mây là cô gái 13 tuổi, được gả vào nhà họ giàu có làm lụa làm tơ, để làm một chức danh nhỏ lẻ là người vợ thứ ba. So với người vợ hai và vợ cả, mỗi người đại diện cho khoảng cách khác nhau. Vợ ba mười ba, vợ hai tầm 25 28, còn vợ cả thì hơn 40 và đã có một người con trai lớn.
Đêm Mây tân hôn, tiếng nhạc lấn át tiếng nói, cô hầu già thì thầm gì cô cũng không nghe rõ, như mọi người lần đầu tiên đi đến một chốn lạ lẫm, cô tập trung quan sát.
Chồng của cả ba người, là con của một ông phú hộ, dù là lấy vợ, nhưng xem vợ không khác gì người để thoả mãn sở thích dục tính. Chi tiết này nếu các bạn để ý, thì sẽ nhận ra.
Câu chuyện ba người vợ thủ thỉ chia sẻ với nhau, đều không có câu nào nhắc về một chữ yêu. Tất cả chỉ là nói về làm sao để phục vụ cho người chồng được tốt nhất.
Ở xã hội hiện đại hay phong kiến, cụ tổng là trưởng trong gia đình, đều phải có con dâu chăm sóc. Với mình, đây là cái gai lớn nhất và khó chịu nhất trong lối phong kiến, chứ không phải là chi tiết nào khác.
Trong phim, ngoài cụ tổng và chồng của ba người vợ ra, bạn đều thấy, tất cả đều rất thấp bé do sự phân biệt giai cấp và giới tính.
Vợ cả hay vợ hai, thì cũng phải nhúng tay vào làm, cũng chỉ hơn người hầu 1 tí. Trong gia đình không có tiếng nói, sống với sự im lặng. Đến nỗi khi thằng con trưởng không muốn lấy vợ, người vợ cả cũng chẳng biết nói.
Đến nỗi khi sự việc xảy ra, Sơn cũng phải quỳ gối xin cha giúp. Hay người làm, dù không liên can gì đến cuộc sống gia chủ, cũng bị đánh đập và khống chế.
Tất cả sự sống ngọn ngành trong cái nhà, chỉ phụ thuộc vô hai người đàn ông duy nhất: cụ tổng và chồng.
Song song với hành trình của Mây, hay là số phận của Mây là hình ảnh con dâu, tằm, ăn kén, nhả tơ. Kết nối một vòng đời sinh sống mãnh liệt, sinh sôi nhưng rồi cũng bị số mệnh khống chế. Sợi chỉ sinh mệnh không chỉ khống chế Mây, mợ hai Xuân, hay vợ cả Hà, con trai trưởng Sơn mà còn khống chế cả đời con dâu, cha của con dâu. Sợi chỉ ấu trĩ phong kiến ấy, bao trùm tất cả.
Một vòng đời sinh sôi, chìm tắt, luân hồi. Mây thấy được kết thúc của mình qua nhân vật ấy. Cái kết của phim, là những gì Mây thực sự đã nghĩ ra từ trước, chỉ là cần số phận thúc Mây.
Là lúc Mây ngồi chèo thuyền vô hang động ấy, Mây băn khoăn có biết ngày nào ra?
Là lúc Mây nhìn thấy tình yêu thực sự hiện hữu và thèm khát có được nó.
Và mình hoàn toàn hiểu vì sao Nguyễn Phương Trà My được chọn vô vai người vợ ba. Em có cái gai góc, bướng bỉnh, trong trẻo hồn nhiên, e không nói nhưng e vẫn toát ra có gì đó thu hút, bên cạnh ánh nhìn của em không phải là cam chịu.
Ngoài Mây, vẫn có ánh sáng khác ở phía cuối.
Mình thích Người Vợ Ba poster quốc tế hơn, nó nghiêm nghị, gợi mở một câu chuyện không đằm thắm, so với bản Việt đậm mùi á châu và hơi ... truyền hình với cảnh hai vợ chồng ở dưới. Nhưng mình cũng nhận ra tông màu của poster Việt nó đúng thị hiếu hơn. Mọi người xem thêm poster quốc tế ở dưới comment nhé.
Phim chất lượng cao , nhạc hay, cảnh nào cũng đẹp mê ly. Nói hậu cung hậu đồ, thì đây là phim Việt cũng hậu cung đó chứ đâu, mà tĩnh hơn thôi. Vẫn nhớ cảnh Mây đi trong đêm, đèn lồng đỏ đằng sau. Và nét mặt của cô con dâu mới.
Phim nhạc hay cảnh đều không phô, rất thuần Việt và gợi mở các bạn ạ. Nên đi xem ?. Nếu là người có nỗi đau trong lòng, bạn sẽ thấy được nhiều số phận ở trong Người Vợ Ba.
Review 3
" - Khi anh ấy vào trong em, em chỉ thấy đau thôi.
- Em phải giả vờ là thích. Thì anh ấy mới thích được."
Hai câu thoại này trong phim "Vợ Ba", ám ảnh suốt cả phim, ứng lên từng người đàn bà trong đó khi mà cả cuộc đời của họ đều là những giả vờ rằng mình đang hạnh phúc.
Nếu có một bộ phim mà bỏ lỡ qua cơ hội để xem và hiểu nó, cảm nó, thấy nó đẹp đẽ đến dường này thì sẽ hối tiếc trong rất nhiều năm, thì Vợ Ba chắc chắn là một bộ phim như vậy.
Phim là câu chuyện của một đứa trẻ trong độ trên dưới 15 tuổi, được gả vào nhà một cường phú để làm vợ ba, mục đích duy nhất là sinh thêm con trai nối dõi.
Câu chuyện này rất quen trong nhiều tác phẩm văn học lẫn điện ảnh khác, nhưng nếu lầm tưởng phim nói về những đấu đá đàn bà tranh sủng hạnh, bằng mưu mô nham hiểm như những bộ phim khác từng làm, sẽ lầm to và đánh giá thấp phim.
Phim trần thuật về bản ngã đàn bà, về sự phát triển của một đứa trẻ trong hành trình khám phá tính dục trong mình. Với sự dẫn dắt của những người đàn bà từng trải khác.
Đó là cái hay và xuất sắc của phim này.
Hình ảnh trong phim đẹp đến nao lòng, sự duy mỹ được đặt lên cao nhất khi từng khung hình đều mang một ý ẩn dụ nào đó. Sẽ phân tích một vài phân cảnh để mọi người hiểu hơn và khi ra rạp sẽ thấy rằng bộ phim này tuyệt vời đến mức nào.
Khi nói về nhục cảm đàn bà. Xuân (Người vợ hai) nói với Mây (Vợ ba) rằng chị Hà (Vợ cả) thích mạnh bạo, bây giờ chồng làm thật mạnh mới thấy thỏa mãn. Chị Hà nhìn hai người, vừa cười vừa nói rằng "Hai em sinh con đi rồi sẽ như vậy."
Sau cảnh đó, bà Hà đặt một chiếc vòng đeo tay xuống bàn, lồng vào trong một chiếc vòng lớn hơn đang đặt sẵn trên bàn. Hai hình ảnh vòng tròn, một to, một nhỏ lồng trong nhau. Hình tượng hóa cho sự giãn nỡ của đàn bà, là một ẩn dụ điện ảnh rất đáng ngưỡng mộ.
Hay một hình ảnh khác thường xuyên được nhắc tới, là con tằm nhả tơ. Tượng trưng cho kiếp đàn bà trong căn nhà này hay rộng hơn là xã hội cũ, cả đời chỉ lẩn quẩn trong cái kén, phun hết tơ thì hết một vòng đời.
Giống đực xuất hiện trong phim rất mờ nhạt, chỉ với hai vai trò, một là truyền nọc, hai là trừng phạt. Thể hiện cho quyền lực của đực tính là chiếc tẩu ngặm trên môi ông chủ nhà. Trong một cảnh làm tình của ông chủ và mợ hai Xuân, ông chủ vẫn ngậm trong miệng ống tẩu, còn cô Xuân thì đang ngồi bên trên và quay lưng lại phía ông.
Trời ơi, cái hình ảnh làm tình đẹp và hàm chứa ý nghĩa cỡ như vậy đã có trong phim này. Và coi thêm một đoạn nữa, mọi người sẽ hiểu vì sao cô Xuân lại quay lưng khi làm tình.
Dĩ nhiên phim còn một vài chỗ chưa hợp lý, nhưng trên hết, tinh thần của phim thật sự tuyệt vời. Và rất lâu rồi, sau "Áo lụa Hà Đông", mình mới coi được một bộ phim vừa duy mỹ và giàu cảm xúc đến như vậy.
Và mình rất hi vọng rằng mọi người hãy dành thời gian coi bộ phim này, nếu một lần chưa thể cảm hết, hãy coi thêm lần nữa, để thấy được cái đẹp của phim.
Một bộ phim chỉ hay khi bạn cảm được những ẩn uất đàn bà trong đó... Đặt trong bối cảnh của phim, khi trong thời điểm xã hội mà tính dục của đàn bà bị kìm nén đến cùng cực, thì cách mà mỗi nhân vật đàn bà trong này chọn hướng đi cho cuộc đời họ, đều là một câu chuyện mà người xem phải suy nghĩ về nó.
Thật sự là một bộ phim về bản ngã đàn bà đẹp đến nao lòng.