Tư Vấn Giám Sát Công Trình Xây Dựng 2020

ctysongnam2019

Tài xế mới
Để đảm bảo chất lượng tốt cho một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn được một đơn vị thiết kế kiến trúc giỏi, một đơn vị thi công tốt thì bên cạnh đó không thể không nhắc đến vai trò và tầm quan trọng của đơn vị tư vấn giám sát.

Dịch vụ tư vấn giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Hỗ trợ thiết kế, xử lý, phát hiện sai sót kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua việc giám sát liên tục và chuyên nghiệp.

Nội dung chính của TVGS bao gồm

– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất .
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
– Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;
– Thiết lập hệ thống và các yêu cầu cho việc báo cáo và nghiệm thu( trong giai đoạn sau đấu thầu) cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc nhà thầu phụ ;
– Giám sát và báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ xây dựng tại các thời điểm hoàn thành các công tác thi công được tiến hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí thực hiện và tiến độ quản lý chất lượng.
– Giám sát và báo cáo các tác động của tất cả các phát sinh, sự chậm trễ đối với các thỏa thuận về tiến độ. Tiếp nhận và xem xét trình nộp các yêu cầu thanh toán của Nhà thầu đề xuất lên Chủ đầu tư.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong việc trình nộp tất cả các chỉ dẫn và hướng dẫn bảo trì, vận hành, chứng chỉ thí nghiệm, bảo hành, bảo đảm, bản vẽ hoàn công và sơ đồ lắp đặt.
– Nghiệm thu các công tác đã hoàn thành trong việc tuân thủ theo Hồ sơ hợp đồng và bản vẽ trước khi phát hành chứng chỉ nghiệm thu.
– Nghiệm thu các công tác cần sửa chữa trong quá trình hoàn chỉnh và cuối quá trình hoàn chỉnh , phối hợp cùng các nhà thầu tư vấn trước khi phát hành chứng chỉ hoàn thành.
– Liên hệ và phối hợp cùng các nhà Tư vấn, Nhà thầu hoặc thầu phụ trong giai đoạn vận hành và thử nghiệm, xắp xếp bàn giao cho Chủ đầu tư sau khi hoàn tất công tác thử nghiệm vận hành và triển khai toàn bộ các công tác liên quan.
– Thực hiện cho Chủ đầu tư việc tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị của Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và các nhà thầu , biện pháp thi công, vấn đề an toàn và vệ sinh công trường. Kiểm tra trình độ tay nghề, hiệu quả chi phí thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, dàn xếp tranh chấp đối với các hợp đồng liên quan.
– Phối hợp với các nhà thầu tư vấn khác do Chủ đầu tư chỉ định cho dự án.
– Giám sát và kiểm tra tất cả các công tác thi công một cách tổng thể dựa theo bản vẽ, hợp đông, tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện khác được thể hiện trong các hồ sơ liên quan.
– Tham dự các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp phối hợp cần thiết cùng nhà thầu hoặc thầu phụ trong suốt quá trình thi công.
– Đánh giá sơ bộ trước tất cả các hồ sơ trình nộp ( Bản vẽ triển khai, bản vẽ biện pháp thi công, mẫu vật liệu, báo cáo thí nghiệm, do các nhà thầu hoặc thầu phụ đệ trình.
– Phát hành chỉ dẫn của nhà quản lý giám sát thi công cho việc bổ sung, loại bỏ hay chỉnh sửa so với hợp đồng gốc, bao gồm bất kỳ việc chỉnh sửa nào có sự chấp thuận của Chủ đầu tư.
– Cung cấp cho Chủ đầu tư báo cáo tiến độ thường xuyên hàng tuần.
– Giám sát, quản lý tất cả nhân viên thuộc quyền của mình.
– Kiểm tra và xác nhận tất cả các bản vẽ hoàn công của các Nhà thầu hoặc Nhà thầu phụ trình nộp sau khi hoàn tất hợp đồng.
– Cung cấp các danh sách chỉnh sửa cần thiết sau khi thực hiện công tác nghiệm thu bàn giao.
– Đề xuất chứng chỉ nghiệm thu lên Chủ đầu tư sau khi thỏa mãn với các công tác nghiệm thu hoàn thành, các công tác còn tồn đọng và danh sách các công tác cần thiết phải sửa chữa.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo như hợp đồng đã lập với Chủ đầu tư.

SONG NAM là công ty xây dựng uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ như : Tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế
 

Đính kèm

  • 1550715452_80_110420-Gemini-Headeredited.jpg
    1550715452_80_110420-Gemini-Headeredited.jpg
    108.1 KB · Lượt xem: 322
Sửa lần cuối:

ctysongnam2019

Tài xế mới
Tư vấn thiết kế xây dựng là chiếc cầu nối giữa khách hàng – chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp, là hoạt động đáp ứng nhu cầu tự thân của ngành xây dựng trong cơ chế mới.

Tư vấn thiết kế xây dựng hết sức quan trọng cho mỗi công trình, tư vấn sử dụng các sản phẩm, vật liệu có giá cả hợp lý nhưng vẫn phù hợp với đặc tính và công năng sử dụng của công trình mà vẫn đẹp, vẫn sang trọng.

Thiết kế xây dựng có phạm quy bao hàm khá rộng lớn từ các công trình mang tầm chiến lược quốc gia như thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật lẫn các công trình dân dụng như xây dựng nhà ở, trường học… tất cả đều có điểm chung đó lài sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng đến một mục đích cụ thể nào đó, nó làm cho các ý tưởng trở thành thực tiễn và hấp dẫn người dùng hoặc khách hàng.

Lực lượng tư vấn tích cực tham gia giúp chủ đầu tư trong các dự án từ khâu đầu đến khâu cuối, từ khâu đầu tư lập dự án đến khảo sát, thiết kế các công trình cho đến khâu giám sát nhà thầu thực hiện dự án, mua sắm trang thiết bị, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hay nói cách khác, thiết kế xây dựng là quá trình lập ra các bản vẽ, biểu mẫu, tính toán, đánh giá các chỉ tiêu để thuyết minh, biện chứng về mặt kĩ thuật cũng như về mặt kinh tế của các hạng mục và các công trình xây dựng.

Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung sau

– Công nghệ thi công
– Công năng sử dụng
– Phương án thiết kế kiến trúc
– Tuổi thọ công trình
– Phương án thiết kế kết cấu
– Phương án phòng cháy chữa cháy
– Giải pháp bảo vệ môi trường
– Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
– Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng

Việc tư vấn thiết kế hiệu quả sẽ làm giảm chi phí, thời gian cho Chủ đầu tư rất nhiều. Với dịch vụ đa dạng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. SONG NAM luôn được lựa chọn với sự uy tín, chất lượng và tác phong làm việc nghiêm túc. Nếu bạn đang cần một nhà tư vấn cho công trình xây dựng của bạn đẹp, độc, sáng tạo và chất lượng hãy liên hệ công ty chúng tôi:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN SONG NAM
Hotline tư vấn : 0769.861.168
Email: songnam09@gmail.com
 
Sửa lần cuối:

ctysongnam2019

Tài xế mới
Như chúng ta đã biết, sảnh khách sạn chính là nơi đầu tiên khách lưu trú bước vào và có điều kiện cảm nhận, trải nghiệm chất lượng dịch vụ khách sạn mang lại. Cũng bởi vậy, sảnh được xem là bộ mặt của khách sạn, thường là khu vực được đầu tư thiết kế, thi công với yêu cầu khắt khe về sự sang trọng, đẳng cấp.

Để sở hữu được không gian sảnh khách sạn như ý muốn thì việc bố trí mặt bằng sảnh khách sạn cần đáp ứng những tiêu chí nhất định.

Vai trò của mặt bằng khách sạn trong việc xây dựng và thi công nội thất

Mặt bằng là khái niệm quen thuộc trong thi công và thiết kế, xây dựng. Trong kinh doanh mặt bằng có vai trò vô cùng quan trọng. Mặt bằng quyết định đến lợi nhuận và doanh thu cũng như lượng khách hàng tìm đến. Nếu bạn đang có nhu cầu mở khách sạn thì việc lựa chọn mặt bằng sẽ quyết định đến sự thành công trong kinh doanh. Vậy mặt bằng là gì?

Mặt bằng chính là hình chiếu phần còn lại của ngôi nhà lên mặt phẳng hình chiếu bằng sau khi đã cắt bỏ đi phần trên bằng một mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu.

Thông thường khi xác định mặt bằng người ta thường chọn vị trí mặt cắt ở độ cao 1,5m. Trong trường hợp trong một tầng nhà chứa nhiều cửa ở những độ cao khác nhau, người ta thường dùng phương pháp mặt cắt để diễn tả.

Trong thiết kế và thi công khách sạn thì mặt bằng là hình thức quan trọng nhất trong các bản vẽ. Chính vì thế yêu cầu đầu tiên khi thiết kế – thi công nội thất là phải nhanh chóng, cắt giảm được tối đa chi phí. Việc thiết kế khách sạn cần được tiến hành song song với việc xây dựng, thi công và thiết kế nội thất.

Một mặt bằng khách sạn được bố trí khoa học và tối ưu là chìa khóa quan trọng làm nên giải pháp thiết kế khách sạn hoản hảo, góp phần quyết định hiệu quả kinh doanh và thu hút du khách.

Một số tiêu chí khi thiết kế mặt bằng Khách sạn

1. Đáp ứng đủ số lượng khu vực theo tiêu chí từ bộ tiêu chuẩn TCVN 4391:2009 và TCVN 4391:2015

Các bộ tiêu chuẩn này giúp khách sạn biết mình nên tập trung vào khu vực nào, mức độ đầu tư phù hợp với mức sao mà khách sạn đã đăng ký. Yêu cầu đặt ra là các chủ đầu tư cần kiểm soát chặt chẽ mức độ đầu tư khu vực sảnh của khách sạn để phù hợp với các tiêu chuẩn được nhà nước quy định.

2. Lựa chọn thiết kế quầy lễ tân phù hợp về kiểu dáng và phong cách

Chất lượng sảnh khách sạn cũng là một trong các lý do hàng đầu khiến khách hàng có thực sự có muốn quay lại nghỉ dưỡng tại khách sạn hay không. Thu hút khách hàng ban đầu đã khó mà giữ được khách hàng lại càng khó hơn. Do đó, nhà tổ chức luôn cần một không gian tiếp đón tốt nhất. Theo đó, khu sảnh khách sạn cần được được trang trí bắt mắt, sang trọng.

Trong khu vực sảnh khách sạn thì quầy lễ tân là vị trí quan trọng nhất ở khu vực sảnh nên được thiết kế gọn gàng và kết hợp trang trí nhận diện khách sạn một cách tinh tế ấn tượng.

Khi khách sạn có khu vực quầy lễ tân đẹp, được đầu tư thiết kế nghiêm túc sẽ góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy doanh thu của khách sạn.

Tùy vào không gian khách sạn, nhà thiết kế có thể tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn kiểu dáng quầy bar phổ thông như quầy lễ tân chữ I, quầy lễ tân chữ L, chữ U.

3. Quầy lễ tân đẹp và sang trọng

Kinh nghiệm được chia sẻ bởi chiều chủ đầu tư rằng để có tính sáng tạo và sự gắn kết tuyệt đối tới thương hiệu và quy mô của khách sạn thì sử dụng dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói nên là lựa chọn được ưu tiên. Vui mừng góp phần làm phong phú thêm cho thị trường thiết kế thi công nội thất khách sạn, Sơn Hà Group ngày càng trình làng những công trình độc đáo trong thiết kế và chất lượng trong thi công. Sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao và giàu kinh nghiệm, Sơn Hà Group đã lấy được lòng tin của các chủ đầu tư khách sạn khi mang tới những sản phẩm nội thất đẹp và chất lượng đẳng cấp. Không những thế, nhờ áp dụng khéo léo nhiều phong cách thiết kế đa dạng là một ưu thế nữa giúp chúng tôi đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng.

Một số tiêu chí khi thiết kế nội thất Khách sạn

1. Lựa chọn màu sắc sảnh phù hợp với tổng thể khách sạn

Trong nhiều bài viết chúng tôi đã nhấn mạnh rằng màu sắc có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của đời sống. Do đó, màu sắc của sảnh khách sạn cũng mang tính quyết định khả năng đồng bộ và hài hòa của nội thất sảnh khách sạn. Gợi ý của chúng tôi dành cho bạn là nếu khách sạn có phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển thì phải chọn gam trắng hoặc tối màu tương xứng. Nếu khách sạn mang phong cách hiện đại thì màu sắc lựa chọn phải sang trọng, nổi bật. Ngoài ra, khu vực quầy lễ tân tại sảnh khách sạn cũng phải có màu đồng nhất với sảnh.

2. Mục tiêu thiết kế mặt bằng sảnh khách sạn

Khu vực này cần phải là sự kết hợp hiệu quả giữa hình thức và tính hữu dụng. Sảnh phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thể hiện được phong cách mà khách sạn muốn hướng tới.

3. Tận dụng lợi thế của xu hướng thiết kế sảnh khách sạn

Xu hướng hiện đại và tiện nghi sẽ giúp tạo ấn tượng sâu sắc ngay từ cái nhìn đầu tiên cho khách hàng. Nhưng xu hướng tân cổ điển hay cổ điển cũng là một lựa chọn thú vị và hiệu quả của nhiều khách sạn. Thậm chí, việc kết hợp khéo léo 2 phong cách này sẽ còn mang đến cả tính tiện nghi lẫn vẻ lãng mạn, cuốn hút đặc biệt.

Dù theo xu hướng thiết kế nào, việc trang trí nội thất phù hợp cho khu sảnh khách sạn sẽ tạo nên không gian thân thiện, ấm áp và sang trọng. Để có được điều này cần sự hội tụ của chất lượng đồ nội thất, màu sắc, cách sắp đặt nội thất…

Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn thiết kế kiến trúc xin liên hệ với Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam qua Hotline: 0769861168 hoặc qua email songnam09@gmail.com.
 
Sửa lần cuối:

ctysongnam2019

Tài xế mới

Sự khác biệt giữa quy hoạch chi tiết 1/500 và 1/2000​

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 là cơ sở để thực hiện quy hoạch 1/500 và xét duyệt Giấy phép xây dựng cho dự án.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 và Khoản 2, Điều 24 của Luật Xây dựng thì quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị gồm hai loại, quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là gì?

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000 là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Đây là quá trình làm cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch 1/2000 gồm: bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ thể hiện tổng mặt bằng sử dụng đất, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện, quy hoạch giao thông.

Giai đoạn này thực chất là quy hoạch mang tính định hướng cho cả khu đô thị (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu nhà ở, khu du lịch….) với mục đích quản lý xây dựng.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 giúp xác định mạng lưới đường giao thông và quy hoạch sử dụng đất (bao gồm các chỉ tiêu ô phố như: diện tích ô đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu, chỉ giới đường đỏ...)

Trong giai đoạn quy hoạch này chưa có thiết kế chính thức cho bất cứ công trình kiến trúc cụ thể nào.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 do cơ quan nào thực hiện?

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 thường do địa phương thực hiện. Tuy nhiên theo văn bản chấp thuận chủ trương và quy hoạch chung của khu vực, nếu các dự án mới ở các khu vực cho quy hoạch 1/2000 thì các chủ đầu tư phải thực hiện.

Sau khi quy hoạch của dự án được phê duyệt thì các cơ quan quản lý nhà nước sẽ cập nhật vào quy hoạch chung của khu vực đô thị đó.

Quy hoạch 1/2000 khác quy hoạch 1/500 ở điểm nào?

Khái niệm

Quy hoạch 1/2000: Giai đoạn 1 trong quy hoạch.

Đây là bước triển khai của quy hoạch chung xây dựng đô thị. Quy hoạch 1/2000 cơ sở cho việc triển khai lập và quản lý quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/500.

Quy hoạch chi tiết 1/500: Giai đoạn 2 trong quy hoạch.

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 là để triển khai và cụ thể hoá quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỉ lệ 1/2000; là cơ sở để lập các dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý đầu tư xây dựng và gắn liền với 1 dự án cụ thể.

Nội dung

Đối với quy hoạch tỉ lệ 1/2000 là để lập các bản đồ không gian, kiến trúc cảnh quan, bản đồ tổng mặt bằng sử dụng đất, quy hoạch giao thông, các sơ đồ đơn tuyến hạ tầng kỹ thuật và cơ điện.

Còn quy hoạch 1/500 là để chi tiết hóa đến từng công trình: dân số, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tổ chức không gian, kiến trúc, công trình hạ tầng, kiến trúc/thiết kế chi tiết của từng lô đất, đánh giá môi trường…

Người thực hiện đối với quy hoạch 1/2000 là chính quyền địa phương hoặc chủ đầu tư. Còn người thực hiện ở quy hoạch 1/500 là chủ đầu tư.

Mục đích

Quy hoạch chi tiết 1/2000 là để quản lý đô thị. Còn quy hoạch chi tiết 1/500 là để xác định mối quan hệ giữa các công trình thuộc quy hoạch với các yếu tố bên ngoài của quy hoạch.
 
Sửa lần cuối:

ctysongnam2019

Tài xế mới

Industrial Design - Phong Cách Thiết Kế Công Nghiệp Là Gì?​

Industrial Design tạm dịch là thiết kế công nghiệp, hay còn được gọi là thiết kế sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp, thiết kế tạo dáng nhưng không liên quan đến lĩnh vực chế tạo hay sản xuất cơ khí, máy móc tại các nhà máy công nghiệp.

Thực chất đây là một trong những chuyên ngành thuộc mỹ thuật ứng dụng. Đơn thuần nó sẽ sử dụng ý tưởng bảo gồm khoa học công nghệ kết hợp với mỹ thuật để có thể nâng cao được chức năng, hình thái, khả năng sử dụng và quan trọng nhất là tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Industrial Design được lựa chọn nhiều trong ngành thiết kế chính là giúp sản phẩm tiếp cận được đối tượng người dùng hiệu quả hơn. Đồng thời góp phần đáp ứng được thị hiếu của người dùng về tính thẩm mỹ, vật liệu tân tiến hay công nghệ sản xuất mới.
 
Sửa lần cuối:

ctysongnam2019

Tài xế mới

Công tác thẩm tra dự toán là gì?

Thẩm tra dự toán và thiết kế xây dựng công trình là một trong những công tác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng, tiến độ thời gian thi công xây dựng công trình và ngân sách của dự án.

Thẩm tra thiết kế là việc thẩm tra một cách độc lập thiết kế của một hệ thống kỹ thuật theo quy định của các tiêu chuẩn áp dụng. Phạm vi thẩm tra thường bao gồm: móng, kết cấu; chống sét và phòng cháy chữa cháy; các hệ thống M&E; và sự tương thích của các phương án thiết kế kiến trúc, kết cấu và cơ điện.

Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của công tác này mà các nhà chủ đầu tư đều quan tâm lựa chọn cho mình một đơn vị chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ giải pháp thẩm tra thiết kế dự toán uy tín và chuyên nghiệp để bảo đảm công trình thực hiện an toàn đúng chất lượng tiến độ xây dựng và đảm bảo ngân sách xây dựng không bị đội vốn. Qua bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thực hiện công tác thẩm tra dự toán thiết kế xây dựng như thế nào nhé!

CAO ỐC VĂN PHÒNG PHỔ QUANG
Thẩm tra thiết kế kỹ thuật Cao ốc văn phòng Phổ Quang
 
Sửa lần cuối:

ctysongnam2019

Tài xế mới

Quy trình thẩm tra thiết kế dự toán xây dựng

– Các kỹ sư có kỹ năng chuyên môn cùng kinh nghiệm sẽ tiến hành thẩm tra lại toàn bộ khối lượng công việc trên dựa án xây dựng nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng dự toán so với khối lượng thiết kế của công trình.

– Kiểm tra và phát hiện những điểm bất cập trong đồ án thiết kế xây dựng để đề xuất các phương án chỉnh sửa tối ưu nhất giúp mang lại hiệu quả cho dự án.

– Đánh giá và xem xét sự phù hợp của các định mức chi phí kinh tế và kỹ thuật, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách có theo các quy định của nhà nước hay không.

– Chịu trách nhiệm tính toán và xác định tổng dự toán của công trình xây dựng để đưa ra kết quả chuẩn xác nhất cho chủ đầu tư.

– Tính toán một cách chính xác nhất dựa trên khối lượng xây dựng của công trình để có thể kiểm soát hiệu quả chi phí xây dựng trong quá trình nhà thầu thi công triển khai các hạng mục xây dựng trên công trình.
 

ctysongnam2019

Tài xế mới
Muốn làm Giám sát thi công bạn phải có bằng ĐH chuyên ngành Xây dựng và chứng chỉ giám sát. Công trường là… “hộ khẩu thường trú”.

Để các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi…

Architectural


Và trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…

Một công trình thường có 2 giám sát:

– Kỹ sư tư vấn giám sát (TVGS, gọi tắt là giám sát bên A): được chủ đầu tư (CĐT) thuê để tư vấn cho CĐT về tất cả những gì liên quan đến công trình xây dựng, đồng thời giám sát công tác thi công của nhà thầu xây dựng trên cơ sở bản vẻ thiết kế đã được công ty thiết kế lập. Kỹ sư TVGS chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng của công trình.

– Kỹ sư giám sát thi công (GSTC, kỹ thuật B, giám sát B): triển khai bản vẽ thiết kế ra thực địa: chỉ đạo, kiểm tra công nhân thi công theo bản vẻ, hồ sơ thiết kế, hồ sơ trúng thầu đã được CĐT phê duyệt.

Hiện nay, có nhiều tổ chức tư vấn thiết kế đăng ký hành nghề thêm lĩnh vực giám sát thi công bên cạnh chủ đầu tư. Và luật phát cũng có những quy định: Muốn được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, tổ chức tư vấn thiết kế, ngoài những yêu cầu năng lực cho công tác thiết kế, công tác lập dự án còn phải có năng lực về giám sát công trình. Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn thiết kế muốn được hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Chất lượng của một công trình tuỳ thuộc vào người GSTC xây dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một GSTC công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.

Nguồn VietNamNet
Công Ty TNHH Phát Triển Dự Án Song Nam – Hotline : +(84)769 861 168
 

ctysongnam2019

Tài xế mới
Người làm công việc này gọi là “Kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng chất lượng công trình” và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.

Những Điều Cần Biết Về Tư Vấn Giám Sát Là Gì ?



Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.


Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế. Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát.


Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu “tư vấn giám sát xây dựng” công trình.
 

ctysongnam2019

Tài xế mới
Đời người có 3 việc lớn nhất là “Tậu trâu – Cưới vợ – Làm nhà”, do vậy làm nhà hoàn toàn là một việc trọng đại của đời người. Ngôi nhà không chỉ là nơi bạn nghỉ ngơi sinh hoạt mà còn là không gian để gắn kết, sum vầy gia đình sau những giờ lao động mệt nhọc.

Xây nhà là cả một quá trình và cũng là tâm huyết của gia chủ và toàn thể đội ngũ thiết kế và thi công.

Công việc của người làm nghề kiến trúc sư là gì?


Việc thiết kế kiến trúc trước khi triển khai xây dựng giúp tạo nên một không gian sống đẹp, tiện ích, đáp ứng đầy đủ công năng và một môi trường sống thuận tiện, thoải mái cho gia chủ.

Trong xây dựng, bản vẽ thiết kế kiến trúc cũng giống như tấm bản đồ giúp cho chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công nắm được toàn bộ các thành phần kỹ thuật trong một ngôi nhà, từ móng nhà, mặt bằng công năng, hình ảnh 3D của ngôi nhà cho đến bản vẽ chi tiết đường điện, đường nước của ngôi nhà.

Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà?

  • Đảm bảo tính pháp lý cho công trình
  • Bản thiết kế sẽ đảm bảo cho bạn có một ngôi nhà ưng ý nhất
  • Bản vẽ thiết kế nhà giúp tiết kiệm kinh phí và hạn chế phát sinh
  • Tính toán được phong thủy phù hợp với gia chủ khi thiết kế
  • Giúp quản lý được số lượng và chất lượng vật tư xây dựng
  • Bản thiết kế kiến trúc giúp việc sửa chữa sau này được dễ dàng hơn
Vì sao cần thiết kế kiến trúc trước khi xây nhà ?


Đối với một bản vẽ thiết kế kiến trúc hoàn chỉnh sẽ phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố sau

1. Phần kiến trúc

Đó là kiểu dáng ngôi nhà từ ngoài vào trong. Phối cảnh mặt ngoài sẽ giúp gia chủ hình dung được kiểu dáng màu sắc của ngôi nhà sau khi thi công xây dựng hoàn thiện.

Mặt bằng từng tầng chính là mặt cắt của ngôi nhà theo từng tầng thể hiện vị trí kính thước của từng mảng tường, cách đặt vị trí cầu thang, bố trí các phòng, diện tích bố trí từng phòng. Phần này thường có ghi chú rõ ràng để gia chủ dễ hiểu nhất

2. Phần hồ sơ kết cấu

Phần hồ sơ kết cấu sẽ bao gồm:

– Ghi chú quy cách chung trong quá trình thiết kế và thi công
– Mặt bằng móng, chi tiết móng
– Mặt bằng định vị cột, chi tiết kết cấu cột
– Mặt bằng định vị dầm, chi tiết dầm tầng
– Mặt bằng kết cấu sàn tầng
– Mặt bằng định vị lanh tô, chi tiết kế cấu lanh tô
– Thống kê cốt thép

3. Phần điện nước

– Hồ sơ thiết kế chiếu sáng
– Hồ sơ thiết kế ổ cắm
– Hồ sơ thiết kế internet( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế Truyền hình cáp( Nếu có)
– Hồ sơ thiết kế điện thoại( Nếu có)
– Sơ đồ điện thông minh(Miễn phí – Nếu có)
– Thống kê vật tư
– Hồ sơ thiết kế cấp thoát nước
– Thống kê vật tư
 

ctysongnam2019

Tài xế mới

Hiểu rõ về tư vấn giám sát xây dựng

Tư vấn giám sát xây dựng là một đơn vị không thể thiếu nếu muốn có một công trình chất lượng tốt, theo dõi quá trình xây dựng, đảm bảo các hạng mục được thi công theo thỏa thuận hợp đồng và đúng kỹ thuật. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không nắm rõ về chuyên môn thì bộ phận tư vấn giám sát sẽ giúp giải quyết những nỗi lo về chất lượng công trình.

Đây là dịch vụ tư vấn, hướng dẫn các công việc liên quan đến theo dõi quá trình thi công công trình, bao gồm giám sát, lắp đặt thiết bị đối với công trình mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phá dỡ, bảo hành và bảo trì. Công việc này diễn ra xuyên suốt quá trình thi công công trình để luôn đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Sử dụng dịch vụ này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm nhiều chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc.

VÌ SAO KHI XÂY DỰNG NHÀ BẠN PHẢI CÓ TƯ VẤN GIÁM SÁT


Người đảm nhận công việc này phải có năng lực giỏi, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm… thì mới đảm bảo được chất lượng công trình tốt. Vì vậy để trở thành một tư vấn giám sát ngoài việc phải là kỹ sư có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong công việc.

Vai trò của người giám sát xây dựng

– Đảm bảo việc thi công công trình được thực hiện đúng với thiết kế.
– Phát hiện, xử lý các vấn đề mà nhà thầu và chủ đầu tư không rõ.
– Hỗ trợ Chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế xử lý các sai sót trong quá trình thi công.

Nhiệm vụ của tư vấn giám sát công trình là gì?

  • Kiểm tra vật tư, vật liệu
  • Giám sát công trình thi công:
  • Theo dõi – quản lý công trình thi công

Trách nhiệm của kỹ sư tư vấn giám sát công trình là:

– Thực hiện công việc theo đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
– Không nghiệm thu khi không đảm bảo yêu cầu chất lượng.
– Đề xuất ý kiến, báo cáo với chủ đầu tư khi phát hiện những bất hợp lý.
– Không được có những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát.
– Từ chối các yêu cầu không đúng pháp luật.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy phạm.
– Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu hoặc/và đơn vị thi công.
– Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập.
– Chấp nhận và có khả năng bồi thường, xử phạt khi có những trường hợp sai phạm theo quy định.
 

ctysongnam2019

Tài xế mới
Dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng có đặc điểm chung là triển khai thi công nhiều hạng mục công trình có tính chất khác nhau trải rộng trên mặt bằng vài nghìn mét vuông trở lên. Muốn công trình xây dựng nhà máy khu công nghiệp có chất lượng tốt nhất, bên cạnh chú trọng khâu thiết kế và thi công nhất định phải có được sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng chuyên nghiệp.

Để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình cần có đơn vị tư vấn giám sát chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà máy, nhà xưởng.

Khu công nghiệp là tổ hợp lớn bao gồm nhiều xí nghiệp, nhà máy, nhà xưởng, khu chế xuất với đa dạng ngành nghề lĩnh vực, đa dạng hình thức sản xuất. Việt Nam tập trung nhiều khu công nghiệp khắp các tỉnh thành tạo thành các vùng công nghệ trọng điểm, đặc khu kinh tế. Các nhà máy nhà xưởng xây dựng đòi hỏi độ chính xác và độ an toàn cao do vậy không thể thiếu bước giám sát các công đoạn thi công xây dựng.

Tiêu chí đánh giá công ty thiết kế kiến trúc uy tín
 

ctysongnam2019

Tài xế mới

Để các bước trong thiết kế nhà xưởng diễn ra theo quy trình và chất lượng cần phải có chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm.​

Vì nó đòi hỏi phải tính toán bố cục, phối trí các chức năng, hồ sơ kết cấu, bê tông cốt thép, phương án công nghệ…

Thi công nhà máy bia Sapporo


Thi công nhà máy bia Sapporo

Có 2 bước căn bản để thực hiện thiết kế nhà xưởng:

Bước 1: Thiết kế cơ sở. Bước này bao gồm thuyết minh và hồ sơ kỹ thuật thi công nhà xưởng. Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung tóm tắt địa điểm xây dựng , phương án thiết kế, tổng mặt bằng công trình, phương án tuyến công trình đối với các công trình xây dựng theo tuyến, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình, kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án vỡi hạ tầng kỹ thuật của khu vực bên ngoài nhà xưởng.

Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình nhà xưởng. Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo định. Tạo danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng khi thiết kế nhà xưởng.

Về phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm: Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến. Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ của mỗi xưởng. Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc. Và bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình.

Tư vấn thiết kế nhà máy Woodpellet


Tư vấn thiết kế nhà máy Woodpellet

Bước 2: Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Ngoài ra, thiết kế nhà xưởng có 3 tiêu chí quan trọng mà khách hàng cần chú ý:

Đầu tiên. Bố trí tổng mặt bằng phù hợp với sơ đồ công nghệ hiện tại và kế hoạch mở rộng của chủ đầu tư hoặc phân kỳ đầu tư của dự án.

Thứ 2. Am hiểu vật tư và lựa chọn phù hợp với từng đặc điểm của nhà xưởng để sản xuất : Như nhà xưởng sản xuất thuốc, thực phẩm và nhà xưởng sản xuất sơn, cơ khí.
Cuối cùng. Luôn thực hiện tính toán nhiều sơ đồ tính, nhưng chọn ra phương án hợp lý nhất về tiết kiệm và phù hợp nhu cầu sử dụng thiết kế xưởng.
 

miule5791

Tài xế Đồng
Việc tư vấn thiết kế hiệu quả sẽ làm giảm chi phí, thời gian cho Chủ đầu tư rất nhiều. Với dịch vụ đa dạng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. SONG NAM luôn được lựa chọn với sự uy tín, chất lượng và tác phong làm việc nghiêm túc. Nếu bạn đang cần một nhà tư vấn cho công trình xây dựng của bạn đẹp, độc, sáng tạo và chất lượng hãy liên hệ công ty chúng tôi.
 

namviet

Tài xế Đồng
Dịch vụ tư vấn giám sát nhằm đảm bảo chất lượng thi công công trình đúng hồ sơ thiết kế, đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Hỗ trợ thiết kế, xử lý, phát hiện sai sót kỹ thuật, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng thông qua việc giám sát liên tục
 
Top