hungvn168
Tài xế mới
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Tương tư là bài thơ của Nguyễn Bính khai thác đề tài tình yêu đôi lứa, với ngôn từ chân phương, mộc mạc, tính yêu của Nguyễn Bính hiện lên chân thành nhưng không kém phần mãnh liệt. Bài thơ cũng thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng nhất của văn học dân gian đến phong cách thơ của Nguyễn Bính.
Nguồn Sưu Tầm.
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Tương tư là bài thơ của Nguyễn Bính khai thác đề tài tình yêu đôi lứa, với ngôn từ chân phương, mộc mạc, tính yêu của Nguyễn Bính hiện lên chân thành nhưng không kém phần mãnh liệt. Bài thơ cũng thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng nhất của văn học dân gian đến phong cách thơ của Nguyễn Bính.
Nguồn Sưu Tầm.