Suốt ba ngày nay, newsfeed của tôi tràn ngập những dòng chia sẻ của bạn bè từ cả trong và ngoài công ty – rất nhiều bức ảnh, vô vàn lời tâm sự, và không thiếu các bài phân tích.
Thực ra, công ty chúng tôi vốn đã quen với tình huống này, thậm chí ngay từ những ngày đầu tiên, vị trí của chúng tôi – luôn là giữa tâm bão, ngay dưới ánh hào quang. Song, sự kiện lần này có lẽ vẫn quá trọng đại và gây sốc, ngay cả với những kẻ “đạp lên dư luận và cùng tạo phép màu” như chúng tôi: Uber Đông Nam Á, đã sáp nhập vào công ty đối thủ, bằng việc bán toàn bộ mảng kinh doanh ở thị trường này, đổi lấy 27.5% cổ phần của họ .
Với tư cách một nhân viên Uber Việt Nam trong suốt 1.5 năm có lẻ, tôi được quyền và hẳn nên thể hiện chút tình cảm của mình với sự kiện trên, và với công ty. Nhưng tới thời điểm hiện tại, tất cả những gì tôi làm là trì hoãn thông báo và không có bất cứ phản ứng gì trên mạng xã hội, điều mà, theo bạn tôi, thật sự không giống tôi chút nào (vâng, chính tôi – người đã đăng những dòng tâm sự lâm li dạt dào vào ngày kỷ niệm một năm làm việc!!).
Khó có thể lý giải cặn kẽ vì sao tôi lựa chọn viết blog thay vì cập nhật sự kiện cuộc đời “Ride a lifetime with Uber” hay liên tục chia sẻ hashtag #UberOn giống mọi người. Lý do chính, là khi tôi tập tành làm báo đưa tin ở trường Đại học, đã học được một điều rằng: “Tin ngay, hoặc tin hay”. Nếu không cập nhật được thông tin nhanh nhạy như các bạn, thì chí ít tôi có thể viết dài và nhiều một chút, như vậy mới có người like (bởi, viết ra không ai like thì chán chết, thật!). Một lý do phụ nữa (nhưng thực ra còn quan trọng hơn cả lý do chính), là bởi chính tôi còn đang lạ lẫm với cảm xúc của chính bản thân. “Buồn”, “tiếc”, “bồi hồi”, “cay đắng”, “xúc động”, … – chắc chắn là không đủ để bày tỏ hết được nỗi bí bách trong lòng tôi. Mà tôi, bằng tất cả tình cảm của mình dành cho Uber trong 1.5 năm có lẻ kia, không cho phép những tình cảm này vụt qua dễ dàng thế. Nếu không phải tôi, thì ai sẽ lưu giữ những điều này lại? Để sau khi tất cả những câu chuyện trà dư tửu hậu này qua đi – người ta còn bận lòng nhớ đến?
Với tôi và rất nhiều người, và thậm chí còn nhiều người hơn thế nữa, câu chuyện này là lịch sử . Mà lịch sử thì cần được ghi lại – một cách cụ thể nhất, sinh động nhất, đa chiều nhất. Câu chuyện của tôi, một người trong cuộc, hẳn cũng là một góc nhìn đáng được biết tới.
Không nghi ngờ gì, Uber Global đã đưa ra một quyết định sáng suốt vào thời điểm này và có được một thương vụ rất hời: rút lui để giảm lỗ, làm đẹp bản báo cáo tài chính, trấn an các nhà đầu tư, tập trung vào các thị trường ít cạnh tranh và nhiều tiềm năng hơn, chuẩn bị IPO, v.v, danh sách còn kéo dài mãi. Là một kẻ trong cuộc, làm sao mà tôi không hiểu, rằng thị trường này đã “khô máu” đến mức nào, Grab là một đối thủ khó chơi đến thế nào, và việc cố gắng giành từng thị phần ở đây đang tổn hại cho công ty ra sao? Chúng tôi hiểu hết, và thấy mừng cho họ – những người đã quyết định đầu tư khôn ngoan. Quả là một thương vụ win-win tuyệt vời.
Mặt khác, là một người dùng, tôi thấy tiếc cho người dân của hầu hết các nước Đông Nam Á. Thế là trước mắt, không còn khuyến mại nữa, không còn lựa chọn nữa, không còn một ứng dụng thông minh thực thụ nữa. Bất cứ đối thủ mới nào gia nhập thị trường, cũng đều khó có thể chen chân.
Uber Global đã thắng . Nhưng với tất cả chúng tôi, những nhân viên Uber, những đối tác Uber, những người dùng – cả Uber và Grab – tại Đông Nam Á, đó là một ván thua. Mà trớ trêu thay, là những nhân viên vừa mất đi công ty của mình, sự thua cuộc của chúng tôi không phải do sự kém cỏi của chúng tôi, không phải do chúng tôi không đủ mạnh mẽ để tiếp tục chiến đấu, mà đến từ một niềm tin đặt sai chỗ, một sự kiện khách quan chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài chấp nhận.
Từ cách đây vài tuần, rumor về vụ sáp nhập đã được phát tán khắp nơi, nhưng với những từ ngữ còn dè dặt như “negotiating”, “considering”, … Bạn biết đấy, với một công ty luôn ở đầu sóng ngọn gió như Uber, chúng tôi vốn cực kỳ bàng quan với những lời đồn ấy. Do đó, mọi người, mặc cho có rất nhiều câu hỏi, vẫn bình tĩnh làm việc như bình thường, trấn an đối tác, xoa dịu khách hàng, như cách chúng tôi vẫn luôn làm.
Đã có nhiều dấu hiệu từ trước đó báo hiệu thương vụ sáp nhập chuẩn bị diễn ra – các cuộc họp nội bộ, các câu trả lời không rõ ràng, những thay đổi về nhân sự, … khiến chúng tôi đoán trước phần nào; cá nhân tôi còn được thông báo sớm (phần này xin được bỏ qua vì lý do bảo mật thông tin, và đồng thời vì tôi là một nhân viên công tâm).
Ngày 25/03/2018, chúng tôi bắt đầu chia sẻ cho nhau những thông tin đầu tiên từ Bloomberg, với tiêu đề “Uber agrees to sell to Grab in SEA“. Tâm lý chấp nhận dần hình thành trong chúng tôi, và mọi người trong team tôi dường như đã chuẩn bị tinh thần đầy đủ – “Chắc là một tuần nữa…?”
Tôi tỉnh dậy khá muộn vào sáng thứ hai 26/03 với những thông tin nội bộ đầu tiên nhận được như sau:
Cùng những tiếng thở dài (cái này là do tôi tưởng tượng ra).
Phản ứng đầu tiên của tôi? Là buồn cười. Nụ cười có pha chút cay đắng, tự trào, nhưng phần lớn là hào hứng. Nói ra điều này khiến tôi như một đứa nhân viên vô ơn và mất dạy, nhưng thực tình tôi hiếm khi nào đi làm trong trạng thái hào hứng, trông đợi đến vậy. Trông đợi những sự kiện chuẩn bị xảy đến, trông đợi phản ứng của mọi người xung quanh. Thú nhận đi, đã bao nhiêu lần bạn được chứng kiến một câu chuyện lịch sử với vai trò là người trong cuộc? Làm sao có thể không hào hứng cho được? Hơn nữa, điều mà ta không thể thay đổi, thì hãy mỉm cười mà chấp nhận, chẳng phải vậy hay sao?
À, để tôi nói thêm lý do vì sao tôi lại đặc biệt hào hứng và sự kiện này lại đặc biệt buồn cười!
26/03/2018, vốn là ngày chúng tôi dự định khai trương văn phòng mới tại TP Hồ Chí Minh! Một văn phòng nguyên-một-tầng-lầu tại E-town quận 4, với view 360 độ, riêng pantry cũng đã rộng bằng nguyên văn phòng cũ, với hơn 20 phòng họp và không gian đẹp hơn cả quán cafe của chúng tôi!
Tất cả những nhân viên Uber Sài Gòn đi làm vào ngày hôm đó, đều là lần đầu tiên sử dụng thẻ thang máy, thẻ nhân viên, lần đầu được chạm vào bàn làm việc mới của mình. Và trớ trêu thay, cũng là lần cuối cùng.
Tất cả những đồ ăn, thức uống, trái cây bày biện đẹp đẽ trên mặt bàn bếp của chúng tôi hôm đó, là dành cho bữa tiệc khai-trương-kèm-tạm-biệt.
Tôi gọi cho đồng nghiệp để được mở cửa vào văn phòng vì thẻ của tôi bị từ chối. Máy tính công ty phát cho tôi không đăng nhập vào được nữa. Tôi ngồi vào booth 11117, nơi đáng lẽ ra sẽ là chỗ làm việc mới của tôi, chỉ để mang laptop và sạc ra khỏi balo, đến nộp lại cho IT.
Đồng nghiệp của tôi vội vã gọi điện cho vendor và kho bãi, để họ tạm dừng toàn bộ hoạt động được lên lịch trước đó.
Một người đồng nghiệp khác, đang trong kỳ nghỉ mát, cũng vội vàng bắt chuyến bay gần nhất để quay về.
Hôm đó, chúng tôi nhìn nhau cười rất lâu – với cả những người đồng nghiệp cũ đến thăm, với những người bạn từ team khác mà tôi chưa bao giờ gặp, với những người sếp không che giấu nổi sự bất đắc dĩ và khó xử trong ánh mắt. Nụ cười hiếm khi tắt trên môi chúng tôi, khi ngồi trên bộ bàn ghế mới để đọc những thông báo từ Uber và Grab, khi lắng nghe những câu hỏi ngây ngô và những câu trả lời mập mờ trong buổi họp nhân viên, khi cùng nhau ra về – rời khỏi một nơi chúng tôi chưa từng gắn bó nhưng đã quá quyến luyến. Tiếc thật, tôi còn chưa kịp biết tên tất cả các phòng họp – tôi cười cho cả sự đáng tiếc ấy, vì ngoài cười ra, còn cách nào khác nữa đâu?
Nhắc lại những điều này, tôi thấy xót xa vô cùng, và thực sự tàn nhẫn với những người bạn Uber của tôi – đang phải sống lại cảm giác ngày hôm đó một lần nữa. Nhưng việc nhắc lại là cần thiết, vì sau mỗi cú sốc, chúng ta đều trải qua sự Tê liệt, Chối bỏ, Chiêm nghiệm, sau đó là Chấp nhận và Hồi phục. Chúng ta càng suy nghĩ nhiều về cú sốc này, chúng ta càng mau chấp nhận nó và hồi phục nhanh hơn. Hãy tin tôi, và hiểu cho tôi.
Hãy công nhận với tôi một điều rằng, đồng nghiệp là mối quan hệ cực kỳ phức tạp – nhiều lúc còn gần hơn người thân, vì họ biết hết các vấn đề hàng ngày của bạn, nhưng đôi khi xa chẳng khác gì người lạ, bởi hiếm khi chia sẻ những tâm tư thầm kín với nhau. Đồng nghiệp của tôi cũng thế, là những người tôi ăn trưa cùng, dành gần chục tiếng mỗi ngày để tiếp xúc chuyện trò, nhưng luôn còn khoảng cách.
Cho đến ngày hôm ấy.
Người sếp mà tôi thường quen xuất hiện trong những bộ đầm lộng lẫy, hôm ấy nhợt nhạt trong chiếc áo Uber, khóc lặng người, xin lỗi chúng tôi. Người bạn cứng rắn nhất của tôi, nước mắt lưng tròng tạm biệt nơi bạn đã gắn bó 2 năm – nghe chẳng đáng là bao, nhưng là toàn bộ quãng thời gian làm việc của bạn sau khi ra trường. Có những đồng nghiệp đã ở đây từ trước tôi rất lâu, bắt đầu bằng công việc gọi điện thoại mời từng đối tác, ngồi trong góc quán cafe làm thủ tục cho từng tài xế, đội nắng mưa ở trạm xăng để phát từng tờ rơi, chạy đôn đáo ở trường đại học để đăng ký cho từng người dùng. Ngày hôm ấy, tất cả những ký ức ấy ùa về, nhắc nhở họ mình đã hy sinh nhường nào, nhận được những gì, và sắp đánh mất đi điều gì. Họ nhìn nhau, cố kìm nén cảm xúc của mình, và rồi bất lực, đành để vỡ òa.
Tôi không khóc trong ngày hôm ấy . Có sao đâu, rất nhiều người không khóc. Mỗi người có trải nghiệm khác nhau, và cách phản ứng cũng khác nhau, nên không việc gì phải đánh giá nhau qua vài giọt nước mắt, phải không?
Bạn lắc đầu, bảo tôi:
“Mày mà không khóc? Mày á? Cái người mới cách đây vài tháng vừa viết tâm thư dạt dào tình cảm về Uber? Nghe không đúng tẹo nào!”
Tôi ngập ngừng:
“Ừ thì, có nhiều lý do để dặn mình không được khóc.”
Rằng, nếu tôi mà khóc ra, thì tất cả những chuyện này đã thành sự thật mất. Tôi thiết nghĩ, nếu tôi cứ tiếp tục cười rạng rỡ thế này, tiếp tục vui vẻ pha trò thế này, có lẽ, mọi chuyện sẽ hóa như một trò đùa, một sự thay đổi nho nhỏ, một sự kiện không-đến-nỗi-trọng-đại-đến-thế!
Rằng, một khi tôi rơi nước mắt, tức là tôi đã thua cuộc chiến này. Rằng những kẻ kia, dù họ là ai, cũng đã làm tốt hơn tôi, hơn chúng tôi, và buộc chúng tôi phải lùi bước. Nhìn xem, đó là cái công ty nước ngoài đã rút khỏi Đông Nam Á vì làm ăn thua lỗ! Tôi biết điều đấy không đúng, nhưng ai quan tâm cơ chứ? Họ chỉ cần một kẻ bại trận để thương hại và mỉa mai mà thôi. Và đáng thương thay, chúng tôi lại chính là kẻ đó.
Rằng, kể cả tôi khóc, liệu có ai khóc cùng tôi không? Tại một văn phòng xa lạ, giữa những con người còn xa lạ hơn (thật buồn, nhưng đó là sự thật), nếu chỉ sáu chúng tôi cùng khóc – cảnh tượng đó liệu có phải quá tang thương? Giả như, đặt tôi tại 83B Lý Thường Kiệt, bên cạnh những gương mặt thân quen, nhìn những người sếp vẫn hàng ngày mắng nhiếc chúng tôi, có lẽ, tôi sẽ chẳng màng điều gì nữa mà òa khóc cùng họ.
Tôi không khóc, nhưng đêm hôm đó, chúng tôi ngồi cùng nhau tới gần sáng. Để bộc lộ với nhau nỗi niềm mà không một ai ngoài cuộc hiểu, để chia sẻ với nhau những câu chuyện gia đình, để nói với nhau những điều chưa bao giờ dám nói.
Đêm hôm đó, tại Hà Nội, mấy chục con người cùng ôm nhau hát nghêu ngao từ quán nhậu tới bờ hồ.
Đêm hôm đó, tại Đà Nẵng và Nha Trang, những chai bia được cạn tới giọt cuối cùng.
Đêm hôm đó, chúng tôi cần nhau để làm dịu đi nỗi bàng hoàng , tức giận , và tang thương chỉ mình chúng tôi biết đến.
Đêm hôm đó, chúng tôi trở thành những người anh em.
Hóa ra ta đã đồng hành xa đến vậy
Thú thực, từ khi thông báo được đưa ra, ngoài nội bộ, tôi quan tâm nhất còn là phản ứng của các đối tác và khách hàng. Bật mí thêm, hàng ngày chúng tôi cùng họ có một mối quan hệ khá mâu thuẫn – hợp tác với nhau, cân bằng nhu cầu của nhau, nhưng chưa bao giờ thực sự vừa lòng. Đó cũng là một đặc điểm thuộc về bản chất của mô hình này: Đối tác thì thích làm ít nhưng nhiều quyền lợi; khách hàng thì mong sản phẩm tốt mà giá lại phải rẻ; chúng tôi thì muốn đối tác chạy nhiều hơn, khách hàng đi nhiều hơn và bớt những mong chờ vô lý đi. Mỗi ngày, việc đọc phản hồi tiêu cực đã thành thói quen của chúng tôi, thường xuyên còn hơn ăn cơm bữa.
Ấy thế nên, sau vụ sáp nhập, khi những diễn đàn không còn chê bai, những bài đăng cũng không còn gặp sự chỉ trích thường ngày, thay vào đấy là những dòng chia sẻ mùi mẫn, thương tiếc, dạt dào tình cảm, tôi không khỏi giật mình. Lạ nhỉ, phải đến khi gần xa cách, người ta mới nhận ra những điều tốt đẹp về nhau.
Tôi đoán không chỉ tôi, mà tất cả những nhân viên Uber, vào thời điểm này cũng trở nên đa cảm – đọc những dòng chia sẻ của khách mà thấy bồi hồi, thoáng thấy màu áo quen thuộc kia trên đường là mắt lại rưng rưng. Đến sau cùng, chúng tôi vẫn thương họ, và biết ơn họ đến khó diễn tả thành lời.
Một ngày không xa nữa, ở Việt Nam, màu áo xanh đó chắc sẽ trở nên khó gặp, ứng dụng kia cũng không còn dùng được nữa, nhưng tất cả những lời khen chê và sự tiếc nuối – của hôm qua và hôm nay – sẽ vẫn còn đó, trở thành bằng chứng cho hành trình chúng ta đã đi cùng nhau. Hóa ra, ta đã đồng hành xa đến vậy.
Một phần của việc sáp nhập là chúng tôi về cùng một nhà với “bọn họ”, những người bạn xanh lá mà chúng tôi chẳng còn xa lạ gì. Xin lỗi nếu bạn thấy khó chịu vì sự cực đoan trong câu chữ của tôi. Làm sao tôi không cực đoan cho được? Khi trước giờ tình cảnh của chúng tôi luôn là đối đầu, so sánh? Sao không mỉa mai cho được? Khi những giá trị, con người, thậm chí là màu sắc, trước nay chúng tôi đã quen không ưa, giờ lại phải tập yêu thương? Chỉ nhắc đến thôi đã thấy khó khăn rồi.
Nói kỹ hơn về mối quan hệ của Uber và Grab tại Việt Nam. Đối-thủ-không-đội-trời-chung thì khỏi nói, đối-tác-cùng-cạnh-tranh-với-taxi-truyền-thống thì cũng đã rõ ràng, nhưng còn vô vàn mối liên hệ phức tạp khác – mà tùy bộ phận, tùy công việc tại Uber, chúng tôi lại có những định nghĩa riêng.
Là từng mã khuyến mãi chúng tôi chụp ảnh và lưu về để phân tích.
Là từng dòng content chúng tôi ngồi đọc để vừa học vừa bắt lỗi.
Là từng đối tác tài xế chúng tôi lân la trà đá, rình mò trạm xăng, quẩn quanh siêu thị, để thuyết phục họ chạy thêm ứng dụng của chúng tôi.
Là rất rất nhiều giờ phân tích, đối chiếu, lên kế hoạch.
Vừa là kim chỉ nam, vừa là tiêu chuẩn đánh giá, vừa là động lực phấn đấu. Ít ra là từ phía chúng tôi.
Đối đầu nhau quá lâu, đã có quá nhiều định kiến. Với nhiều người trong chúng tôi, chẳng thà thất nghiệp chứ không theo “họ” được! Khắc nghiệt đến như vậy!
Ngày hôm qua, tại trung tâm hỗ trợ đối tác (vốn là) của chúng tôi, mỗi nửa văn phòng là một màu áo nhân viên đối lập nhau. Chúng tôi và họ – giao tiếp qua loa, nhìn nhau khó xử, lắc đầu ngao ngán: Một nhà ư? Khó lắm, chịu thôi!
Tôi không biết đã có ai từng đứng ở vị trí này, và liệu có ai còn phải trải qua hoàn cảnh này như tôi hay không, nhưng có một điều chắc chắn: Với tôi, với chúng tôi, đây sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ trong đời, một câu chuyện sẽ còn được kể lại nhiều lần khi chúng tôi sẵn sàng, một lịch sử mà chúng tôi đã trực tiếp tạo nên.
Công chúng, dư luận, những người ngoài cuộc, hãy giúp tôi một điều! Hãy thương tiếc chúng tôi, hãy khen ngợi chúng tôi, hãy buồn cùng chúng tôi, hãy cùng chúng tôi chia sẻ hashtag #UberON, #UberLOVE, #Onwards, v.v. Nhưng sự tức giận, bàng hoàng, và tang thương của chúng tôi, các bạn hãy chỉ nên đứng ngoài và nhìn vào thôi, đừng gặng hỏi chúng tôi chỉ vì nỗi tò mò. Bởi mỗi lần phải giương nụ cười này cho các bạn, mỗi lần phải giải thích lại câu chuyện này cho những người ngoài cuộc, chúng tôi đều cảm thấy mệt mỏi và bất đắc dĩ đến cùng cực.
Chia tay Uber, một phần tuổi trẻ của tôi, tạm biệt những cố gắng, kỷ niệm của mình trong suốt hơn 1.5 năm, lòng tôi chưa bao giờ phức tạp như thế – cảm xúc này quá chân thật, quá tàn nhẫn, nhưng cũng thực sự đáng để khắc cốt ghi tâm. Tôi thấy mình yêu Uber như yêu quý một người bạn quen thân sắp phải lên đường du học và nhập cư nước ngoài – dù rằng sắp tới sẽ chẳng còn thấy bạn quanh đây, tôi vẫn tin cả hai còn có ngày gặp lại. Ở một nơi khác, vào một ngày khác, câu chuyện ấy sẽ còn được viết tiếp.
Và gửi tới những người bạn Uber yêu quý của tôi: Một lần nữa, hãy bỏ qua những tiếng ồn ngoài kia, và tiếp tục tạo thêm nhiều phép màu nữa nhé!
Tác giả: Duyên Phạm - City Operations tại Uber TPHCM
Thực ra, công ty chúng tôi vốn đã quen với tình huống này, thậm chí ngay từ những ngày đầu tiên, vị trí của chúng tôi – luôn là giữa tâm bão, ngay dưới ánh hào quang. Song, sự kiện lần này có lẽ vẫn quá trọng đại và gây sốc, ngay cả với những kẻ “đạp lên dư luận và cùng tạo phép màu” như chúng tôi: Uber Đông Nam Á, đã sáp nhập vào công ty đối thủ, bằng việc bán toàn bộ mảng kinh doanh ở thị trường này, đổi lấy 27.5% cổ phần của họ .
Khó có thể lý giải cặn kẽ vì sao tôi lựa chọn viết blog thay vì cập nhật sự kiện cuộc đời “Ride a lifetime with Uber” hay liên tục chia sẻ hashtag #UberOn giống mọi người. Lý do chính, là khi tôi tập tành làm báo đưa tin ở trường Đại học, đã học được một điều rằng: “Tin ngay, hoặc tin hay”. Nếu không cập nhật được thông tin nhanh nhạy như các bạn, thì chí ít tôi có thể viết dài và nhiều một chút, như vậy mới có người like (bởi, viết ra không ai like thì chán chết, thật!). Một lý do phụ nữa (nhưng thực ra còn quan trọng hơn cả lý do chính), là bởi chính tôi còn đang lạ lẫm với cảm xúc của chính bản thân. “Buồn”, “tiếc”, “bồi hồi”, “cay đắng”, “xúc động”, … – chắc chắn là không đủ để bày tỏ hết được nỗi bí bách trong lòng tôi. Mà tôi, bằng tất cả tình cảm của mình dành cho Uber trong 1.5 năm có lẻ kia, không cho phép những tình cảm này vụt qua dễ dàng thế. Nếu không phải tôi, thì ai sẽ lưu giữ những điều này lại? Để sau khi tất cả những câu chuyện trà dư tửu hậu này qua đi – người ta còn bận lòng nhớ đến?
Với tôi và rất nhiều người, và thậm chí còn nhiều người hơn thế nữa, câu chuyện này là lịch sử . Mà lịch sử thì cần được ghi lại – một cách cụ thể nhất, sinh động nhất, đa chiều nhất. Câu chuyện của tôi, một người trong cuộc, hẳn cũng là một góc nhìn đáng được biết tới.
Với Uber, đây là một chiến thắng?
Mặt khác, là một người dùng, tôi thấy tiếc cho người dân của hầu hết các nước Đông Nam Á. Thế là trước mắt, không còn khuyến mại nữa, không còn lựa chọn nữa, không còn một ứng dụng thông minh thực thụ nữa. Bất cứ đối thủ mới nào gia nhập thị trường, cũng đều khó có thể chen chân.
Uber Global đã thắng . Nhưng với tất cả chúng tôi, những nhân viên Uber, những đối tác Uber, những người dùng – cả Uber và Grab – tại Đông Nam Á, đó là một ván thua. Mà trớ trêu thay, là những nhân viên vừa mất đi công ty của mình, sự thua cuộc của chúng tôi không phải do sự kém cỏi của chúng tôi, không phải do chúng tôi không đủ mạnh mẽ để tiếp tục chiến đấu, mà đến từ một niềm tin đặt sai chỗ, một sự kiện khách quan chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài chấp nhận.
Từ buổi sáng lịch sử – văn phòng, laptop và chiếc thẻ nhân viên…
Đã có nhiều dấu hiệu từ trước đó báo hiệu thương vụ sáp nhập chuẩn bị diễn ra – các cuộc họp nội bộ, các câu trả lời không rõ ràng, những thay đổi về nhân sự, … khiến chúng tôi đoán trước phần nào; cá nhân tôi còn được thông báo sớm (phần này xin được bỏ qua vì lý do bảo mật thông tin, và đồng thời vì tôi là một nhân viên công tâm).
Ngày 25/03/2018, chúng tôi bắt đầu chia sẻ cho nhau những thông tin đầu tiên từ Bloomberg, với tiêu đề “Uber agrees to sell to Grab in SEA“. Tâm lý chấp nhận dần hình thành trong chúng tôi, và mọi người trong team tôi dường như đã chuẩn bị tinh thần đầy đủ – “Chắc là một tuần nữa…?”
Tôi tỉnh dậy khá muộn vào sáng thứ hai 26/03 với những thông tin nội bộ đầu tiên nhận được như sau:
“Mọi người lên văn phòng họp…”
“Trước 12h trưa nay trả máy tính…”
Cùng những tiếng thở dài (cái này là do tôi tưởng tượng ra).
Phản ứng đầu tiên của tôi? Là buồn cười. Nụ cười có pha chút cay đắng, tự trào, nhưng phần lớn là hào hứng. Nói ra điều này khiến tôi như một đứa nhân viên vô ơn và mất dạy, nhưng thực tình tôi hiếm khi nào đi làm trong trạng thái hào hứng, trông đợi đến vậy. Trông đợi những sự kiện chuẩn bị xảy đến, trông đợi phản ứng của mọi người xung quanh. Thú nhận đi, đã bao nhiêu lần bạn được chứng kiến một câu chuyện lịch sử với vai trò là người trong cuộc? Làm sao có thể không hào hứng cho được? Hơn nữa, điều mà ta không thể thay đổi, thì hãy mỉm cười mà chấp nhận, chẳng phải vậy hay sao?
À, để tôi nói thêm lý do vì sao tôi lại đặc biệt hào hứng và sự kiện này lại đặc biệt buồn cười!
26/03/2018, vốn là ngày chúng tôi dự định khai trương văn phòng mới tại TP Hồ Chí Minh! Một văn phòng nguyên-một-tầng-lầu tại E-town quận 4, với view 360 độ, riêng pantry cũng đã rộng bằng nguyên văn phòng cũ, với hơn 20 phòng họp và không gian đẹp hơn cả quán cafe của chúng tôi!
Tất cả những nhân viên Uber Sài Gòn đi làm vào ngày hôm đó, đều là lần đầu tiên sử dụng thẻ thang máy, thẻ nhân viên, lần đầu được chạm vào bàn làm việc mới của mình. Và trớ trêu thay, cũng là lần cuối cùng.
Tất cả những đồ ăn, thức uống, trái cây bày biện đẹp đẽ trên mặt bàn bếp của chúng tôi hôm đó, là dành cho bữa tiệc khai-trương-kèm-tạm-biệt.
Tôi gọi cho đồng nghiệp để được mở cửa vào văn phòng vì thẻ của tôi bị từ chối. Máy tính công ty phát cho tôi không đăng nhập vào được nữa. Tôi ngồi vào booth 11117, nơi đáng lẽ ra sẽ là chỗ làm việc mới của tôi, chỉ để mang laptop và sạc ra khỏi balo, đến nộp lại cho IT.
Đồng nghiệp của tôi vội vã gọi điện cho vendor và kho bãi, để họ tạm dừng toàn bộ hoạt động được lên lịch trước đó.
Một người đồng nghiệp khác, đang trong kỳ nghỉ mát, cũng vội vàng bắt chuyến bay gần nhất để quay về.
Hôm đó, chúng tôi nhìn nhau cười rất lâu – với cả những người đồng nghiệp cũ đến thăm, với những người bạn từ team khác mà tôi chưa bao giờ gặp, với những người sếp không che giấu nổi sự bất đắc dĩ và khó xử trong ánh mắt. Nụ cười hiếm khi tắt trên môi chúng tôi, khi ngồi trên bộ bàn ghế mới để đọc những thông báo từ Uber và Grab, khi lắng nghe những câu hỏi ngây ngô và những câu trả lời mập mờ trong buổi họp nhân viên, khi cùng nhau ra về – rời khỏi một nơi chúng tôi chưa từng gắn bó nhưng đã quá quyến luyến. Tiếc thật, tôi còn chưa kịp biết tên tất cả các phòng họp – tôi cười cho cả sự đáng tiếc ấy, vì ngoài cười ra, còn cách nào khác nữa đâu?
“Kể từ 3h chiều nay, mọi tài sản của Uber, bao gồm văn phòng các bạn đang đứng, và chính bản thân các bạn, đều thuộc về Grab.”
Nhắc lại những điều này, tôi thấy xót xa vô cùng, và thực sự tàn nhẫn với những người bạn Uber của tôi – đang phải sống lại cảm giác ngày hôm đó một lần nữa. Nhưng việc nhắc lại là cần thiết, vì sau mỗi cú sốc, chúng ta đều trải qua sự Tê liệt, Chối bỏ, Chiêm nghiệm, sau đó là Chấp nhận và Hồi phục. Chúng ta càng suy nghĩ nhiều về cú sốc này, chúng ta càng mau chấp nhận nó và hồi phục nhanh hơn. Hãy tin tôi, và hiểu cho tôi.
Đêm ấy, chúng tôi có thêm những người anh em
Cho đến ngày hôm ấy.
Người sếp mà tôi thường quen xuất hiện trong những bộ đầm lộng lẫy, hôm ấy nhợt nhạt trong chiếc áo Uber, khóc lặng người, xin lỗi chúng tôi. Người bạn cứng rắn nhất của tôi, nước mắt lưng tròng tạm biệt nơi bạn đã gắn bó 2 năm – nghe chẳng đáng là bao, nhưng là toàn bộ quãng thời gian làm việc của bạn sau khi ra trường. Có những đồng nghiệp đã ở đây từ trước tôi rất lâu, bắt đầu bằng công việc gọi điện thoại mời từng đối tác, ngồi trong góc quán cafe làm thủ tục cho từng tài xế, đội nắng mưa ở trạm xăng để phát từng tờ rơi, chạy đôn đáo ở trường đại học để đăng ký cho từng người dùng. Ngày hôm ấy, tất cả những ký ức ấy ùa về, nhắc nhở họ mình đã hy sinh nhường nào, nhận được những gì, và sắp đánh mất đi điều gì. Họ nhìn nhau, cố kìm nén cảm xúc của mình, và rồi bất lực, đành để vỡ òa.
Tôi không khóc trong ngày hôm ấy . Có sao đâu, rất nhiều người không khóc. Mỗi người có trải nghiệm khác nhau, và cách phản ứng cũng khác nhau, nên không việc gì phải đánh giá nhau qua vài giọt nước mắt, phải không?
Bạn lắc đầu, bảo tôi:
“Mày mà không khóc? Mày á? Cái người mới cách đây vài tháng vừa viết tâm thư dạt dào tình cảm về Uber? Nghe không đúng tẹo nào!”
Tôi ngập ngừng:
“Ừ thì, có nhiều lý do để dặn mình không được khóc.”
Rằng, nếu tôi mà khóc ra, thì tất cả những chuyện này đã thành sự thật mất. Tôi thiết nghĩ, nếu tôi cứ tiếp tục cười rạng rỡ thế này, tiếp tục vui vẻ pha trò thế này, có lẽ, mọi chuyện sẽ hóa như một trò đùa, một sự thay đổi nho nhỏ, một sự kiện không-đến-nỗi-trọng-đại-đến-thế!
Rằng, một khi tôi rơi nước mắt, tức là tôi đã thua cuộc chiến này. Rằng những kẻ kia, dù họ là ai, cũng đã làm tốt hơn tôi, hơn chúng tôi, và buộc chúng tôi phải lùi bước. Nhìn xem, đó là cái công ty nước ngoài đã rút khỏi Đông Nam Á vì làm ăn thua lỗ! Tôi biết điều đấy không đúng, nhưng ai quan tâm cơ chứ? Họ chỉ cần một kẻ bại trận để thương hại và mỉa mai mà thôi. Và đáng thương thay, chúng tôi lại chính là kẻ đó.
Rằng, kể cả tôi khóc, liệu có ai khóc cùng tôi không? Tại một văn phòng xa lạ, giữa những con người còn xa lạ hơn (thật buồn, nhưng đó là sự thật), nếu chỉ sáu chúng tôi cùng khóc – cảnh tượng đó liệu có phải quá tang thương? Giả như, đặt tôi tại 83B Lý Thường Kiệt, bên cạnh những gương mặt thân quen, nhìn những người sếp vẫn hàng ngày mắng nhiếc chúng tôi, có lẽ, tôi sẽ chẳng màng điều gì nữa mà òa khóc cùng họ.
Tôi không khóc, nhưng đêm hôm đó, chúng tôi ngồi cùng nhau tới gần sáng. Để bộc lộ với nhau nỗi niềm mà không một ai ngoài cuộc hiểu, để chia sẻ với nhau những câu chuyện gia đình, để nói với nhau những điều chưa bao giờ dám nói.
Đêm hôm đó, tại Hà Nội, mấy chục con người cùng ôm nhau hát nghêu ngao từ quán nhậu tới bờ hồ.
Đêm hôm đó, tại Đà Nẵng và Nha Trang, những chai bia được cạn tới giọt cuối cùng.
Đêm hôm đó, chúng tôi cần nhau để làm dịu đi nỗi bàng hoàng , tức giận , và tang thương chỉ mình chúng tôi biết đến.
Đêm hôm đó, chúng tôi trở thành những người anh em.
Hóa ra ta đã đồng hành xa đến vậy
Thú thực, từ khi thông báo được đưa ra, ngoài nội bộ, tôi quan tâm nhất còn là phản ứng của các đối tác và khách hàng. Bật mí thêm, hàng ngày chúng tôi cùng họ có một mối quan hệ khá mâu thuẫn – hợp tác với nhau, cân bằng nhu cầu của nhau, nhưng chưa bao giờ thực sự vừa lòng. Đó cũng là một đặc điểm thuộc về bản chất của mô hình này: Đối tác thì thích làm ít nhưng nhiều quyền lợi; khách hàng thì mong sản phẩm tốt mà giá lại phải rẻ; chúng tôi thì muốn đối tác chạy nhiều hơn, khách hàng đi nhiều hơn và bớt những mong chờ vô lý đi. Mỗi ngày, việc đọc phản hồi tiêu cực đã thành thói quen của chúng tôi, thường xuyên còn hơn ăn cơm bữa.
Ấy thế nên, sau vụ sáp nhập, khi những diễn đàn không còn chê bai, những bài đăng cũng không còn gặp sự chỉ trích thường ngày, thay vào đấy là những dòng chia sẻ mùi mẫn, thương tiếc, dạt dào tình cảm, tôi không khỏi giật mình. Lạ nhỉ, phải đến khi gần xa cách, người ta mới nhận ra những điều tốt đẹp về nhau.
Tôi đoán không chỉ tôi, mà tất cả những nhân viên Uber, vào thời điểm này cũng trở nên đa cảm – đọc những dòng chia sẻ của khách mà thấy bồi hồi, thoáng thấy màu áo quen thuộc kia trên đường là mắt lại rưng rưng. Đến sau cùng, chúng tôi vẫn thương họ, và biết ơn họ đến khó diễn tả thành lời.
Gặp “những người bạn mới”
Nói kỹ hơn về mối quan hệ của Uber và Grab tại Việt Nam. Đối-thủ-không-đội-trời-chung thì khỏi nói, đối-tác-cùng-cạnh-tranh-với-taxi-truyền-thống thì cũng đã rõ ràng, nhưng còn vô vàn mối liên hệ phức tạp khác – mà tùy bộ phận, tùy công việc tại Uber, chúng tôi lại có những định nghĩa riêng.
Là từng mã khuyến mãi chúng tôi chụp ảnh và lưu về để phân tích.
Là từng dòng content chúng tôi ngồi đọc để vừa học vừa bắt lỗi.
Là từng đối tác tài xế chúng tôi lân la trà đá, rình mò trạm xăng, quẩn quanh siêu thị, để thuyết phục họ chạy thêm ứng dụng của chúng tôi.
Là rất rất nhiều giờ phân tích, đối chiếu, lên kế hoạch.
Vừa là kim chỉ nam, vừa là tiêu chuẩn đánh giá, vừa là động lực phấn đấu. Ít ra là từ phía chúng tôi.
Đối đầu nhau quá lâu, đã có quá nhiều định kiến. Với nhiều người trong chúng tôi, chẳng thà thất nghiệp chứ không theo “họ” được! Khắc nghiệt đến như vậy!
Ngày hôm qua, tại trung tâm hỗ trợ đối tác (vốn là) của chúng tôi, mỗi nửa văn phòng là một màu áo nhân viên đối lập nhau. Chúng tôi và họ – giao tiếp qua loa, nhìn nhau khó xử, lắc đầu ngao ngán: Một nhà ư? Khó lắm, chịu thôi!
Lời kết cho “những kẻ tạo phép màu”
Công chúng, dư luận, những người ngoài cuộc, hãy giúp tôi một điều! Hãy thương tiếc chúng tôi, hãy khen ngợi chúng tôi, hãy buồn cùng chúng tôi, hãy cùng chúng tôi chia sẻ hashtag #UberON, #UberLOVE, #Onwards, v.v. Nhưng sự tức giận, bàng hoàng, và tang thương của chúng tôi, các bạn hãy chỉ nên đứng ngoài và nhìn vào thôi, đừng gặng hỏi chúng tôi chỉ vì nỗi tò mò. Bởi mỗi lần phải giương nụ cười này cho các bạn, mỗi lần phải giải thích lại câu chuyện này cho những người ngoài cuộc, chúng tôi đều cảm thấy mệt mỏi và bất đắc dĩ đến cùng cực.
Chia tay Uber, một phần tuổi trẻ của tôi, tạm biệt những cố gắng, kỷ niệm của mình trong suốt hơn 1.5 năm, lòng tôi chưa bao giờ phức tạp như thế – cảm xúc này quá chân thật, quá tàn nhẫn, nhưng cũng thực sự đáng để khắc cốt ghi tâm. Tôi thấy mình yêu Uber như yêu quý một người bạn quen thân sắp phải lên đường du học và nhập cư nước ngoài – dù rằng sắp tới sẽ chẳng còn thấy bạn quanh đây, tôi vẫn tin cả hai còn có ngày gặp lại. Ở một nơi khác, vào một ngày khác, câu chuyện ấy sẽ còn được viết tiếp.
Và gửi tới những người bạn Uber yêu quý của tôi: Một lần nữa, hãy bỏ qua những tiếng ồn ngoài kia, và tiếp tục tạo thêm nhiều phép màu nữa nhé!
Tác giả: Duyên Phạm - City Operations tại Uber TPHCM