Vất vả cực nhọc từ nghề thu mua nhôm phế liệu

phelieusatthep

Tài xế mới
Vất vả cực nhọc từ nghề thu mua nhôm phế liệu
Hòa trong dòng người hối hả, thỉnh thoảng trên đường lại bắt gặp chiếc xe tay đẩy chở đồ phế liệu, hay đôi quang gánh hàng sách báo cũ nặng trĩu trên vai. Nghề thu mua nhôm phế liệu nhiều cực khổ, vất vả nhưng thường được người nghèo chọn để mưu sinh, bởi nghề này không phải đầu tư nhiều vốn.


Chị Nguyễn Thị Tư - chủ vựa phế liệu ở đường Hai Bà Trưng, phường 2, TP.Cao Lãnh cho biết: “Người nghèo chọn nghề này vì không cần tiền vốn nhiều, chỉ cần vài trăm ngàn để đi thu mua và bán lại cho vựa. Từ đây đến Tết là thời gian cao điểm. Gần đây giá cả thu mua nhôm phế liệu lên xuống thất thường nên nguồn thu nhập của người mua, bán phế liệu cũng bấp bênh...”.

Mỗi vựa phế liệu thường có nhiều người đi thu gom dạo mang về cân ký lại, mỗi kg người mua dạo lời từ 3.000 - 5.000 đồng (tùy theo loại vật liệu mua được). Phế liệu sau khi thu mua về, được xử lý cho gọn gàng, sau đó đóng kiện chở lên Sài Gòn bán cho các vựa lớn hơn. Người đi mua dạo phải chạy xe, đi bộ rong ruổi cả ngày. Chị Nguyễn Thị Ánh ngụ tổ 32, phường 6, TP.Cao Lãnh cho biết: “Tôi làm nghề thu mua nhôm phế liệu giá cao được 7 năm, mỗi ngày đẩy xe đi mua đồ cũ về bán cho vựa, hôm nào đắt tôi kiếm được 50.000 - 60.000 đồng, còn ế thì 30.000 - 40.000 đồng. Dù nắng hay mưa cũng phải đi thu mua để kiếm tiền...”.

vat-va-cuc-nhoc-tu-nghe-thu-mua-nhom-phe-lieu.JPG


Do rong ruổi cả ngày trên đường, từ ngoài đường lớn, đến hẻm nhỏ nên những người làm nghề này thường mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm ở nhà. Chị Nguyễn Thị Cúc ngụ đường Nguyễn Thái Học, phường 4 cho biết: “Sáng xong việc nhà là tôi bắt đầu đẩy xe đi đến 5, 6 giờ chiều mới về. Đi tìm mua đồ phế liệu thường mỗi ngày chỉ ăn bữa cơm sáng rồi đến chiều về ăn luôn. Buổi trưa đói, mệt thì tìm chỗ ngồi nghỉ, mua gì ăn tạm, nhưng ít dám ăn vì để dành tiền về lo cho gia đình. Hôm nào mua được sắt, nhôm, thu mua đồng phế liệu “trúng mánh” thì lời được vài chục ngàn đồng, còn mua giấy báo, tập, sách thì được 20.000 đồng - 30.000 đồng/ngày”. Chị Cúc đã gắn bó với nghề 17 năm. Dù thu nhập ít, nhưng nghề thu mua phế liệu giúp chị có chi phí lo cho con đi học, chi tiêu trong gia đình hằng ngày. Những người làm nghề cũng có khi gặp những rủi ro như tai nạn xe hoặc đôi khi bị lỗ vốn...

Để đi thu mua phế liệu, mỗi người tự chế phương tiện “đồ nghề”, có người làm quang gánh, người có chút ít tiền thì có thêm xe đạp và chiếc thùng để kéo. Người “sang” hơn thì dùng xe máy gắn thùng để đi được nhiều nơi, chở được nhiều hàng. Bà Hồ Thị Kim Tiến (70 tuổi) ngụ tổ 20, phường Hòa Thuận, TP.Cao Lãnh có hơn 20 năm đi mua phế liệu bằng đôi quang gánh cho biết: “Mỗi ngày mua giấy vụn gánh được khoảng 13kg, còn nhiều hơn thì thuê xe lôi chở giúp vì tôi không gánh nổi. Trừ tiền xe lôi còn lời được vài chục ngàn đồng. Nhà tôi nghèo nên không biết chọn nghề gì để làm. Những hôm hết tiền vốn thì lại vựa ứng trước, sau đó đi mua về cân cho vựa rồi trừ tiền mượn...”.

Đa số người thu mua inox phế liệu dạo thường là người nghèo, nên các chủ vựa thường cho họ mượn tạm tiền vốn từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng. Sau khi đi mua về cấn trừ lại. Một số vựa lớn cảm thương hoàn cảnh của những người thu phế liệu dạo thường dành ít tiền thưởng Tết chia sẻ khó khăn. Bà Tiến cho biết thêm: “Biết hoàn cảnh của chị em đi thu mua vất vả nên cuối năm chủ thường cho vài trăm ngàn gọi là tiền lì xì Tết. Cầm tiền trên tay, chị em vui mừng lắm. Làm nghề hơn 20 năm, tôi chỉ mong muốn có được vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng để làm vốn đi mua phế liệu hàng ngày...”.
 
Top