Từ ngày 09/09/2019 thì ứng dụng gọi xe Vato chính thức ra mắt dịch vụ giao hàng đây là dịch vụ kết nối và giao kết hợp đồng điện tử qua ứng dụng VATO giữa Khách hàng và Lái xe để cung cấp dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa bằng xe gắn máy.Dịch vụ này tương tự các dịch vụ trên thị trường mà các ứng dụng gọi xe như Grab, Go-Viet, be đang cung cấp là GrabExpress, Go-Send, beDelivery .
Hiện tại dịch vụ giao hàng của Vato đã có thể hoạt động tuy nhiên cũng tương tự như Go-Send và beDelivery thì Vato giao hàng hiện chưa có dịch vụ thu hộ tiền COD.
Nhân dịp ra mắt dịch vụ này thì Vato hiện tại cũng tung khuyến mãi khá hấp dẫn là đồng giá 9.000đ cho các chuyến giao hàng dưới 5km Techbike cũng có trải nghiệm thử dịch vụ.
Trước khi Vato ra mắt dịch vụ giao hàng thì cách đó hơn 1 tháng thì ứng dụng gọi xe be cũng ra mắt 2 dịch vụ giao hàng là beDelivery và beExpress.Trong đó beDelivery được biết đến là dịch vụ giao hàng dựa trên nhu cầu của khách hàng ứng dụng be giúp kết nối những khách hàng có nhu cầu gửi hàng hóa, bưu phẩm tới các đối tác tài xế beBike còn beExpress là dịch vụ giao hàng hướng tới các khách hàng là doanh nghiệp thương mại, kinh doanh thương mại điện tử.
Điều đặc biệt hơn nữa là trong lần cập nhật ứng dụng Vato này thì một số tính năng mới lại xuất hiện trong đó 2 tính năng chính khác là đặt vé xe Phương trang và dịch vụ Giao đồ ăn, hiện tại 2 tính năng này chưa có thể sử dụng được tuy nhiên trong tương lai có thể Vato sẽ triển khai.
Trước đây không lâu techbike đã từng có thông tin về rò rĩ hợp đồng thỏa thuận giữa quán ăn với Vato để cho thấy dịch vụ giao đồ ăn sẽ là mảng thị trường mà ứng dụng gọi xe này nhắm tới trong tương lai.
Bên cạnh đó ứng dụng gọi xe be cũng từng thông báo rằng sẽ ra mắt dịch vụ giao đồ ăn beFood trong năm nay để làm đa dạng hệ sinh thái của mình.Như vậy thị trường giao đồ ăn hiện đang chịu sự kiểm soát thị phần của các thương hiệu như: GrabFood, Now, Go-Food và Baemin thì sắp tới sẽ có thêm Vato và be.
Food là mảng dịch vụ đem lại lợi nhuận lớn và ít bị lỗ nhất so với dịch vụ gọi xe bởi các hãng sẽ thu chiết khấu của 2 bên đó là nhà hàng và đối tác.Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của thị trường này cũng cho thấy miếng bánh hàng chục triệu USD không phải ai cũng có thể chiếm phần.
Tương tự những mảng kinh doanh hấp dẫn như thương mại điện tử, gọi xe hay thanh toán, giao nhận đồ ăn cũng chứng kiến cuộc đua "đốt tiền" để giành giật thị phần, khi mà yếu tố lôi kéo người dùng đến một ứng dụng là các chương trình khuyến mãi vài chục phần trăm đi kèm.
Báo cáo tài chính của Foody - doanh nghiệp đứng sau ứng dụng gọi món Now - ghi nhận khoản lỗ hơn 430 tỷ đồng trong năm 2018, gần 4 lần so với mức lỗ năm 2017 và hơn 10 lần so với năm 2016. Lỗ lũy kế đến cuối năm 2018 của doanh nghiệp này ở mức gần 612 tỷ đồng, trong khi năm 2016 - thời điểm trước khi bán cổ phần cho SEA - doanh nghiệp này mới lỗ lũy kế hơn 67 tỷ đồng.
Nói thêm về việc ứng dụng Vato sẽ cho phép khách hàng mua vé xe Phương trang ngay trên ứng dụng bởi đơn giản Phương trang chính là người đã mua lại ứng dụng Vato.Tuy nhiên Vato đã tận dụng được lợi thế của mình là hệ sính thái khách hàng vô cùng lớn từ dịch vụ vận tải hành khách đường dài của mình đó là việc cho phép khách hàng mua vé và đặt trước xe Vato để khi ra bến hoặc đến bến bãi sẽ có sẵn lái xe đưa đón.
Và đương nhiên tại các bến bãi của Phương trang thì chỉ cho phép các tài xế của hãng này là Vato đưa đón.
Điều này giống như việc khi bạn đặt vé máy bay hoặc book khách sạn trên các ứng dụng trực tuyến như Agoda, Booking, Traveloka... sẽ thấy tùy chọn đón bạn tại sân bay.Và đây cũng chính là điểm mạnh của ứng dụng gọi xe Vato mà hiện tại không ứng dụng nào có được.
Vato là dịch vụ gọi xe tiền thân với tên gọi là ViVu về sau được Công ty CP xe khách Phương Trang mua lại và đổi tên thành Vato (Vận tải thông suốt) và được cho là đầu tư 2200 tỉ đồng (100 triệu USD) để phát triển, kế hoạch mua lại được công bố ngay sau khi Uber rút khỏi thị trường Việt Nam và bán mình cho Grab.
Kể từ khi Vato hoạt động thì ứng dụng này liên tục bị gián đoạn và rất ít khi quảng cáo, thông tin đến khách hàng khiến hoạt động của ứng dụng này rất mờ nhạt.Kể từ giữa tháng 07/2019 thương hiệu này bắt đầu tung các chương trình khuyến mãi đồng giá cho khách hàng và thưởng cho tài xế để thu hút người dùng.
Như vậy tại thị trường gọi xe Việt Nam thì chỉ có Grab, Go-Viet là thuộc doanh nghiệp nước ngoài quản lý còn lại các ứng dụng như be, Vato và Fastgo đang là các thương hiệu trong nước vì hi vọng trong tương lai các ứng dụng gọi xe này sẽ giành được chỗ đứng riêng cho mình và cũng như thực hiện được mục tiêu Người Việt ủng hộ hàng Việt.
Hiện tại dịch vụ giao hàng của Vato đã có thể hoạt động tuy nhiên cũng tương tự như Go-Send và beDelivery thì Vato giao hàng hiện chưa có dịch vụ thu hộ tiền COD.
Nhân dịp ra mắt dịch vụ này thì Vato hiện tại cũng tung khuyến mãi khá hấp dẫn là đồng giá 9.000đ cho các chuyến giao hàng dưới 5km Techbike cũng có trải nghiệm thử dịch vụ.
Điều đặc biệt hơn nữa là trong lần cập nhật ứng dụng Vato này thì một số tính năng mới lại xuất hiện trong đó 2 tính năng chính khác là đặt vé xe Phương trang và dịch vụ Giao đồ ăn, hiện tại 2 tính năng này chưa có thể sử dụng được tuy nhiên trong tương lai có thể Vato sẽ triển khai.
Trước đây không lâu techbike đã từng có thông tin về rò rĩ hợp đồng thỏa thuận giữa quán ăn với Vato để cho thấy dịch vụ giao đồ ăn sẽ là mảng thị trường mà ứng dụng gọi xe này nhắm tới trong tương lai.
Bên cạnh đó ứng dụng gọi xe be cũng từng thông báo rằng sẽ ra mắt dịch vụ giao đồ ăn beFood trong năm nay để làm đa dạng hệ sinh thái của mình.Như vậy thị trường giao đồ ăn hiện đang chịu sự kiểm soát thị phần của các thương hiệu như: GrabFood, Now, Go-Food và Baemin thì sắp tới sẽ có thêm Vato và be.
Food là mảng dịch vụ đem lại lợi nhuận lớn và ít bị lỗ nhất so với dịch vụ gọi xe bởi các hãng sẽ thu chiết khấu của 2 bên đó là nhà hàng và đối tác.Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của thị trường này cũng cho thấy miếng bánh hàng chục triệu USD không phải ai cũng có thể chiếm phần.
Tương tự những mảng kinh doanh hấp dẫn như thương mại điện tử, gọi xe hay thanh toán, giao nhận đồ ăn cũng chứng kiến cuộc đua "đốt tiền" để giành giật thị phần, khi mà yếu tố lôi kéo người dùng đến một ứng dụng là các chương trình khuyến mãi vài chục phần trăm đi kèm.
Báo cáo tài chính của Foody - doanh nghiệp đứng sau ứng dụng gọi món Now - ghi nhận khoản lỗ hơn 430 tỷ đồng trong năm 2018, gần 4 lần so với mức lỗ năm 2017 và hơn 10 lần so với năm 2016. Lỗ lũy kế đến cuối năm 2018 của doanh nghiệp này ở mức gần 612 tỷ đồng, trong khi năm 2016 - thời điểm trước khi bán cổ phần cho SEA - doanh nghiệp này mới lỗ lũy kế hơn 67 tỷ đồng.
Nói thêm về việc ứng dụng Vato sẽ cho phép khách hàng mua vé xe Phương trang ngay trên ứng dụng bởi đơn giản Phương trang chính là người đã mua lại ứng dụng Vato.Tuy nhiên Vato đã tận dụng được lợi thế của mình là hệ sính thái khách hàng vô cùng lớn từ dịch vụ vận tải hành khách đường dài của mình đó là việc cho phép khách hàng mua vé và đặt trước xe Vato để khi ra bến hoặc đến bến bãi sẽ có sẵn lái xe đưa đón.
Và đương nhiên tại các bến bãi của Phương trang thì chỉ cho phép các tài xế của hãng này là Vato đưa đón.
Điều này giống như việc khi bạn đặt vé máy bay hoặc book khách sạn trên các ứng dụng trực tuyến như Agoda, Booking, Traveloka... sẽ thấy tùy chọn đón bạn tại sân bay.Và đây cũng chính là điểm mạnh của ứng dụng gọi xe Vato mà hiện tại không ứng dụng nào có được.
Vato là dịch vụ gọi xe tiền thân với tên gọi là ViVu về sau được Công ty CP xe khách Phương Trang mua lại và đổi tên thành Vato (Vận tải thông suốt) và được cho là đầu tư 2200 tỉ đồng (100 triệu USD) để phát triển, kế hoạch mua lại được công bố ngay sau khi Uber rút khỏi thị trường Việt Nam và bán mình cho Grab.
Kể từ khi Vato hoạt động thì ứng dụng này liên tục bị gián đoạn và rất ít khi quảng cáo, thông tin đến khách hàng khiến hoạt động của ứng dụng này rất mờ nhạt.Kể từ giữa tháng 07/2019 thương hiệu này bắt đầu tung các chương trình khuyến mãi đồng giá cho khách hàng và thưởng cho tài xế để thu hút người dùng.
Như vậy tại thị trường gọi xe Việt Nam thì chỉ có Grab, Go-Viet là thuộc doanh nghiệp nước ngoài quản lý còn lại các ứng dụng như be, Vato và Fastgo đang là các thương hiệu trong nước vì hi vọng trong tương lai các ứng dụng gọi xe này sẽ giành được chỗ đứng riêng cho mình và cũng như thực hiện được mục tiêu Người Việt ủng hộ hàng Việt.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: