Vì sao Tiki và Sendo sáp nhập?

lengochang

Tài xế Bạc
Thành viên BQT
TIKI với Sendo đã hợp tác với nhau trong một thương vụ lịch sử của ngành hàng thương mại điện tử. Nếu hợp nhất, tổng lượng truy cập của hai sàn sẽ vượt qua qua Shopee và Lazada trong bảng xếp hạng lượt truy cập. Thực chất, đối thủ mạnh nhất của sàn thương mại hợp nhất là này là cái tên Shopee, còn Lazada có vẻ như đang hụt hơi dần dần.

Vì sao Tiki sáp nhập với Sendo?

TIKI với Sendo đều có các cổ phẩn sở hữu đa số bởi những đơn vị đến từ Việt Nam, đó lần lượt là VNG và FPT. Mặc dù đều là hai trong số những doanh nghiệp công nghệ phát triển bậc nhất Việt Nam, nhưng so với những nguồn vốn khổng lồ từ Alibaba, JD, thì những đơn vị này vẫn chỉ như muối bỏ bể.

TIKI có điểm cốt lõi là dịch vụ TIKI Now, hướng đến đối tượng trẻ thành thị. Sendo phát triển mạnh ở mảng nông thôn, khách hàng bình dân. Hai định hướng này nếu hợp lại chắc chắn sẽ tạo ra được một điểm đối trọng với Shopee - vốn làm tốt ở cả hai mảng và có hệ thống đại lý, nhà bán, cửa hàng rộng khắp. Hiện nay theo iPrice, Sendo là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập đứng thứ 2, TIKI đứng thứ 4 Việt Nam.
Hiện nay chưa chắc rằng TIKI và Sendo sẽ trở thành một sàn thương mại điện tử hợp nhất (bỏ 2 cái tên này và sẽ trở thành một cái tên khác) hay thuộc sẽ thuộc sở hữu chung của một doanh nghiệp được góp vốn như là một bên thứ ba.
Được biết, đứng đằng sau hai gã khổng lồ TIKI và Sendo, ngoài VNG và FPT thì được đạo diễn bởi hai quái vật là JD - đối thủ của Alibaba tại thị trường Trung Quốc và Softbank - vừa là nhà đầu tư của Alibaba, đang sở hữu quỹ đầu tư mạo hiểm lớn bậc nhất thế giới là Vision Fund.
Mục tiêu chính của thương vụ này là tạo ra một siêu sàn thương mại điện tử số 1, cạnh tranh với Shopee, sau đó mục tiêu là tiến ra khu vực, mở rộng ảnh hưởng sang các quốc gia Đông Nam Á khác. Dự toán, để đạt mục tiêu này, JD và Softbank dự kiến sẽ bơm không dưới 3 tỷ USD trong thời gian tới cho sàn hợp nhất này.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á. Có tổng giá trị ước tính đạt 153 tỷ USD vào năm 2025, chỉ sau Indonesia. Mặc dù có số dân chỉ bằng 1/3 so với Indonesia nhưng tổng giá trị thương mại điện tử chỉ thua Indonesia khoảng 30%.
Đây là một thương vụ "đốt tiền", và rõ ràng người hưởng lợi nhất là người tiêu dùng, theo dự báo cá nhân, rất có thể phải mất một thập kỷ nữa, để cuộc chơi này tạm đi vào bão hòa và các sàn mới bắt đầu có lãi.
 
Top