CL cũng bị gò bụng từ tuần 25-26. Bụng cứng ngắc, đi lại rất khó khăn. Gặp BS người Việt thì họ cũng chỉ khám qua loa, bảo nghỉ ngơi, tránh QHTD và cho uống thuốc (Spasfon). BS Tây khi nghe mình nói bụng bị gò là thăm khám bên trong rất kỹ, cho theo dõi cơn gò bằng máy trong vòng khoảng 30' để xem số lượng cơn gò mạnh hoặc nhẹ thế nào. Nếu cơn gò nhiều và mạnh thì chắc chắn sẽ phải nằm nghỉ và theo dõi bởi BS, nếu số lượng cơn gò ít và nhẹ thì có thể về nhà, cũng phải hạn chế đi lại, làm việc nặng và uống thuốc khi cần.
Nữ hộ sinh và BS Tây đều hướng dẫn mình cách phân biệt cơn gò và khi em bé cử động. Nếu khi thấy bụng cứng, các mẹ hãy đặt bàn tay mình lên vùng xung quanh rốn (rún), nếu thấy cứng thì đó là cơn gò, lúc đó toàn bộ vùng bụng đều căng. Nếu vùng rốn vẫn mềm, các chỗ khác trên bụng chỗ cứng, chỗ mềm thì các mẹ yên tâm nhé, đó không phải là cơn gò tử cung mà chỉ là do em bé vận động, đẩy mông, đầu hoặc lưng ra sát thành bụng của mẹ mà thôi.
Thường thì với các mẹ đi làm, phải ở tư thế ngồi trong 1 khoảng thời gian dài thì đến khoảng 3,4 giờ chiều là bụng căng và rất mệt, CL cũng bị như vậy, lúc đó thì chịu khó đừng đi lại quá nhiều, đợi tới giờ về nhà thì tranh thủ nghỉ ngơi. Lo lắng quá về các cơn gò tử cung cũng làm cho tình trạng nặng hơn, chỉ nên chú ý theo dõi và uống thuốc để hạn chế các cơn gò.
Dù sao, theo lời BS, nếu khi các bà mẹ cảm thấy không yên tâm thì nên đến gặp BS ngay, cẩn tắc vô áy náy, các mẹ ạ.