Sau 10 tháng khởi kiện Grab bồi thường cho Vinasun 4,8 tỷ đồng

grab-den-bu-4,8-ty-dong-cho-vinasun..jpg


Vào ngày 03/05/2017 Vinasun đã khởi kiện tại TAND TP.HCM để đòi Grab bồi thường thiệt hại 41,2 tỉ đồng vì doanh nghiệp này cho rằng do sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh taxi do phía Grab gây ra.Vụ án đã được TAND TP.HCM đưa ra xét xử ngày vào ngày 06/02/2018 nhưng sau đó đã có quyết định tạm đình chỉ để chờ thu thập chứng cứ tài liệu từ các cơ quan có liên quan.

Và tiếp sau đó là hàng loạt các phiên toàn tranh luận giữa Grab và Vinasun nhưng không thành 2 bên vẫn giữ nguyên quan điểm,Vinasun cho rằng Grab là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, không phải doanh nghiệp kinh doanh công nghệ như đề án 24. Vinasun cho rằng dù Grab tự nhận là công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải nhưng thực chất là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi.Grab đã lợi dụng quyết định 24 để điều hành dịch vụ vận tải taxi: thu tiền cước, quản lý tài xế, quyết định mức chiết khấu, thưởng phạt với tài xế,…Grab thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, trong đó có cả cuốc xe 0 đồng từ đó khoản lợi nhuận của VNS bị giảm sút hơn 41 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017.
Về phía Grab, hãng này bác bỏ quan điểm trên và cho rằng Grab vào Việt Nam là được sự cho phép của Chính phủ. Hiện chính phủ xem xét để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Grab theo mô hình nào.Hãng này khẳng định cung cấp dịch vụ công nghệ cho công ty taxi chứ không kinh doanh vận tải. Cũng như Vinasun Grab cũng đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh vì không biết sẽ chọn kinh doanh nào nhưng không sử dụng lĩnh vực đó.

Sau khi kéo dài hơn 9 tháng trải qua rất nhiều lần tạm dừng thì sang 30/11 Grab và Vinasun muốn hòa giải nên tòa tạm dừng xử để cho 2 bên tự hòa giải.Lúc này Grab đề nghị mua lại cổ phần với giá chênh lệch 65 tỷ đồng nhưng phía Vinasun không chấp nhận vì muốn "đòi lại môi trường kinh doanh lành mạnh".
Chính vì thế hôm nay 28/12 tòa án tiếp tục mở phiên xét xử và lần này HĐXX khẳng định không có căn cứ đồng ý toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun và Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng.
Xét hoạt động của Grab, tòa án cho rằng Grab đã trực tiếp kinh doanh taxi, điều chỉnh giá bán, khuyến mãi, thưởng điểm cho tài xế,…Grab cho rằng tài xế thuộc Hợp tác xã quản lý nhưng phải thừa nhận Grab có xử phạt tài xế trong khi Đề án 24 không cho phép Grab làm điều này.

Với tài xế khi đăng ký làm cho Grab, họ hoàn toàn làm việc với Grab chứ không có đơn vị vận tải nào. Điều này tòa nhận định dựa vào biên bản lời khai của đơn vị vận tải và tài xế.

HĐXX cho rằng nếu Grab là đơn vị cung ứng dịch vụ kết nối thì không có lý do gì Grab đứng ra mua bảo hiểm cho lái xe. Khi khách hàng gọi xe thì khách hàng chi trả vào tài khoản của Grab, điều này cho thấy chi phí này thuộc về phần mềm dịch vụ của Grab chứ không phải đơn vị kinh doanh vận tải.

Tại tòa, HĐXX có hỏi Grab về mức chiết khấu về quãng đường khác nhau trong khi cùng một điều kiện nhưng Grab không trả lời được. Điều này cho thấy Grab chủ động điều chỉnh mức chiết khấu. Giao dịch của Grab không phải là hợp đồng điện tử như Grab nói, bởi vì không có điều khoản cơ bản, quyền nghĩa vụ của hai bên, chữ ký của các chủ thể, không có phương thức giải quyết tranh chấp,...

Từ những điều này cho thấy việc Grab cho rằng công ty này chỉ hoạt động cung ứng phần mềm là không có cơ sở chấp nhận. Hoạt động Grab đã và đang thực hiện là hoạt động kinh doanh vận tải taxi.

Tòa cũng dẫn chứng vụ kiện đối với Uber tại Tòa Công lý Châu Âu, với phán quyết theo hướng Uber cũng là công ty kinh doanh dịch vụ vận tải. HĐXX nhận định Grab vị phạm Nghị định 86 về kinh doanh vận tải bằng ôtô, Đề án 24, Luật Thương mại,... Bởi Grab chỉ được phép cung ứng dịch vụ kết nối nhưng lại trực tiếp kinh doanh vận tải taxi. Đây là hành vi có lỗi của Grab, vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật.

Việc Vinasun khởi kiện cho rằng thời gian qua Grab kinh doanh vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Vinasun là có căn cứ. Tuy nhiên, cần xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của Grab và hậu quả gây ra. Việc chọn công ty giám định thiệt hại của tòa là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật.
Công ty Quốc Việt hỗ trợ Công ty Cửu Long giám định một số phần, tòa cho biết có cơ sở, không vi phạm pháp luật. Xét tranh chấp Vinasun - Grab là tranh chấp bồi thường ngoài hợp đồng, hành vi có lỗi của Grab đã được chứng minh. Còn về thiệt hại, dựa vào kết quả giám định đều cho thấy có thiệt hại với Vinasun, có nguyên nhân do Grab gây ra.

Về mối quan hệ nhân quả, dựa vào tài liệu thu thập cho thấy từ đầu năm 2016, số lượng xe đăng ký phù hiệu xe hợp đồng của Grab tăng đột biến, số lượng xe nằm bãi và kinh doanh của Vinasun ngày càng giảm. Điều này cho thấy có mối quan hệ nhân quả giữa việc xuất hiện của Grab với thiệt hại của Vinasun; có sự sụt giảm doanh thu của Vinasun do Grab.

Tuy nhiên, đối với phần giảm giá trị vốn hóa của Vinasun, tòa nhận thấy sự sụt giảm đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không thể tách biệt giữa phần nào do Grab gây ra, phần nào do yếu tố khác. Do đó, HĐXX không có căn cứ chấp nhận toàn bộ yêu cầu khỏi kiện của Vinasun. Tòa chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu Grab bồi thường 4,8 tỷ đồng; bác bỏ yêu cầu đòi Grab 36,3 tỷ đồng.

Đồng thời, VKS sẽ báo cáo đề xuất với VKSND Tối cao để có kiến nghị Bộ GTVT, các bộ ngành có liên quan xây dựng lại khung pháp lý về việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải tạo sự công bằng cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách.

Theo Hoài Thanh
Zing News​
 

hoangnam

Moderator trial
Thành viên BQT
Không những phạt 4.8 tỷ đâu anh e :p:p

hoipFx2.jpg
 

gentlemagic

Tài xế mới
Grab có xử phạt tài xế trong khi Đề án 24 không cho phép Grab làm điều này.

Ghét thằng Grab vì nó làm ăn thất đức bố láo, đưa ra xử phạt này nọ kiếm tiền mồ hôi xương máu từ chính các tài xế của nó. Thằng Grab này phải quản chặt không nó đì tài xế hơn con ch*.
 
Top