Ứng dụng gọi xe FastGo kêu gọi được hơn 70 tỷ đồng từ VinaCapital để cạnh tranh thị phần

FastGo vừa được tập đoàn VinaCapital rót vốn hơn 3 triệu USD tương đương hơn 70 tỷ đồng trong dự án quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures có quy mô 100 triệu USD và không có thời hạn thoái vốn, cụ thể Lovigan và Fastgo là 2 startup được quỹ đầu tư VinaCapital Ventures rót vốn đầu tiên.

fastgo-dau-tu-boi-vinacaptal.jpg

VinaCapital được thành lập vào năm 2003, VinaCapital là một trong những công ty quản lý đầu tư và phát triển bất động sản hàng đầu của Việt Nam, với danh mục đầu tư đa dạng trị giá 1,8 tỷ USD về tài sản được quản lý. VinaCapital là mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà đầu tư bằng cách sử dụng kinh nghiệm và kiến thức của chúng tôi để xác định các xu hướng và cơ hội nổi lên khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển
Logivan là một startup mới được thành lập vào tháng 9/2017. Đây là một ứng dụng dựa trên nền tảng vận tải đường bộ của Việt Nam. Logivan hy vọng sẽ giảm sự thiếu hiệu quả trong thị trường vận tải đường bộ Việt Nam trị giá trên 23 tỷ USD.Logivan phát triển giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp tìm kiếm và quản lý xe tải online, kết nối mạng lưới hàng nghìn xe tải với giá cạnh tranh.

Fastgo là ứng dụng gọi xe Made in Việt Nam được được phát triển bởi Công ty cổ phần công nghệ MPOS, thuộc hệ sinh thái Tập đoàn công nghệ Nexttech.Nexttech là một trong những tập đoàn về công nghệ thông tin, hiện tại là những tập đoàn đi đầu về thanh toán, thương mại điện tử và hậu cần Logistic với 40.000 khách hàng sử dụng.

Vừa qua trong buổi ra mắt tại Hồ Chí Minh thì CEO Nguyễn Hữu Tuất nói rằng: FastGo sẽ đặt mục tiêu chiếm từ 30 - 40% thị trường gọi xe tại Việt Nam trong 2 năm.Hiện tại hãng này được được đầu tư hơn 30 tỷ đồng từ nhà đầu tư chiến lược là MPOS và khoản đầu tư mới nhất là hơn 3 triệu tương đương là 70 tỷ đồng tiếp theo đến từ VinaCapital.

fastgo-hop-tac-voi-vinacaptal.jpg

Cụ thể Fastgo được nhận khoản đầu tư với quy mô từ 2 đến 10 triệu USD, có thể đầu tư ít hơn trong trường hợp trở thành NĐT chiến lược, đồng thời dự án có khả năng kêu gọi cùng kêu gọi đầu tư với mạng lưới lớn hơn. Có thể thông qua hai hình thức, (1) đầu tư mạo hiểm thông thường và (2) tạo ra các liên doanh với các đơn vị chủ chốt.Con số 3 triệu USD phía trên chưa chính xác bởi VinaCapital sẽ rót vốn dần trong tổng số 100 triệu USD trong quỹ VinaCapital Ventures.

Nói về FASTGO thì theo số liệu mới nhất từ tháng 08/2018 thì Fastgo đã tuyển dụng được hơn 15.000 đối tác xe ô tô và xe máy tại Tp.HCM và Hà Nội, đơn vị đã kết nối thành công hơn 15.000 chuyến đi.
Trong năm 2018 và đầu năm 2019 hãng sẽ sẽ phát triển trên 8 thành phố hiện tại hãng này đã triển khai xong hệ thông tại thành phố Hà Nội và trong tháng 8 này sẽ là thành phố Hồ Chí Minh.Sau đó tiếp tục mở rộng ra các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Nha Trang, Vinh, Hải Phòng, Cần Thơ.

fastgo-vtc.jpg

Vừa qua hãng này cũng đẩy mạng quảng cáo, truyền thông ứng dụng của mình trên các phương tiện truyền thông như: VOV giao thông, trên truyền hình...Kèm theo đó là các chương trình thưởng hấp dẫn cho tài xế lên 400.000đ/ngày đồng thời tung ra các mã giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng đặt xe trên ứng dụng FastGo.

Trả lời cho sự khác biệt giữa FastGo và các hãng gọi xe công nghệ khác như Grab, Go-Viet...để hãng này có thể thu hút được khách hàng và tài xế thì CEO Nguyễn Hữu Tất nói rằng:
Mô hình kinh doanh, tức ý tưởng là như nhau tuy nhiên điều làm nên thành công của kinh doanh theo vị này không phải là ý tưởng, mà là cách làm và tầm nhìn, hai thứ này Fastgo rất tự tin.
Với khách hàng sử dụng FastGo sẽ được cam kết và đảm bảo mức giá ổn định , minh bạch và cạnh tranh trên thị trường.Đồng thời kèm theo gói bảo hiểm trị giá 200 triệu đồng từ PTI mà chưa hãng gọi xe nào áp dụng.
Về phía tài xế thì hãng này sẽ không thu chiết khấu ứng dụng thay vào đó là thu phí theo thu nhập, cụ thể những tài xế có danh thu dưới 100.000đ/ngày thì đều miễn phí chiết khấu và nếu có danh thu từ 400.000đ trở lên thì cũng chỉ phải đóng 30.000đ/ngày (chứ đến 7.5%).
Ngoài ra trên ứng dụng FastGo sẽ tích hợp các dịch vụ giá trị gia tăng để giúp các đối tác của họ tăng thêm thu nhập ví dụ việc giới thiệu bảo hiểm cho khách hàng đi xe.Điều ngày có nghĩa là khi các đối tác ngoài việc phục vụ khách hàng thì có thể tham gia vào hệ sinh thái của Nextech, Mpos cung cấp để có thêm nguồn thu nhập.

Thị trường gọi xe công nghệ tại Việt Nam hiện tại đang nóng lên hàng ngày khi mà các hãng gọi xe liên tục ra mắt cũng tìm mọi cách quảng bá để thu hút được lượng khách hàng cho mình.Nỗi bật trong đó là Go-Viet khi vừa chỉ ra mắt 1 ngày đã chiếm hơn 10% thị phần gọi xe tại TP.HCM, cho đến hiện tại thì lượng tài xế tham gia Go-Viet ngày càng đông khi văn phòng GO-VIET luôn trong tình trạng quá tải.
Grab và Go-Viet cũng đang cạnh tranh nhau khốc liệt trong việc thưởng cho tài xế và khách hàng.
Hệ lụy của việc này là các hãng gọi xe công nghệ khác ở thế yếu hơn sẽ dần bị bỏ rơi khỏi cuộc chiến đơn của là ứng dụng Aber vừa ra thông báo tạm ngưng hoạt động ứng dụng và chưa rõ về ngày hoạt động trở lại.

Với sự cạnh tranh khốc liệt như vậy thì liệu hãng gọi xe FASTGO có giành được thị phần như trong mục tiêu 2 năm của mình không là một câu hỏi bí ẩn?
 

qdtoday

Tài xế Bạc
Lên CH Play thấy ăn toàn 1 sao, thấy nản. Mấy app của VN lúc nào cũng tồn tại nhiều lỗi. Ra mắt tại thời điểm go-viet xuất hiện là bậy rồi.
 

CHENG

Administrator
Thành viên BQT
Lên CH Play thấy ăn toàn 1 sao, thấy nản. Mấy app của VN lúc nào cũng tồn tại nhiều lỗi. Ra mắt tại thời điểm go-viet xuất hiện là bậy rồi.
GO-JEK có 500 triệu USD đầu tư cho Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Philippines, FastGo có 3 triệu USD đầu từ cho Việt Nam :)
Grab cũng vừa có 1 triệu USD cho thị trường Đông Nam Á (8 nước).
Dù cạnh tranh như thế nào đi nữa thì vẫn là tin vui vì thì tài xế và khách hàng lại lợi :love::love:
 
Top